- Lịch sử hình thành
Khoa mỹ thuật được thành lập từ khi trường ở bậc Sơ cấp Văn hóa- Nghệ thuật (1967), Trung học Văn hóa nghệ thuật (1978), bậc Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thanh Hoá (2004), bậc Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá (2011), đến nay khoa Mỹ thuật có bề dày hơn 50 năm trong việc đào tạo bồi dưỡng các thế hệ làm công tác mỹ thuật ở trong tỉnh và khắp mọi miền của tổ quốc.
- Chức năng nhiệm vụ
Đào tạo bồi dưỡng các chuyên ngành: Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Thời trang; SP Mỹ thuật, Hội họa; từ bậc Trung cấp chuyên nghiệp đến Đại học trên phạm vi cả nước, ngoài ra còn liên kết đào tạo ở nước ngoài.
Nghiên cứu khoa học và sáng tác ở lĩnh vực mĩ thuật, mĩ thuật học ứng dụng và các lĩnh vực liên quan.
Tham mưu cho các cấp trong tỉnh và đồng tổ chức hoạt động chuyên môn lĩnh vực mỹ thuật.
- Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ giảng viên chuyên ngành gồm có 26 người.
PGS.TS: 01; TS: 04;GVC 02; ThS:18; CN:0;CV:01 (01 trưởng khoa, bí thư chi bộ; 02 trưởng bộ môn; 01 giáo vụ khoa).
- Hoạt động giáo dục
4.1. Chương trình đào tạo
Chương trình ngành học thuộc khoa quản lý về chuyên môn được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm của các nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường cũng như của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển.
- Kiến thức
Trang bị kiến thức lý thuyết chuyên sâu về mỹ thuật trong đó cụ thể ở các ngành nghề đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Mỹ thuật.
- Kỹ năng:
Trang bị kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của lĩnh vực mỹ thuật trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực mỹ thuật;
Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trang bị năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực mỹ thuật; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
4.2. Nguồn lực giảng viên
Nguồn lực giảng viên khoa Mỹ thuật được đào tạo bài bản ở các trường uy tín trong nước và nước ngoài.
- Nguồn lực CBGV chuyên ngành trong biên chế
-
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Chức vụ
|
Số điện thoại
|
1
|
Trần Việt Anh
|
1972
|
Trưởng khoa
|
090 424 0125
|
2
|
Phạm Văn Thắng
|
1977
|
Phó trưởng khoa, Trưởng BM SPMT
|
0976946978
|
3
|
Vũ Trong Thành
|
1980
|
Trưởng BM Đồ hoạ
|
090 227 2989
|
4
|
Trần Xuân Quang
|
1978
|
Trưởng BM Hội hoạ
|
098 964 2669
|
5
|
Nguyễn Hồng Thuý
|
1980
|
Trưởng BM Thiết kế thời trang
|
090 348 6296
|
6
|
Tăng Đức Vũ
|
1979
|
Giảng viên, Ql Xưởng Công nghệ may
|
083 945 6789
|
7
|
Nguyễn Hoàng Linh
|
1969
|
Giảng viên
|
090 443 2357
|
8
|
Bùi Thị Ngoan
|
1983
|
Giảng viên
|
091 512 7667
|
9
|
Mguyễn Phi Trường
|
1984
|
Giảng viên
|
091 386 2279
|
10
|
Bùi Đức Chung
|
1984
|
Giảng viên, Ql Xưởng thiết kế ĐH
|
097 799 3884
|
11
|
Mai Thu Nga
|
1984
|
Giảng viên
|
097 896 6909
|
12
|
Bùi Thị Hằng
|
1987
|
Giảng viên, QL Xưởng TKTT
|
098 691 8345
|
13
|
Trịnh Thị Cúc
|
1988
|
Thư ký khoa
|
097 322 6124
|
14
|
Nguyễn Minh Thư
|
1988
|
Giảng viên
|
090 423 9686
|
15
|
Lê Văn Tĩnh
|
1977
|
Giảng viên
|
0919755123
|
16
|
Trần Xuân Tý
|
1984
|
Giảng viên
|
0376696668
|
17
|
Nguyễn Như Hải
|
1968
|
Giảng viên
|
0912566422
|
18
|
Lê Hà Thanh
|
1988
|
Giảng viên
|
0934506507
|
19
|
Trần Đình Lộc
|
1995
|
Giảng viên
|
0989234521
|
4.3. Cơ sở vật chất
Khoa có 3 xưởng thực hành chuyên ngành với nhiều thiết bị máy phục vụ cho dạy, học, ngoài ra còn có các phòng học chức năng riêng như phòng học hình họa, phòng học trang trí, phòng học các HP lý thuyết
+ 2 xưởng thực hành thiết kế thời trang
+ 1 xưởng thực hành thiết kế đồ hoạ
+ 1 Phòng trưng bày sản phẩm dạy và học
Xưởng thực hành Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang trực thuộc khoa Mỹ thuật. Được thành lập nhằm tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong lĩnh vực nghiên cứu, thực hiện tư vấn, thi công các công trình mang tính mỹ thuật; đồng thời hợp tác nghiên cứu ứng dụng các công trình mỹ thuật với các đơn vị liên quan; chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học, các sáng tác theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du Lịch Thanh Hoá và định hướng của Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch; góp phần vào mục đích nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên - học sinh, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội, nhu cầu kinh tế quốc dân và phục vụ xã hội ngày càng phát triển.
- Xưởng có chức năng và nhiệm vụ
Tổ chức cho sinh viên học thực hành các Học phần, Tín chỉ, cũng là nơi cho CBGV tổ chức sáng tác các tác phẩm thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang, tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm nghiên cứu thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang. Ngoài các xưởng thực hành đặc thù còn có các phòng học lý thuyết, thực hành khác.
Xưởng thực hành Hội họa, Đồ họa thực hiện tư vấn, thiết kế, tổ chức sáng tác mẫu phác thảo và thi công các công trình mỹ thuật như: Tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, trưng bày bảo tàng, phòng truyền thống, sa bàn, hộp hình, trang trí nội - ngoại thất, thiết kế trình diễn thiết kế thời trang và các loại hình trang trí khác do các tác giả trong và ngoài trường sáng tác.
Hợp tác nghiên cứu ứng dụng các công trình mỹ thuật với các cá nhân, đơn vị liên quan theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du Lịch Thanh Hoá và định hướng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thực hiện các dịch vụ mỹ thuật ứng dụng như: Thiết kế, tạo mẫu các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm của các ngành theo nhu cầu trong nền kinh tế quốc dân.
Tổ chức quản lý, theo dõi, giám sát trong quá trình thi công các công trình mỹ thuật.
4.4. Liên kết đào tạo nước ngoài
Đào tạo liên kết trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của CBGV và HS SV. Hiện nhà trường cũng như khoa mỹ thuật đang liên kết đào tạo với các nước như Ba Lan, Hà Quốc, Thái Lan, Philipin… nhiều CBGV và Sinh viên được cử đi học tập cũng như mời GV nước ngoài về giảng dạy:
Chương trình hợp tác giữa trường Đại học VH, TT và Dl Thanh Hóa với trường đại học Zielona Gora, Ba Lan giai đoạn 2016 – 2020, trong đó tập trung vào việc trao đổi giảng viên, sinh viên, hợp tác trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ ứng dụng. Trong năm 2016, trường Đại học Tổng hợp Zielona Gora đã dành 08 suất học bổng toàn phần thuộc dự án Erasmus Plus của Liên minh Châu Âu cho giảng viên và sinh viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa sang học tập và nghiên cứu.
TS. Piotr Szurek giảng dạy từ ngày 26/2 đến ngày 3/3/2016, kết quảng giảng dạy, khoa mỹ thuật đã tổ chức lựa chọn các tác phẩm chuất lượng tốt để triển lãm.

GS. TS. Piotr Szurek – làm việc với nhóm sinh viên

Trưởng khoa Mỹ thuật tặng hoa cho GS. TS. Piotr Szurek trong buổi lễ khai mạc triển lãm

PGS.TS Trần Văn Thức, bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường xem triển lãm

Giáo sư Radoslaw Czarkowski - Viện trưởng Viện Nghệ thuật, trường Đại học Zielona Gora, Ba Lan cùng đoàn công tác về làm việc và giảng dạy tháng 3/2016

Giáo sư Radoslaw Czarkowski - Viện trưởng Viện Nghệ thuật, trường Đại học Zielona Gora, Ba Lan
cùng đoàn công tác về làm việc và giảng dạy ngành Thiết kế thời trang tháng 3/2016
4.5. Một số giải thưởng trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
- Cán bộ giảng viên đạt giải cao trong các triển lãm
TT
|
Họ và tên
|
Tân tác phẩm
|
Chất liệu
|
Giải
|
1
|
Trần Việt Anh
|
Yên bình
|
- Năm sáng tác: 2012
Chất liệu: Sơn dầu
|
Triển lãm khu vực Bắc miền trung tại Hà Tĩnh 2012- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh “HT và làm theo CT HCM”
|
Di sản Văn hóa Thành Nhà Hồ
|
- Năm sáng tác: 2012
Chất liệu: Bột màu
|
Triển lãm tranh, ảnh về Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ 2012- Giải ba
|
2
|
Nguyễn Hoàng Linh
|
Bình minh biển quê Thanh
|
- Chất liệu: Sơn dầu
- Năm sáng tác: 2017
|
- Đạt giải: khuyến khích tại triển lãm MT khu vực II
( Đồng bằng Sông Hồng mở rộng)
|
3
|
Vũ Trọng Thành
|
Thiết kế mẫu quà tặng lưu niệm
|
- Năm sáng tác: 2013
|
- Đạt giải: nhì( cuộc thi không có giải nhất) do Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa tổ chức
|
Thiết kế logo Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ
|
- Năm sáng tác: 2013
|
- Đạt giải: Nhì ( cuộc thi không có giải nhất) do Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa tổ chức
|
Tranh cổ động 2012
|
- Năm sáng tác: 2012
|
- Đạt giải: khuyến khích do Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa tổ chức “Thanh Hóa - Ấn tượng một miền di sản”
|
Gió Sông Mã
|
- Năm sáng tác: 2015
|
- Đạt giải: B và Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
|
4
|
Đoàn Dũng Sĩ
|
Bồng bềnh
|
- Năm sáng tác: 2008
|
Giải Tặng thưởng của quĩ “Đông Sơn ngày nay”
|
5
|
Phạm Văn Thắng
|
Bộ 6 tác phẩm
|
- Năm sáng tác: 2009
|
Giải C - Giải thưởng VHNT Lê Thánh Tông - Thanh Hoá
|

Giảng viên khoa Mỹ thuật nhận giải thưởng tại triển lãm Khu vực- 2011

Giảng viên Bùi Thị Ngoan, khoa Mỹ thuật nhận giải thưởng tại triển lãm Khu vực- 2017
- Sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi
TT
|
Họ và tên
|
Tên sách,
tác phẩm
|
Hình thức, chất liệu, triển lãm, năm
|
Cơ quan công bố, phát hành
|
Giải thưởng
|
1
|
Nguyễn Văn Bắc
- CĐ Hội hoạ
|
Chợ bản
- Tranh Lụa
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- Hạ Long - 2008
|
- Bộ VH,TT&DL
|
Huy chương Vàng
|
2
|
Phạm Văn Nam
- CĐSP Mỹ thuật
|
Phố
-Tranh Sơn dầu
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- Hạ Long - 2008
|
- Bộ VH,TT&DL
|
Huy chương Bạc
|
3
|
Trịnh Thị Thanh Hương
- TCNK Mỹ thuật
|
Bến thuyền
- Tranh Lụa
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- Hạ Long - 2008
|
- Bộ VH,TT&DL
|
Huy chương Bạc
|
4
|
Lê Thị Thanh Dung
- TCNK Mỹ thuật
|
Hạnh phúc
- Tranh Khắc gỗ
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- Hạ Long - 2008
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giấy khen
|
5
|
Nguyễn Hương Ly
- TCNK Mỹ thuật
|
Tĩnh vật
- Tranh Khắc gỗ
|
- Triển lãm Mỹ thuật Thanh thiếu nhi Quốc tế
- Việt Nam -Nhật Bản - 2010
|
Nhật Bản - Việt Nam
|
- Giải Vàng Nhật Bản
|
6
|
Lê Sĩ Ân
- CĐTK Thời trang
|
Chiến binh đường phố
- Mẫu thời trang
|
- Cuộc thi thời trang đường phố HARAJUKU toàn quốc
- Hà Nội - 2009
|
- Công ty MINRINDA (Nhật Bản)
|
Giải Nhất
|
7
|
Bùi Thị Thuỳ Dung
- CĐTK Thời trang
|
Đèn lồng đỏ
- Mẫu thời trang
|
- Cuộc thi nhà tạo mẫu trẻ tài năng toàn quốc
- Hà Nội - 2009
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải Nhất
|
8
|
Lê Thị Thuý
- CĐTK Thời trang
|
Thời trang xanh
- Mẫu thời trang
|
- Cuộc thi nhà tạo mẫu trẻ tài năng toàn quốc
- Hà Nội - 2009
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải Ba
|
9
|
Lương Ngọc Dũng
- CĐTK Thời trang
|
Mùa thu vàng
- Mẫu thời trang
|
- Cuộc thi nhà tạo mẫu trẻ tài năng toàn quốc
- Hà Nội - 2009
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải Khuyến khích
|
10
|
Nguyễn Văn Mạnh- CĐ Hội họa K5
|
Chợ chiều
Sơn dầu
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- Đà Nẵng - 2012
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải 3
|
11
|
Phan Thị Sệnh
|
Bên bếp lửa- Lụa
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải 3
|
12
|
Nguyễn Thị Ngọc
|
Chiều ở bản- Lụa
|
- Triển lãm Mỹ thuật các trường VHNT toàn quốc
- TPHCM – 2018
|
Bộ VH,TT&DL
|
Giải 3
|

Học sinh Nguyễn Hương Ly nhận giải Vàng cuộc thi mỹ thuật quốc Tế tại Nhật Bản

SV Lê Sĩ Ân nhận giải Nhất cuộc thi Cuộc thi thời trang đường phố HARAJUKU toàn quốc
- Một số thông tin về xu hướng lựa chọn ngành nghề hiện nay
Chọn sai nghề, học sai ngành làm lãng phí công sức đào tạo của nhà trường, lãng phí nguồn lực của xã hội, mệt mỏi cho cha mẹ và đau khổ nhất chính là HS. Để lựa chọn hướng đi trong cuộc sống sẽ rất quan trọng, học sinh cần tham khảo các ý kiến sau: Thứ nhất ngành nghề đó có phù hợp với khả năng, năng lực của mình (sở trường); thứ hai, ngành nghề đó có tồn tại và phát triển trong tương lai hay không; thứ ba, ngành nghề đó người học có thể đảm bảo kinh tế để theo học đến kết thúc khóa học hay không; thứ tư, ngành nghề đó có mang lại thu nhập đảm bảo tối thiểu trong thời gian học tập và thu nhập cao khi đã tốt nghiệp ra trường.
Thông thường các bạn trẻ chọn học đại học ở các trường ở các trung tâm lớn hoặc chọn trường theo phong trào mà không tính đến những ưu thế như trên. Vì lẽ đó Khoa mỹ thuật- Trường Đại học VH, TT và DL Thanh Hóa giới thiệu những ngành học “hot” và thực tiễn để các bạn trẻ lựa chọn đặc biệt về khối ngành kỹ, mỹ thuật trong đó có lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.
Mỹ thuật ứng dụng bao gồm các lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, thiết kế trang trí nội ngoại thất, thiết kế truyền thống, thiết kế thời trang… Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, MTUD đã và đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về MTUD càng quan trọng, MTƯD ở ta vẫn còn là một “mảnh đất” chưa được định giá đúng để khai phá tiềm năng và sức mạnh. Một điều đáng nói là nhu cầu xã hội thiếu trầm trọng là vậy nhưng người học lại ít lựa chọn hoặc không hào hứng. Khoa mỹ thuật- Trường Đại học VH, TT và DL thanh Hóa hiện nay đang đào tạo 2 ngành Mỹ thuật ứng dụng (TK Đồ họa, TKThời trang), ngay hết năm thứ nhất các em đã phải tranh thủ thời gian rãnh để đi làm thêm do nhu cầu xã hội tăng cao. Thông qua kênh thông tin này chùng tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một số nội dung cơ bản về Khoa Mỹ thuật, để biết thêm chi tiết về ngành nghề cũng như xu hướng chung của xã hội về lĩnh vực mỹ thuật thì các bạn cứ liên hệ với chúng tôi.
- Tư vấn tuyển sinh năm 2019
Mỹ thuật là một lĩnh vực đặc thù, liên quan đến thẩm mỹ/cái đẹp, sự khéo léo đôi bàn tay. Hiện nay nhu cầu của xã hội còn thiếu nhiều người làm việc ở trong các công ty, đơn vị liên quan đến mỹ thuật và đặc biệt là nhu cầu thụ hưởng thẩm mỹ của con người được tăng lên. Tất cả các vật dụng phục vụ đời sống con người đều gắn bàn tay của người làm mỹ thuật. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ càng cao, nhu cầu người làm mỹ thuật lại càng được xã hội quan tâm.
Trước đây thông tin được đưa đến cho chúng ta chủ yếu qua đài truyền thanh hoặc báo chí và nguồn thông tin rất ít về mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để hướng nghiệp cho những bạn trẻ thì gia đình thường dựa vào nguồn thông tin ít ỏi đó, đồng thời dựa vào khả năng học tập của học sinh, điều kiện kinh tế để thi vào các trường chuyên nghiệp vì vậy đã không ít gia đình hướng nghiệp cho các con không đúng như mong muốn, không phát huy được sở trường của các em, làm mất ý chí học tập, tốt nghiệp ra trường không có công ăn việc làm phù hợp năng lực.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, trên nhiều phương tiện công nghệ thông tin chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin; chính vì điều đó cũng gây không ít khó khăn cho gia đình học sinh trong việc tìm kiếm lựa chọn thông tin đúng, tốt, phù hợp.
Lĩnh vực đào tạo Mỹ thuật của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có trên 50 năm đào tạo các bậc học, với các ngành: Hội họa, Thiết kế thời trang, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa… Đội ngũ GV được đào tạo bài bản ở trong nước và quốc tế; Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng hội nhập thế giới.
Để giúp các bạn học sinh và gia đình trong việc lựa chọn, hướng nghiệp học tập và công tác, gắn với tương lai của các em sau này. Vì vậy Khoa Mỹ thuật chúng tôi mong muốn được tư vấn lựa chọn, giúp các gia đình hướng nghiệp con em mình theo nghành nghề thuộc lĩnh vực Mỹ thuật.
Mọi chi tiết liên hệ:
- Trưởng khoa Mỹ thuật, thầy Trần Việt Anh, ĐT: 090 424 0125
- Trưởng bộ môn TK Thời trang, cô Nguyễn Hồng Thúy, ĐT: 0976 676 986
- Trưởng bộ môn Thiết kế đồ họa, thầy Vũ Trọng Thành, ĐT: 0902 272 989