Hiển thị tin tức
NCKH
Phát triển phong trào Thể dục thể thao (TDTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Phát triển phong trào Thể dục thể thao (TDTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Tóm tắt: Phát triển phong trào TDTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện này là hết sức cần thiết nó góp phần chuẩn bị cho con người về thể lực và tâm  lý để tham gia vào sự phân công lao động mới đòi hỏi cao hơn về sức bền bỉ, dẻo dai, nhanh nhẹn, khéo léo và tính tổ chức, kỷ luật đồng thời giúp cho con người thích ứng với biến đổi của thời tiết cũng như thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn về đời sống văn hóa tinh thần. Qua bài viết tác giả đã đưa ra các giải pháp cần thiết phát triển phong trào TDTT gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong  giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Phát triển phong trào TDTT; sự nghiệp công nghiệp hóa; xây dựng nông thôn mới.

  1. Đặt vấn đề:

Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, những năm gần đây nước ta đã đã đạt được mức tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân có bước cải thiện rõ rệt. Những thành tựu Kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã tạo tiền đề cơ bản đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH và đây là cơ hội chưa từng có để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng  chậm phát triển, từng bước trở thành nước công nghiệp giàu mạnh. Nông thôn nước ta với gần 80% dân số hiện nay trở thành địa bàn chủ yếu để phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo nên một khu vực nông thôn (KVNT) với nhiều đổi thay rõ nét, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và chuyển biến, đời sống của đại đa số nông dân được nâng cao.

Thời gian qua tỉnh Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền của địa phương, sự vào cuộc, tham gia tích cực của các đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, với nhiều cách làm cụ thể, sáng tạo, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh, thu hút toàn xã hội tham gia và đạt được những kết quả quan trọng.  

Có thể nói, quá trình xây dựng NTM ở Thanh Hóa  đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng NTM, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Trong quá trình thực hiện các địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt để huy động nguồn lực thực hiện Chương trình. 

 Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp với sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, sự thay đổi cơ cấu và tình chất lao động vv… đang  đặt ra thách thức gay gắt về phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm các nguồn vốn và nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

          Trong bối cảnh đó TDTT có thể và cấn phải hướng mạnh vào việc góp phần phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới thông qua các mục tiêu sau:

- Chuẩn bị cho con người thể lực và tâm  lý để tham gia vào sự phân công lao động mới, với ngành nghề mới đòi hỏi cao hơn về sức bền bỉ, dẻo dai, cũng như sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính tổ chức, kỷ luật.

          - Giúp cho con người thích ứng với biến đổi của thời tiết,với tính chất luôn thay đổi và nhịp điệu căng thẳng trong sinh hoạt và đời sống xã hội. Mở rộng sự giao lưu, giao tiếp giữa cộng đồng dân cư, giữa các vùng miền, làm thay đổi tâm lý và tầm nhìn đôi khi còn hạn hẹp, bảo thủ của những người sản xuất nhỏ.

          - Góp phần xây dựng nông thôn mới thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, nhất là về đời sống văn hóa tinh thần, làm cho thanh thiếu niên gắn bó với quê hương, với nông thôn, góp phần hạn chế đi sự di dân tự phát, hạn chế số thanh niên và trẻ em bỏ nông thôn ra thành thị tìm việc.

          - Việc thực hiện tiêu chí văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới vì công tác xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân tại cộng đồng, đời sống tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Các thiết chế văn hóa (cấp xã, cấp thôn) được quan tâm, xây dựng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng sinh động, phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, thu hút người dân tham gia, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa.

  1. Những yêu cầu về phát triển phong trào TDTT ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay:

          Sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới không những đặt ra những yêu cầu rất cao đối với công tác TDTT, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho  sự phát triển của phong trào TDTT quần chúng. Cùng với  từng bước tiến lên của quá trình CNH,HĐH, các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết cho hoạt động thể dục thể thao sẽ được cải thiện, đầu tư nâng cấp, thời gian nhàn rỗi và nhu cầu hoạt động, hưởng thụ TDTT lành mạnh của các tầng lớp nhân dân cũng được tăng lên. Chính vì vậy cần  phát triển  TDTT gắn với nhiệm vụ CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới.

Yêu cầu chung là:

- Bảo đảm thực hiện mục tiêu đa dạng của TDTT,TDTT không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ mà còn nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

- Phát triển TDTT trong đông đảo tầng lớp nhân dân trước hết là học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở,,trung học phổ thông, đoàn viên,thanh niên, người cao tuổi, các lực lượng vũ trang và những người lao động.

