Hiển thị tin tức
NCKH
Bài báo khoa học - Th.s Nguyễn Công Thành

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

 ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM

 

 ThS. Nguyễn Công Thành

 

Tóm tắt: Công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ trên toàn quốc trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, nhiều vận động viên (VĐV) của các câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, Hà Nội, PVF, Vietenl, Nghệ An, Thanh Hóa... có chất lượng cao làm nòng cốt cho đội tuyển trẻ Quốc gia ở các độ tuổi. Tuy nhiên, xem xét đánh giá một cách tổng thể còn nhiều vấn đề bất cập cần nghiên cứu, bàn luận. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo bóng đá trẻ, tác giả đưa ra một số các nhận xét và giải pháp hữu ích góp phần nâng cao công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ Việt Nam và công tác đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa trong thời gian tới.

Từ khóa: Đào tạo, Vận động viên, Bóng đá trẻ, Việt Nam.

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bóng đá là môn thể thao “vua” được đông đảo quần chúng yêu thích và tập luyện, việc nghiên cứu để phát triển môn thể thao này được các đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã dần đi vào con đường chuyên nghiệp. Nhiều câu lạc bộ được đầu tư mạnh về tài chính nhưng mới chỉ quan tâm đến thành tích của đội tuyển, còn hệ thống các đội trẻ (U19, U17, U15, U13, U11) nhìn chung đang còn chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức, các mặt hoạt động đào tạo của trung tâm đào tạo bóng đá trẻ đang phân tán, sự quan tâm đầu tư chưa hệ thống đồng bộ.

Như chúng ta biết, việc đào tạo các cầu thủ trẻ là công việc cơ bản, cần thiết của mỗi câu lạc bộ bóng đá. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo vận động viên bóng đá trẻ có hiệu quả đòi hỏi nhiều lĩnh vực liên quan, ảnh hưởng đến chẳng hạn như sự quan tâm của các cấp ngành địa phương, trình độ năng lực huấn luyện viên, công tác tuyển chọn, các cuộc tham gia thi đấu trong năm, cơ sở trang thiết bị vật chất đáp ứng, chế độ đãi ngộ.... Tuy nhiên,  trên thực tế hiện nay các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cầu  thủ như trên còn nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo vận động viên bóng đá trẻ. Với tính cấp thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu:  Thực trạng công tác đào tạo vận động viên bóng đá trẻ góp phần củng cố, nâng cao trong công tác đào tạo cầu thủ bóng đá.

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy sau:  quan sát sư phạm; phỏng vấn; phương pháp phân tích tài liệu; toán học thống kê.

 

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

 

2.1. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

            Huấn luyện viên không đơn giản chỉ làm công tác huấn luyện chuyên môn đơn thuần mà huấn luyện viên còn là một nhà quản lý, chuyên gia kinh tế và nhà tâm lý học. Công tác đào tạo VĐV nói chung và VĐV bóng đá trẻ nói riêng luôn khó khăn vất vả, trong đó đội ngũ huấn luyện viên đóng vai trò quan trọng trong công tác  đào tạo. Huấn luyện viên ngoài chuyên môn tốt còn biết soạn các chương trình giáo án, kế hoạch huấn luyện ngắn hạn, dài hạn.

Chúng tôi nghiên cứu, khảo sát một số trung tâm bóng đá trẻ trên toàn quốc để có thể đánh giá được một số thực trạng mà công tác đào tạo bóng đá trẻ hiện nay đang thực hiện là: Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Thanh Hóa, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nam Định, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nghệ An, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hoàng Anh Gia Lai.

Để tìm hiểu về vấn đề này, đề tài tiến hành phỏng vấn 28 nhà quản lý, HLV, chuyên gia của 04  Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở trên về mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. Kết quả trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của năng lực trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ của huấn luyện viên (n=28)

TT

Nội dung

Kết quả phỏng vấn

χ2

P

n

%

1

Rất quan trọng

25

90.62

47.68

0.001

2

Quan trọng

3

9.38

3

Không quan trọng

0

0.00

 

Tổng:

28

100%

 

 

 

Kết quả phỏng vấn cho thấy, các nhà quản lý, huấn luyện viên, chuyên gia đều cho rằng công tác đánh giá năng lực huấn luyện viên trong đào tạo vận động viên bóng đá trẻ đóng vai trò rất quan trọng chiếm tới 90.62%, mức Quan trọng có tỷ lệ là 9.38% và mức Không quan trọng tỉ lệ 0%.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng, khả năng, năng lực trong công tác huấn luyện của huấn luyện viên bóng đá trẻ. Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá các mặt liên quan trong công tác huấn luyện.

Bảng 2. Kết quả khảo sát đánh giá các mặt trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ của huấn luyện viên (n=28)

TT

 

Nội dung

Kết quả khảo sát

Rất cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

1

Tấm gương đạo đức, lối sống

28

0

0

2

Phong thái, khẩu lệnh trong huấn luyện

20

8

0

3

Thị phạm chuyên môn kỹ thuật

28

0

0

4

Khả năng phân tích, giảng giải kỹ thuật, bài tập chiến thuật

28

0

0

5

Khả năng đọc trận đấu

28

0

0

6

Khả năng phân chia thời gian huấn luyện trong một buổi tập

18

10

0

7

Khả năng quản lý cầu thủ trước,trong, sau buổi tập

28

0

0

8

Khả năng soạn chương trình, giáo án huấn luyện

28

0

0

 

Kết quả khảo sát bảng 2 cho thấy trong 8 tiêu chí đưa ra mức rất cần thiết 6/8 đạt 75%, mức cần thiết 2/8 đạt 25%, mức không cần thiết không có. Như vậy để là một huấn luyện viên tốt cần đáp ứng các yêu cầu ngoài khả năng chuyên môn còn cần các yếu cầu về mặt đạo đức, lối sống, có kỹ năng quản lý vận động viên, khả năng nắm bắt tâm lý lứa tuổi, tâm tư tình cảm vận động viên... Huấn luyện viên là hình ảnh sống mô phạm để vận động viên lấy đó làm chuẩn mực hình thành kỹ năng động tác cho mình. Thành tích thể thao mà huấn luyện viên đạt được cũng có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến uy tín của mình, vì trên một chừng mực nhất định, đó có thể là mục tiêu phấn đấu của vận động viên.

2.2. Thực trạng hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Xác định công tác tuyển chọn là then chốt , tạo tiền đề cho công tác huấn luyện đạt hiệu quả cao sau, tránh lãng phí tiền bạc, công sức sau này.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ, đề tài tiến hành khảo sát về những hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ tại các Trung tâm, sau đó tiến hành so sánh với những trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố, hay nói cách khác là các tỉnh có đội tham gia thi đấu các giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Để từ đó đánh giá mức độ khác biệt giữa hình thức và phương pháp tuyển chọn đào tạo VĐV. Kết quả trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Kết quả khảo sát hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

TT

Nội dung

Kết quả khảo sát

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ  Thanh Hóa

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nam Định

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nghệ An

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội

Trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ của các tỉnh*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

Hình thức tuyển chọn

         

1

Tuyển chọn thông qua các giải thi đấu

x

x

x

x

x

2

Tổ chức thi tuyển chọn tại đơn vị đào tạo

x

x

x

x

 

3

Tổ chức thi tuyển chọn tại các địa phương

x

x

x

x

 

4

Liên kết, phối hợp với các địa phương có VĐV bóng đá trẻ

x

x

x

x

 

5

Vận động phụ huynh, học sinh tham gia thi tuyển chọn

       

x

 

Phương pháp tuyển chọn

         

6

Tuyển chọn theo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn khoa học

         

7

Tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm của HLV

       

x

8

Sử dụng theo các chỉ tiêu khoa học kết hợp với kinh nghiệm

x

x

x

x

 

* Gồm 08 trung tâm, đơn vị có đội tham gia thi đấu vòng loại và vòng chung kết giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc là: Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Hải Dương, Hà Tĩnh,  Đắc Lắc,  Tây Ninh,  Cà Mau.

Qua bảng 3 cho thấy:

Về hình thức tuyển chọn:

Hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ được các trung tâm sử dụng đa dạng. Có 4/5 trung tâm sử dụng hình thức Tổ chức thi tuyển chọn tại đơn vị đào tạo và Tổ chức thi tuyển chọn tại các địa phương; Cả 4/4 Trung tâm đều sử dụng hình thức tuyển chọn thông qua các giải thi đấu và Liên kết, phối hợp với các địa phương có VĐV bóng đá trẻ.

Khi so sánh với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố cho thấy có sự khác biệt lớn về hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. Ở các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố chỉ sử dụng hình thức Tuyển chọn thông qua các giải thi đấu và sau đó là Vận động phụ huynh, học sinh tham gia thi tuyển chọn. Các hình thức tuyển chọn được cho là đảm bảo quy tắc, quy trình thì những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ cấp tỉnh không áp dụng.

Về phương pháp tuyển chọn:

Phương pháp tuyển chọn được 4/4 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ áp dụng đó là sử dụng theo các chỉ tiêu khoa học kết hợp với kinh nghiệm. Không có trung tâm nào tuyển chọn chỉ dựa vào chỉ tiêu, tiêu chuẩn khoa học. Tuy nhiên, đối với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố chỉ sử dụng phương pháp Tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm của HLV. Đây là phương pháp quan trọng nhưng chưa đủ để tuyển lựa được những VĐV thực sự có tài năng.

2.3. Thực trạng tham gia các giải thi đấu của các đội bóng đá tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức thi đấu hàng năm theo kế hoạch. Các cuộc thi đấu giải bóng đá trẻ tổ chức 01 năm một lần, Do đó, cơ hội cho các cầu thủ tham gia thực tế thi đấu là rất ít, khiến trình độ bóng đá của các cầu thủ phát triển chậm do ít được cọ xát nâng cao bản lĩnh thực tế thi đấu. Các trận thi đấu của các cầu thủ trể trong năm là rất hạn chế, thông qua tiến hành khảo sát sau.

Bảng 4: Kết quả khảo sát các trận đấu trong năm của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.

Giải đấu

Thời gian thi đấu

Các trận đấu

vòng loại

Các trận đấu

vòng chung kết

U21

Vòng loại: 18/6 đến 18/7

VCK: 25/3 đến 15/4

3 đến 5 trận

3 đến 6 trận

U19

Vòng loại: chia khu vực đá lượt đi, về 26/5 đến 25/6

VCK: 21/7 đến 30/7

6 đến 8 trận

3 đến 6  trận

U17

Vòng loại: 26/5 đến 25/6

VCK: 21/7 đến 30/7

3 đến 5 trận

3 đến 6  trận

U15

Vòng loại: 10/6 đến 10/7

VCK: 20/7 đến 31/7

3 đến 5 trận

3 đến 6  trận

U13

Vòng loại: 01/6 đến 20/6

VCK: 26/6 đến 10/7

3 đến 5 trận

3 đến 6  trận

U11

Vòng loại: 10/6 đến 10/7

VCK: 16/7 đến 25/7

3 đến 5 trận

3 đến 6  trận

 

HKPĐ cấp tỉnh cấp QG cho U11-U13

3 đến 5 trận

3 đến 6  trận

 

Kết quả khảo sát bảng 4 cho thấy: Công tác huấn luyện tiến hành cả năm, nhưng tổ chức thi đáu các giải để vận động viên được tham gia cọ sát, tích lũy kinh nghiệm là rất hạn chế. trong năm mỗi đội bóng đá trẻ được tham gia giải 1 lần trong năm. Tiến hành thi đấu vòng loại, thông thường có chia bảng đấu được 4 đến 5 trận, nếu đội nào vào đến bán kết, chung kết thì được thi đấu thêm 2 đến 3 trận. Vào vòng chung kết toàn quốc được thi đấu cũng như vòng bảng. Riêng U 19 có cải tiến thi đấu lượt đi, lượt về nên cũng cải thiện được phần nào công tác tổ chức thi đấu. Như vậy bình quân mỗi đội trong năm được thi đấu chính thức khoảng 5 đến 10 trận.

2.4. Thực trạng cơ sở vật chất tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Thiết bị và phương tiện tập luyện đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và thi đấu của bất kỳ môn thể thao nào. Thiết bị đào tạo không đầy đủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của công tác huấn luyện. Hiện tại, một số tỉnh, thành phố chỉ có sân bóng đá để tổ chức thi đấu, thiếu các sân phụ trợ tốt để tổ chức tập luyện. Một số câu lạc bộ bóng đá có hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt như: Câu lạc bộ bóng đá Nam Định, Câu lạc bộ bóng đá Vietten, Gia Lai, PVF... Tiêu chuẩn hệ thống sân tập luyện, sân thi đấu; tổ hợp khoa học thể thao, chăm sóc sức khỏe chuyên biệt; hệ thông giải trí ngoài giờ tập luyện; Hệ thống ký túc xá tiện nghi...  còn các Trung tâm còn lại cơ bản không có được hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu tập luyện.

Theo thống kê, các hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn rất tốt chiếm 15% như: Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, Câu lạc bộ bóng đá Vietten, Câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng, PVF.... Chất lượng tốt đạt 20% điều kiện đào tạo nói chung là 30% và các cơ sở đào tạo không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo bóng đá trẻ là 35%. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho công tác đào tạo huấn luyện.

 

Bảng 5: Tình hình trang thiết bị và sân bãi tập luyện

các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.

 

 

 

 

 

  1. KẾT LUẬN

Từ thực trạng nêu trên tôi đề xuất các giải pháp để công tác công tác đào tạo vận động viên bóng đá ở các Trung tâm đào tạo bóng đá, ngày càng phát triển đáp ứng công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ.

Một là: Chú trọng cải thiện nâng cao trình độ đội huấn luyện viên, tăng cường tham gia các hội thảo, tập huấn công tác huấn luyện các cấp từ cơ sở đến nâng cao

Hai là: Hoàn thiện tiêu chí công tác tuyển chọn và hình thức tuyển chọn đa dạng và khoa học đảm bảo đánh giá, phát hiện được những vận động viên có năng khiếu, tài năng bóng đá tránh đào tạo nhầm lãng phí tiền bạc.

Ba là:  Tăng cường giao lưu, học hỏi, tăng cường thi đấu các trận đấu tập, cọ sát được nâng lên, tổ chức thi đấu giải đấu, nhiều sân chơi các cấp độ  thông qua đó nâng cao trình độ bản lĩnh thi đấu cho VĐV.

Bốn là: Bổ sung hệ thống cơ sở vật chất cần được trang bị, tăng cường, góp phần vào hiệu quả của công tác đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
  2. Dương nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
  3. Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Viện Khoa học TDTT (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, Nxb TDTT.
  4. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
  5. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (2007), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

 

 

 

Nguồn tin: TT ĐTNK TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Bài báo khoa học- Th.s Phan Hồng Thái, Th.s Phạm Cẩm Hùng (10/12/20)
 Báo cáo đề tài khoa học cấp trường năm 2020 (10/12/20)
 Những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (06/05/20)
 Phát triển phong trào Thể dục thể thao (TDTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. (06/05/20)
 Họp thẩm định thuyết minh đề tài cơ sở năm 2019  (24/05/19)
Hôm nay 41
Hôm qua 756
Tuần này 1059
Tháng này 8093
Tất cả 1375185
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU CÁC MÔN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường

Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn