Chuẩn đầu ra
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1335/QĐ-ĐVTDT ngày 02 tháng 11 năm 2021

của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành đào tạo:  Công nghệ truyền thông (Communication Technology)

2. Mã ngành:        7320106

3. Chứng nhận kiểm định:  chưa kiểm định chất lượng

4. Trình độ đào tạo:        Đại học

5. Loại hình đào tạo:       Chính quy

6. Điều kiện tuyển sinh: 

- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).

- Phạm vi tuyển sinh: cả nước

- Hình thức tuyển sinh: Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; Đề án tuyển sinh của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Điều kiện tốt nghiệp:

Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của CTĐT, đạt chuẩn đầu ra của CTĐT;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định của trường (Tiếng Anh bậc 3 theo Khung 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014; Chứng chỉ tin học theo Thông tư 03/2014).

- Có chứng chỉ GDQPAN và hoàn thành học phần GDTC.

- Có đơn gửi Phòng Quản lý Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp (đối với những sinh viên tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học, hoặc chưa muốn tốt nghiệp vì có nhu cầu học cải thiện để nâng hạng xếp loại tốt nghiệp).

8. Văn bằng tốt nghiệp:   Cử nhân Công nghệ truyền thông

9. Đơn vị cấp bằng:  Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu tổng quát:

      Đào tạo cử nhân Công nghệ truyền thông có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu; có kỹ năng tư duy sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động công nghệ truyền thông; có trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc đa văn hóa; có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng góp phần đưa công nghệ truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- PO1: Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn; về pháp luật Việt Nam, về quốc phòng an ninh; kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành Công nghệ truyền thông để giải quyết các vấn đề chuyên môn tại các đơn vị, tổ chức.

- PO2: Áp dụng được kiến thức nền tảng về quy trình sản xuất và các kỹ năng quản trị sản xuất các sản phẩm truyền thông; có năng lực sản xuất; kinh doanh và có khả năng tư duy độc lập trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm truyền thông.

- PO3: Hình thành năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm; khả năng thích ứng trong điều kiện làm việc thay đổi; phương pháp nghiên cứu khoa học trong công việc chuyên môn và nghiên cứu.

- PO4: Hình thành được năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp. Hình thành năng lực phẩm chất cá nhân và định hướng phát triển nghề nghiệp trong các hoạt động truyền thông, có khả năng làm việc độc lập tại các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu, xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai, đánh giá và phát triển chương trình truyền hình, phim, quảng cáo… 

III. NỘI DUNG CHUẨN ĐẦU RA

1.  Kiến thức

- PLO1.1: Áp dụng được kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn  để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ truyền thông.

- PLO1.2: Áp dụng được hệ thống tri thức, những kiến thức liên ngành về các vấn đề xã hội, văn hóa, khoa học, luật pháp và các khoa học liên quan ứng dụng trong công nghệ truyền thông.

- PLO1.3: Áp dụng được kiến thức ngành vào việc phát triển, ứng dụng, tích hợp trong việc xác định nội dung, phương pháp tổ chức, đánh giá hoạt động truyền thông.

2. Kỹ năng

- PLO2.1: Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp,kỹ năng giao tiếp ứng xử và năng lực chuyên môn trong các hoạt động nghiệp vụ.

- PLO2.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ truyền thông và thực hiện các sản phẩm Công nghệ truyền thông; có khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học; biết kết hợp làm việc giữa cá nhân và tập thể trong quy trình sản xuất những sản phẩm truyền hình số đa phương tiện.

- PLO2.3: Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ để giaỉ quyết tốt các vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực công nghệ truyền thông. Có khả năng vận dụng kiến thức để nêu, trình bày, triển khai và thực thi các ý tưởng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

- PLO3.1: Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, phát hiện và giải quyết một số các vấn đề về mặt kỹ thuật liên quan đến công nghệ truyền thông, tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và đối với sản phẩm do mình tạo ra.

- PLO3.2: Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động lập kế hoạch điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ ngành công nghệ truyền thông đã được đào tạo. Có ý thức trách nhiệm và tự chủ với công việc được giao.

- PLO3.3: Khả năng tự định hướng, lập kế hoạch, thích nghi với các môi trường, hoàn cảnh làm việc với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với định hướng nghề nghiệp. Tự chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả công việc theo kế hoạch đã lập ra.

4. Năng lực

- PLO4.1: Năng lực phản biện kiến thức cũ, lạc hậu; hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện đổi mới. Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tạo và thực hiện các sản phẩm Công nghệ truyền thông; có khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học.

- PLO4.2: Năng lực nghiên cứu, quan sát tìm kiếm kiến thức mới, ứng dụng các kỹ thuật, công cụ mới và thành thạo các kỹ năng để giải quyết những vấn đề chuyên môn của ngành vào thực tiễn. Có khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng, từ đó triển khai các ứng dụng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế hoạt động công nghệ truyền thông.

- PLO4.3: Năng lực đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với thực tiễn.

IV. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Làm việc tại các cơ quan truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông, công ty quảng cáo, báo chí… hay mở các doanh nghiệp truyền thông.

- Làm cán bộ nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông (chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web, ứng dụng di động).

- Làm chuyên viên kinh doanh tài trợ, kinh doanh quảng cáo, thời lượng phát sóng, bản quyền phim, chương trình, kênh.

- Làm chuyên viên Marketing cho phim ảnh, chương trình, biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn, nhà xuất bản, kênh truyền hình... chuyên viên thiết kế website, chuyên viên quản lý trang thông tin điện tử cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hành chính.

- Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Công nghệ truyền thông.

- Làm quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản); biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).

V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Học thêm ngành đại học thứ 2 những ngành có cùng các môn xét tuyển như: Công nghệ thông tin, Truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng...

- Học sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các CTĐT và tài liệu đã tham khảo, đối sánh để rà soát, điều chỉnh, xây dựng CĐR của chương trình đào tạo Đại học ngành Công nghệ truyền thông, gồm:

 1. Chương trình đào tạo

- Chuẩn đầu ra của CTĐT đại học ngành Công nghệ đa phương tiện Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

- Chuẩn đầu ra của CTĐT đại học ngành công nghệ truyền thông Trường Đại học Thái Nguyên.

- Chuẩn đầu ra của CTĐT đại học ngành truyền thông đa phương tiện Trường Đại Phương Đông.

2. Tài liệu tham khảo

- Công văn số 2196/BGDĐT- GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.

- Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyết định số 1330/QĐ-ĐVTDT ngày 01/11/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Nguồn tin: Phòng Quản lý Đào tạo
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN (02/08/22)
Hôm nay 38162
Hôm qua 45796
Tuần này 191108
Tháng này 956337
Tất cả 46239530
Browser   (Today) Chi tiết >>
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng 
Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa         Điện thoại: +(84) 2373 953 388    +(84) 2373 857 421
Email: dvtdt@dvtdt.edu.vn - Website: http://www.dvtdt.edu.vn