          - Thực hiện xã hội hóa, phát huy tính tự giác và chủ động của nhân dân. Để thực hiện điều đó trước hết cần tránh cách làm bạo biện, bao cấp, hướng về cơ sở, về người dân, về tổ chức, hướng dẫn và phát triển các nhu cầu về TDTT của nhân dân, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi cộng đồng, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, các nhóm, các câu lạc bộ TDTT ở cơ sở, lồng ghép nhiệm vụ phát triển TDTT trong các hoạt động của các  ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.

          III. Giải pháp phát triển phong trào TDTT gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh hóa trong  giai đoạn hiện nay:

          Để cho phong trào và sự nghiệp TDTT phát triển sâu rộng và bền vững đáp ứng mục tiêu và yêu cầu nêu trên cần phải xác định đúng và thực hiện tốt các nội dung, giải pháp phát triển phong trào TDTT phù hợp với điều kiện của từng nơi cần chú ý những nội dung và giải pháp chủ yếu sau:

  1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vài trò và tác dụng của TDTT: Hiện nay còn có nhiều người cho rằng TDTT chỉ là hoạt động vui chơi, giải trí đơn thuần, có cũng được, không có cũng chưa ảnh hưởng hoặc triển khai chậm cũng không sao và cho rằng phải chờ cho nền kính tế phát triển khá lên thì mới cần đến TDTT. Một số người ngay cả nhiều nhà quản lý thể thao lại chỉ quan tâm tổ chức một số hoạt động thi đấu để tạo không khí vui tươi, sôi nổi mà quên đi một vế rất quan trong mà TDTT mang lại là nâng cao sức khỏe nhân dân. Vì vậy cần tuyên truyền giải thích và thuyết phục bằng thực tế để nhân dân hiểu được lợi ích và vai trò của TDTT đối với con người và xã hội.

  

Giải Bóng đá phong trào nam,nữ xã Xuân Yên - Huyện Thọ Xuân năm 2019

  1. Xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động TDTT: ở các phường, xã, thị trấn hiện nay không có biên chế và định xuất cán bộ chuyên trách về TDTT vì vậy cần dựa vào các tổ chức sẵn có như trường học, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phụ Nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội để chỉ đạo phát triển phong trào TDTT. Học sinh các cấp học là đối tượng hàng đầu của công tác TDTT. Trường học là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển phong trào TDTT vì có chương trình bắt buộc, có giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giảng dạy môn Thể dục. Ngoài việc học chương trình bắt buộc nội khóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo các nhà trường cần tạo điều kiện mở rộng các hoạt động TDTT ngoại khóa, cần mở rộng các hoạt động TDTT ngoài giờ học, ngoài trường học, hình thành các CLB TDTT của học sinh và dựa vào trường học để mở rộng phong trào TDTT ở các địa bàn dân cư. Trên cơ sở đó để tuyển chọn, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực TDTT cho quê hương, đất nước.

         

Các đoàn thể đặc biệt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần được giao nhiệm vụ đứng ra tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu niên và nhân dân trong dịp hè, coi hoạt động TDTT là một nội dung công tác quan trọng của Đoàn.

          Có thể  thành lập Hội đồng TDTT ở các xã, phường, thị trấn gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể và đại diện các thôn, ấp do đồng chí đại diện UBND làm chủ tịch hội đồng để chỉ đạo hoạt động TDTT của xã. Tùy khả năng để có thể thành lập các hội thể thao, CLB thể thao nhiều môn hoặc từng môn, các đội thể thao hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí (năm 2018 có 2030 CLB thể thao tự phát). Xây dựng lực lượng nòng cốt cho công tác TDTT ở xã, phường, thôn, ấp bao gồm các giáo viên GDTC trong các trường học, các hướng dẫn viên, VĐV, trọng tài thể thao, thường xuyên cập nhật bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho các đối tượng này.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM theo hướng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức tự giác của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong mọi tầng lớp dân cư; gắn việc hưởng ứng phong trào thi đua với biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong xây dựng NTM.

  1. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT

          Các cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn Tỉnh cần tạo điều kiện để mỗi trường học đều có sân tập thể thao cho học sinh, hình thành trung tâm TDTT của xã, phường, thị trấn gần với trường học, được xử dụng chung cho học sinh và nhân dân trên địa bàn khu dân cư. Mỗi thôn cần dành quĩ đất ở những địa điểm thích hợp để dùng cho hoạt động  các môn thể thao như Bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông,  vv….( Theo số liệu Phòng quản lý TDTT đến cuối năm 2018 trên địa bàn toàn Tỉnh có 149 nhà tập đa năng, 213 bế bơi, 1.500 sân bóng đá mimi) Khuyến khích tận dụng các điều kiện tự nhiên như sông hồ, bài trống để tổ chức các hoạt động TDTT. Phát triển các câu lạc bộ TDTT tại các nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi cho trẻ em….

  1. Phát triển các nội dung và hình thức hoạt động TDTT thích hợp với lứa tuổi:

          Để thu hút được nhiều người, nhiều đối tượng tham gia hoạt động tập luyện tự giác tích cực và thường xuyên, tổ chức các hoạt động thể thao có nề nếp và trở thành truyền thống của địa phương  cần chú trọng các nội dung và hình thức hoạt động TDTT chủ yếu sau:

          - Phát triển phong trào TDTT nội khóa, ngoại khóa sâu rộng trong các trường tiểu học, THCS, THPT qua  đó giáo dục kỹ năng sống, phát triển thể chất cho các em.

          - Tổ chức các cuộc thi đấu các môn thể thao trong các cấp học để tuyển chọn phát hiện tài năng thể thao đóng góp nguồn lực lượng vận động viên bổ sung cho đội tuyển trẻ của Tỉnh, Quốc gia.

- Tổ chức Hội khỏe, ngày hội thể thao, đại hội TDTT cấp xã, phường, thôn, mỗi năm hoặc hai năm một lần gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, dân tộc hoặc của địa phương.(Có thể chia theo đối tượng lứa tuổi để tham gia thi đấu)

          - Tổ chức các giải vô địch từng môn thể thao  hoặc các môn thể thao dân tộc truyền thống của địa phương, xã, phường.

          - Tổ chức các cuộc thi đấu giao lưu hàng năm với các xã,phường bạn hoặc cử đội tuyển xã, phường, thị trấn tham gia các hoạt động thể thao của huyện, tỉnh tổ chức.

          - Các hình thức tập luyện cá nhân hoặc tập thể ở gia đình, thôn xóm như thể dục buổi sáng, đi bộ, khí công, thái cực quyền, võ thuật vv…..Cần chú ý lồng ghép các hoạt đông TDTT với vận động công tác vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ chăm sóc trẻ em tuyên truyền chính trị, xây dựng và củng cố các đoàn thể chính trị.

  1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác TDTT

- Các chi bộ Đảng cần đưa nhiệm vụ phát triển Phong tràoTDTT vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đảm bảo có sự lãnh đạo lồng ghép trong các nhiệm vụ công tác của địa phương. tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM theo hướng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức tự giác của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong mọi tầng lớp dân cư; gắn việc hưởng ứng phong trào thi đua với biểu dương, khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến, xuất sắc trong xây dựng NTM.

- Thường xuyên kiểm tra và động viên khuyến khích phong trào. Phân công các đồng chí trong cấp ủy và lãnh đạo chính quyền trực tiếp kiểm tra, xem xét tình hình TDTT ở các trường học, ở các thôn. Cán bộ Đảng viên, đoàn viên tự giác gương mẫu tham gia tập luyện và tổ chức các hoạt động TDTT. Trong các hội nghị tổng kết của xã cần dành thời gian để đánh gía công tác TDTT trao giải thưởng cho các các nhân, đơn vị  hăng hái tham gia, vận động quần chúng tham gia công tác TDTT.

- Tiến hành tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới về TDTT. Chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ phụ trách công tác TDTT. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong lĩnh vực hoạt động TDTT, quá trình xây dựng NTM mới thực sự trở thành động lực, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

 Tài liệu tham khảo:

  1. TTg (2009)Quyết định số 491/2009 QĐ-TTg ngày 16/4/2009 “về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

2.TTg (2010)Quyết định số 2198/2010 QĐ-TTg ngày 3/12/2010 phê duyệt “ chiến lược phát triển TDTT Việt nam đến năm 2020”

  1. Hoàng Công Dân (2019) “Đề xuất các giải pháp phát triển TDTT quần chúng bền vững trong xây dựng nông thôn mới” Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao số tháng 1/2019.

4.Đánh giá phong trào thể dục thể thao quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2018

( Nguồn phòng quản lý TDTT- Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa)

 

                                           Thạc sỹ. Phạm Cẩm Hùng

                 Phó GĐ Phụ trách Trung tâm đào tạo các môn năng khiếu Thể thao

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

                                     Điện thoại: 0904109681.

Gmail: camhung.daotao@gmail.com

Nguồn tin: TT ĐTNK TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Họp thẩm định thuyết minh đề tài cơ sở năm 2019  (24/05/19)
Hôm nay 100
Hôm qua 178
Tuần này 278
Tháng này 10181
Tất cả 1377273
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU CÁC MÔN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường

Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn