Hiển thị tin tức
NCKH
Bài báo khoa học - Th.s Nguyễn Công Thành

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA

                                                                                                      ThS.  Nguyễn Công Thành1

 

Tóm tắt: Bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng là sân chơi giúp các em được vui đùa thỏa thích với trái bóng, tăng cường sức khỏe và giao lưu với nhau sau những giờ học văn hóa. Bóng đá cộng đồng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào bóng đá nói riêng, phong trào TDTT nói chung trên địa bàn toàn tỉnh và thành phố Thanh Hóa, cần có những giải pháp để bóng đá cộng đồng thanh thiếu niên, nhi đồng phát triển bền vững.

Từ khóa: Bóng đá cộng đồng, thiếu niên nhi đồng, thành phố Thanh Hóa

 

  1. Đặt vấn đề:

Bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng là sân chơi giúp các em được vui đùa thỏa thích với trái bóng, tăng cường sức khỏe và giao lưu với nhau sau những giờ học văn hóa. Hầu hết các bậc phụ huynh đều chia sẻ, đưa con em đến với bóng đá cộng đồng nhằm mục đích chính tạo cơ hội cho con mình có sân chơi hữu ích, giúp con em mình giảm thiểu rất nhiều thời gian cầm máy tính, điện thoại di động để chơi games...và cũng là hiệu ứng từ việc bóng đá Việt Nam thành công tại VCK U-23 châu Á, Asiad 2018 và mới nhất là vô địch AFF Cup 2018. Đây chính là chân đế cho bóng đá Việt Nam trong tương lai mà đối tượng mong muốn là đưa bóng đá cộng đồng đến với trường học, vì số lượng học sinh yêu bóng đá rất hùng hậu; bóng đá cộng đồng đã phát triển ở nhiều đại phương trong cả nước. Nhưng vấn đề là sự kết hợp như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất; Vì sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh như cơ sở vật chất, học phí, thời gian huấn luyện, đội ngũ cộng tác viên...

Theo đó, trong bối cảnh tại thành phố Thanh Hóa với tốc độ phát triển đô thị ngày càng nhanh, diện tích sân bãi tập luyện TDTT trường học còn hạn chế, nhu cầu tham gia tập luyện thể dục thể thao của thiếu niên trên địa bàn thành phố ngày một tăng cao. Vì vậy, việc tổ chức thành lập các câu lạc bộ thể thao, trong đó có bóng đá cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của học sinh là cần thiết và cấp bách [2], [3], [6]. 

Bài báo được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu thường quy sử dụng trong nghiên cứu khoa học TDTT: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp thống kê mô tả.

  1. Tổng quan nghiên cứu

Công tác đào tạo bóng đá trẻ luôn là thách thức với bất kỳ địa phương nào, nền bóng đá nào, mỗi đại phương, khu vực có cách làm riêng nhưng bắt đầu phát triển nền móng từ bóng đá cộng đồng luôn là hướng đi dúng đắn. Vấn đề phát triển bóng đá trẻ được các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, báo cáo chủ yếu sau:

Alagich.R (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại Dịch: Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu, Nxb TDTT Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập kiến thức tổng hợp về công tác huấn luyện vận động viên các môn thể thao. Trong đó, nói đến các phương pháp, nguyên tắc, lượng vận động và cách thức sử dụng lượng vận động trong huấn luyện.

Ma Tuyết Điền  (2001), Bóng đá kỹ thuật và phương pháp tập luyện Nxb TDTT Hà Nội. Tác giả đề cập đến vai trò của công tác đào tạo bóng đá trẻ, trang bị các kỹ năng, kiến thức cơ bản của môn Bóng đá trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.

John Jaman (1976), Tuyển chọn và dự báo tài năng bóng đá trẻ. Tác giả đánh giá và đưa ra các thang đánh giá trong công tác tuyển chọn vận động viên và dự báo phát triển năng khiếu của vận động viên.

Thanh Huyền (2001), Các bài tập cho VĐV bóng đá, Thông tin khoa học TDTT. Tác giả nghiên cứu các loại hình bài tập đa dạng, từ không bóng đến có bóng, các tình huống cố định đến di chuyển không bóng.

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2001), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Các tác giả đưa ra công tác lý luận và các phương pháp TDTT

Nguyễn Trọng Lợi (2004), Nghiên cứu đánh giá  trình độ thể lực và kỹ thuật của vận động viên bóng đá trẻ nam lứa tuổi 17-18 Khánh Hòa sau một năm tập luyện, Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Tác giả nghiên cứu trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá nam trẻ lứa tuổi 17-18 sau một năm tập luyện, đánh giá trước tập luyện và sau khi áp dụng tets có sự biến đổi như thế nào.

Võ Văn Quyết (2016), Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi 16-17, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT. Tác giả nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập để nâng cao phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 16-17.

Nguyễn Đăng Chiêu (2004), Nghiên cứu lượng vận động sinh lý của các VĐV bóng đá lứa tuổi 15 -16 và 17 – 18 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu lượng vận động sinh lý cho thời kỳ tập luyện cơ bản ban đầu giai đoạn huấn luyện, đưa ra được lượng vận động sinh lý trong giai đoạn này.

Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. Các tác giả đưa ra thang đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và quá trình huấn luyện thể thao.

Nguyễn Hoàng Yến (2015), Nghiên cứu lựa chọn một số  bài tập  phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV Bóng đá lứa tuổi 14 – 15 Quận Hà Đông – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội. Tác giả nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV bóng đá lứa tuổi 14-15 ngoài ra trong huấn luyện còn có nhóm bài tập phát triển sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, tâm lý, ý chí, kỹ - chiến thuật cho vận động viên.

Nhìn chung, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tập trung vào các hướng chính như sau: Tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện bóng đá các độ tuổi, phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật bóng đá...Nhưng chưa có công trình nào đi sâu, tập trung nghiên cứu cho đối tượng bóng đá cộng đồng thiếu niên trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Trên cơ sở kế thừa những tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu vận dụng làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động bóng đá cộng đồng thiếu niên nhi đồng trên địa bàn thành phốThanh Hóa có cơ sở khoa học thông qua cấu trúc mô hình bóng đá cộng đồng thiếu niên nhi đồng.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập và nghiên cứu các tài liệu như: các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của các ngành về công tác giáo dục và GDTC trong trường học, sách, tạp chí, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Phương pháp phỏng vấn:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp với đối tượng lựa chọn nhằm thu thập các thông tin nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ giáo viên, cộng tác viên, phụ huynh học sinh. Trên cơ sở thu thập và nắm bắt thông tin qua quan sát, trưng cầu ý kiến, phỏng vấn trực tiếp và phân tích tài liệu, kết hợp điều tra (qua phiếu điều tra, phiếu hỏi) các đối tượng khách thể nghiên cứu nhằm định hướng lựa chọn các chủ trương, giải pháp phù hợp đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình bóng đá cộng đồng thiếu niên trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Phương pháp quan sát xã hội học:

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,…để thu nhận các thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở đó mà điều tra viên ghi chép lại thông tin.

Trong trong quá trình triển khai nghiên cứu, phương pháp quan sát xã hội học được sử dụng khi xem xét động thái hiện trạng bóng đá cộng đồng thiếu niên trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Phương pháp điều tra xã hội học:

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, trên cơ sở thu thập và nắm bắt thông tin qua quan sát, trưng cầu ý kiến, phỏng vấn trực tiếp và phân tích tài liệu, kết hợp điều tra (qua phiếu điều tra, phiếu hỏi) ở các nhóm đối tượng khách thể, phát hiện ra những sắc thái tinh tế nhất, tìm ra những dấu hiệu chung của nhóm đối tượng rút ra những kết luận hay, có giá trị về phương diện khoa học, chỉ ra các nguyên nhân và điều kiện hoạt động... nhằm định hướng đúng để lựa chọn các chủ trương, giải pháp phù hợp tổ chức ứng dụng vào thực tiễn quá trình đào tạo và việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Phương pháp toán học thống kê:

Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập liên quan đến kết quả nghiên cứu của luận án, theo các công thức sau. Phân tích xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu bằng Microsoft Excel.

 

  1. Kết quả nghiên cứu và bàn luận:

4.1. Cơ sở tiếp cận:

Với mục đích tạo sân chơi bổ ích góp phần rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất cho trẻ em, hiện nay nhiều mô hình bóng đá cộng đồng cho thanh, thiếu nhi trong tỉnh đã được tổ chức; qua đó phát hiện, nuôi dưỡng những tài năng trẻ;  tạo động lực thúc đẩy phát triển bóng đá phong trào.

Học viên đã được luyện tập với nhiều bài tập sáng tạo nhằm nâng cao sự nhanh nhạy, dẻo dai của các em, rèn luyện các thao tác kỹ thuật trong bóng đá. Qua đó, các em không chỉ có những chuyển biến tích cực về thể hình, thể chất, kỹ thuật chơi bóng mà còn được rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết và khả năng làm việc nhóm...

Các Câu lạc bộ (CLB) bóng đá cộng đồng liên kết với các trung tâm bóng đá cộng đồng tại các tỉnh, thành phố tổ chức các buổi giao lưu, các giải đấu giao hữu nhằm trao đổi kinh nghiệm, giúp các em có cơ hội thử sức, cọ sát trên sân cỏ. Qua đó, đã phát hiện và giới thiệu những tài năng trẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em tiếp cận với các học viện bóng đá, các lò đào tạo bóng đá danh tiếng trong nước để hiện thực hóa ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp [1].

 Với điều kiện tập luyện cùng nhiều trang thiết bị tốt, các CLB đang hoạt động thực sự hiệu quả đáp ứng nhu cầu, đam mê của thanh, thiếu niên, góp phần phát triển phong trào thể thao học đường. Các trung tâm bóng đá cộng đồng còn là nơi các gia đình gửi gắm để con em rèn luyện về thể chất và kỹ năng sống. Bóng đá là một sự lựa chọn rất tốt về thể thao, nhất là đối với trẻ em thành phố khi quỹ thời gian và không gian sống bị hạn chế. Ngoài việc học kỹ năng với trái bóng, thông qua các buổi học, các em còn được các thầy, HLV giáo dục những kỹ năng mềm trong cuộc sống như: Tinh thần cao thượng trong thể thao; tinh thần làm việc tập thể; gặp gỡ và giao lưu với những ngôi sao bóng đá và thể thao nổi tiếng.

 CLB bóng đá cộng đồng không chỉ chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, sân bãi, mà còn tập trung nâng cao, chuẩn hóa đội ngũ HLV, cán bộ làm công tác quản lý, tổ chức. Tính chuyên nghiệp cũng là mục tiêu hướng tới của các lớp bóng đá cộng đồng. Chính vì vậy, thời gian đầu, các bậc phụ huynh cho con theo học tại các trung tâm, CLB bóng đá cộng đồng cũng có băn khoăn, lo lắng về vấn đề an toàn và hiệu quả trong quá trình tập luyện của con em mình, tuy nhiên qua thời gian vui chơi, luyện tập cùng các thầy tinh thần và thể chất của các học viên đã có sự cải thiện rõ rệt. Nhiều phụ huynh tỏ ra hài lòng khi con mình được thỏa niềm đam mê bóng đá; bản thân cũng đỡ “đau đầu” khi tìm kiếm sân chơi bổ ích và phù hợp để quản lý các con các kỳ nghỉ hè [5].

4.2. Thực trạng bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng tp. Thanh Hóa:

Khảo sát thực trạng các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên nhi đồng của Tp. Thanh Hóa hiện có 05 trung tâm: Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng, Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô, Trung tâm Bóng đá cộng đồng Ngôi sao xứ Thanh, Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely, Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng, trình bày ở bảng 1:

Bảng 1. Kết quả khảo sát quy mô các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên nhi đồng tp.Thanh Hóa

 

TT

 

Trung tâm

Lưu lượng học viên/năm

Tỷ lệ

%

1

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng

280

45.16

2

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô

100

16.13

3

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Ngôi sao xứ Thanh

120

19.35

4

Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely

80

12.90

5

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng

40

6.46

 

Tổng số

620

100

Qua kết quả ở bảng 1, cho thấy: Trong tổng số 620 học viên, lưu lượng học viên trong 1 năm cao nhất là Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng với 280 học viên (45.16%), tiếp theo Trung tâm Bóng đá cộng đồng Ngôi sao xứ Thanh 120 học viên (19.35%), Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô 100 học viên (16.13%), Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely 80 học viên (12.90%), ít học viên nhất là Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng 400 học viên (6.46%).

Trung tâm ra đời sớm nhất là Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô, từ 2012, nay gần 10 năm; số còn lại từ năm 2018 – 2019, khoảng 2-3 năm trở lại đây;

Cơ cấu chủ cơ sở: 4/5 trung tâm là VĐV bóng đá kiêm huấn luyên viên, duy nhất Trung tâm Bóng đá cộng đồng Ngôi sao xứ Thanh là doanh nhân. Các trung tâm này đều hoạt động chưa có giấy phép.

Độ tuổi trung bình của học viên: 10 tuổi; Số thời gian 1 khóa học bìn quân 3 tháng/khóa; thừoi gai tập bình quân 90phút/buổi; Mùa hè là mùa cao điểm học viên nhất trong năm; Tỷ lệ học viên tập thường xuyên là và theo suốt khóa học khoảng 90%; Nhìn chung thái độ của học viên vui vẻ, hào hứng, hăng say tập  luyện; Khả năng tiếp thu bài tập của đa số học viên bình thường; Chương trình đào tạo chủ yếu tự xây dựng, cơ bản phù hợp đối tượng.

Khảo sát thực trạng về huấn luyện viên của các trung tâm, trình bảng ở 2.

                 Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng huấn luyện viên, cộng tác viên các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng Tp.Thanh Hóa

TT

Trung tâm

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng

12

41.38

2

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô

4

13.80

3

Trung tâm Bóng đá CĐ Ngôi sao xứ Thanh

5

17.25

4

Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely

4

13.80

5

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng

4

13.80

6

Tổng cộng

29

100

Kết quả ở bảng 2, cho thấy: 

Trong tổng số 29 huấn luyện viên của Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng nhiều nhất 12/29 (41.38%), cá ctrung tâm còn lại từ 4-5 huấn luyện viên (13.80%-17.25).

Trong tổng số 29 huấn luyện viên của các trung tâm, có 02 huấn luyện viên được Liên đoàn bóng đá tỉnh Thanh Hóa cấp chứng chỉ (10.53%); Cử nhân  TDTT 01 (3.45%); Từng là VĐV bóng đá phong trào 07 (24.14%); Từng là VĐV bóng đá các hạng 17 (80.96%).

Độ tuổi trung bình của HLV, CTV: 35;

Thâm niên huấn luyện bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng (bình quân): 2 năm

                 Bảng 3. Kết qủa khảo sát thực trạng số sân bóng đá của các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng Tp.Thanh Hóa

TT

Trung tâm

Số sân

Tỷ lệ %

1

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng

08

38.10

2

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô

03

14.29

3

Trung tâm Bóng đá CĐ Ngôi sao xứ Thanh

05

23.81

4

Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely

03

14.29

5

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng

02

9.53

6

 Tổng cộng

21

100

Qua kết quả ở bảng 3, cho thấy: Trong tổng số 21 sân của các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng của tp. Thanh Hóa, dẫn đầu là số sân của Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng 08 sân (38.10%), tiếp đến Trung tâm Bóng đá CĐ Ngôi sao xứ Thanh 05 sân (23.81%); 03 trung tâm từ 2-3 sân (9.53%-14.29%). Loại sân cỏ nhân tạọ. Tổng diện tích các sân (ước m2): 3780 m2

                 Bảng 4. Kết qủa khảo sát kinh phí đầu tư thiết bị bổ trợ của các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng Tp.Thanh Hóa

 

TT

 

Trung tâm

Thiết bị

(triệu đồng)

 

Tỷ lệ

%

1

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng

24

40.0

2

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Như Đô

08

13.34

3

Trung tâm Bóng đá CĐ Ngôi sao xứ Thanh

15

25.0

4

Trung tâm Bóng đá cộng đồng G8 Omely

07

11.67

5

Trung tâm Bóng đá cộng đồng Đình Tùng

06

10.0

6

Tổng cộng

60

100

 

Kết qủa khảo sát kinh phí đầu tư thiết bị bổ trợ  của các trung tâm bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng Tp.Thanh Hóa ở bảng 4 cho thấy: Trong tổng số 60 triêu, Trung tâm Bóng đá cộng đồng Việt Hùng đầu tư nhiều nhất 24 triệu (40.0%), kế theo là Trung tâm Bóng đá CĐ Ngôi sao xứ Thanh 15 triệu (25.0%); các trung tâm còn lại từ 6-8 triệu (10.0%-13.34%). Nhìn chung cơ sở vật chất sân bãi, y tế, dịch vụ, an ninh, các công trình phụ trợ của các trung tâm cơ bản đáp ứng tập luyện của học viên. Tổ chức thi đấu nội bộ thường xuyên; không xảy ra chấn thương mức độ nguy hiểm.

Trong 2-3 năm trở lại đây, phong trào đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, sân bãi khá sôi động ở tp. Thanh Hóa. Hầu hết các sân bóng đều tổ chức các lớp bóng đá cộng đồng, duy trì hoạt động thường xuyên trong năm. Với định hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động, các trung tâm, cơ sở bóng đá cộng đồng đều tổ chức các giải nội bộ, giải giao lưu, từ đó hình thành các đội bóng đá của các trung tâm, tham gia các giải đấu, festival bóng đá cộng đồng do tp.Thanh Hóa tổ chức.

Sự phát triển của các trung tâm, cơ sở bóng đá cộng đồng của Tp Thanh Hóa còn lan tỏa mạnh mẽ tới nhiều địa phương khác trong tỉnh như TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, các huyện Thường Xuân, Quảng Xương, Thọ Xuân, Hà Trung, Nga Sơn, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc. Bình quân mỗi huyện đều có từ 4-5 sân cỏ nhân tạo hiện đại. Đây cũng là những cơ sở làm bóng đá cộng đồng, góp phần đáng kể thúc đẩy phong trào TDTT các địa phương phát triển sôi động, đáp ứng nhu cầu luyện tập thể thao, nâng cao thể chất trong tình hình mới. Các trung tâm, cơ sở đào tạo bóng đá cộng đồng đều hoạt động theo định hướng chuyên nghiệp hóa, từ đó phát hiện các tài năng trẻ, đóng góp cho các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của tỉnh Thanh Hóa và trong nước.

Qua thống kê sơ bộ từ Liên đoàn Bóng đá Thanh Hóa, các cầu thủ trẻ có tài năng được phát hiện, tuyển chọn từ sân chơi bóng đá cộng đồng trong tỉnh cho các trung tâm đào tạo trẻ có tiếng của cả nước như Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, Viettel, Hà Nội FC, Học viện Juventus Việt Nam, PVF, Câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa... ngày càng tăng lên. Việc phát triển mô hình bóng đá cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có sự phát triển sôi động, tích cực. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đều có định hướng mở rộng quy mô với nhiều cơ sở đào tạo, dịch vụ, tăng số lượng sân bãi, đi kèm với đó là trang bị các thiết bị, dụng cụ tập luyện, huấn luyện thi đấu hiện đại. Sự cạnh tranh giữa các trung tâm, cơ sở bóng đá cộng đồng ngày càng tăng.

Để phát triển bóng đá cộng đồng tp. Thanh Hóa phải kể đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển bóng đá cộng đồng của Công ty CP phát triển Việt Hùng. Khởi điểm chỉ với một sân bóng nhỏ - sân bốn mùa tại phường Đông Vệ (tp. Thanh Hóa), công ty tiếp tục đầu tư thêm hệ thống sân cỏ nhân tạo hiện đại, đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 5.000m2 tại phường Đông Hương (tp.Thanh Hóa). Bên cạnh 3 sân bóng mini đẹp, có dàn đèn chiếu sáng bảo đảm có thể phục vụ thi đấu vào ban đêm; hệ thống thoát nước hoạt động nhanh, hiệu quả và nhiều công trình phụ trợ khác như phòng thay đồ, căng tin... Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5-2019 đến nay, sân bóng bóng đá Việt Hùng đã đáp ứng nhu cầu tập luyện bóng đá của hàng chục câu lạc bộ, đội bóng đá phong trào trên địa bàn tp.Thanh Hóa.

Cơ sở vật chất, sân bãi, các công trình phụ trợ hiện đại chính là điều kiện tốt để Trung tâm bóng đá Việt Hùng bắt tay vào việc phát triển mô hình bóng đá cộng đồng. Từ mùa hè năm 2019 đến nay, trung tâm đã liên tục mở các lớp đào tạo bóng đá cộng đồng, đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất cho trẻ em, thanh, thiếu niên trên địa bàn tp Thanh Hóa. Trung tâm đã tuyển sinh và duy trì hoạt động 4 lớp bóng đá cộng đồng với sự tham gia của trên 120 em. Không dập khuôn cách làm như trước kia, Trung tâm có cách làm riêng, mới mẻ hơn. Các lớp bóng đá cộng đồng được đội ngũ HLV chuyên nghiệp có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, các cộng tác viên là giảng viên các trường đại học TDTT, các cựu cầu thủ chuyên nghiệp giảng dạy. Các em tham gia lớp bóng đá cộng đồng được học tập, rèn luyện trong điều kiện tốt, chuyên nghiệp. Chỉ chưa đầy 2 năm đi vào hoạt động, mô hình bóng đá cộng đồng của Trung tâm bóng đá Việt Hùng đã đạt những kết quả tích cực. Nhiều em là thành viên các lớp đào tạo bóng đá cộng đồng đã vượt qua kỳ thi tuyển chọn cầu thủ tài năng của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ hàng đầu cả nước như Học viện Juventus Việt Nam, Câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa, trở thành thành viên của đội tuyển bóng đá nhi đồng thành phố Thanh Hóa tham gia giải toàn quốc...

Trung tâm bóng đá Việt Hùng cũng là nhà tài trợ, đồng hành cùng đội tuyển U11 TP Thanh Hóa tham gia vòng chung kết giải U11 toàn quốc năm 2020. Với sự đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, cách làm bóng đá cộng đồng phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

Trung tâm bóng đá Việt Hùng hiện đang là địa chỉ được các bậc phu huynh trên địa bàn tp.Thanh Hóa tin tưởng, chọn lựa. Thành công trong một thời gian ngắn của Trung tâm bóng đá Việt Hùng đã tác động tích cực tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư khác trên địa bàn tp.Thanh Hóa và các địa phương khác. Nhiều trung tâm đã có sự đầu tư nâng cấp hệ thống sân bãi, thay mới mặt cỏ, trang thiết bị có giá trị từ vài tỷ đồng cho tới hàng chục tỷ đồng, cũng như triển khai mô hình bóng đá cộng đồng, mở các lớp dạy bóng đá đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội.

4.3. Một số giải pháp:

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng thành phố Thanh Hóa, đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

1) Đưa bóng đá cộng đồng tiếp cận trường học, vì số lượng học sinh yêu bóng đá rất hùng hậu.

2) Các lớp bóng đá cộng đồng được đội ngũ HLV chuyên nghiệp có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, các cộng tác viên là giảng viên các trường đại học TDTT, các cựu cầu thủ chuyên nghiệp giảng dạy.

3) Xây dựng, ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề, tổ chức đăng ký, quản lý thống nhất hồ sơ của các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực bóng đá cộng đồng.

4) Phát triển mạng lưới các sân vận động quy mô nhỏ tại các trường học; các sân vận động đơn giản tại xã, phường, liên thôn, khu đô thị, cụm dân cư, khu công nghiệp....Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp, tư nhân tham gia xây dựng các sân bóng đá mi-ni hoạt động theo hình thức kinh doanh dịch vụ có thu phí.

5) Các doanh nghiệp, tổ chức làm dịch vụ bóng đá cộng đồng phải có sự đầu tư toàn diện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hóa. Có như vậy mới thu hút, giữ chân các học viên tới luyện tập bóng đá thường xuyên.

  1. Thảo luận

Có thể thấy, mặc dù các mục tiêu, chỉ số đưa ra đã thể hiện thực trạng hoạt động của các trung tâm bóng đá cộng đồng cho thiếu niên nhi đồng trên đại bàn thành phố Thanh hóa, song để đạt được các mục tiêu đó vẫn là những thách thức lớn. Các vấn đề về chất lượng đội ngũ huấn luyện viên, công tác tổ chức hoạt động của các trung tâm bóng đá cộng đồng, đặc biệt vấn đề cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu vui chơi, tập luyện luôn thiếu chưa đáp ứng, tâm lý của phụ huynh đang còn tư tưởng chỉ cho con học văn hóa mà chưa quan tâm đến sức khỏe con em mình. Từ những phân tích trên có thể thấy mục tiêu phát triển bóng đá cộng đồng cho đối tượng thiếu niên nhi đồng luôn rất cần thiết trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội.

  1. Kết luận:

Những năm qua, hoạt động bóng đá phong trào, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh nhà và thành phố Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh sự đầu tư các sân cỏ nhân tạo của các cá nhân, doanh nghiệp thì sự xuất hiện các trung tâm, CLB bóng đá cộng đồng đã mang lại sức hút cũng như sự đa dạng cho hoạt động bóng đá phong trào, tạo tiền đề phát triển bóng đá chuyên nghiệp bền vững. Sân chơi bổ ích này cần được nhân rộng để các em được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, là nơi tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng, nuôi dưỡng ước mơ tiến vào con đường bóng đá chuyên nghiệp.

Vì vậy để phong trào phát triển bền vững cần có các giải pháp phù hợp để bóng đá cộng đồng thiếu niên, nhi đồng phát triển bền vững, gồm: Đưa bóng đá cộng đồng tiếp cận trường học; Được đội ngũ HLV chuyên nghiệp có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, các cộng tác viên là giảng viên các trường đại học TDTT, các cựu cầu thủ chuyên nghiệp giảng dạy; Xây dựng, ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn hành nghề, tổ chức đăng ký, quản lý thống nhất hồ sơ của các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực bóng đá cộng đồng; Phát triển mạng lưới các sân vận động quy mô nhỏ tại các trường học; các sân vận động đơn giản tại xã, phường, liên thôn, khu đô thị, cụm dân cư, khu công nghiệp; Các doanh nghiệp, tổ chức làm dịch vụ bóng đá cộng đồng phải có sự đầu tư toàn diện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp hóa.

Nguồn: Kết quả bước đầu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại các Trung tâm bóng đá cộng đồng dành cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.

 

 

Tài liệu tham khảo:

[1]. Chetưrơco. A. M (1962), Công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên, Nxb TDTT, Hà Nội.

[2]. Ma Tuyết Điền (2001), Bóng đá kỹ thuật và phương pháp tập luyện, Nxb TDTT Hà Nội.

[3]. Thanh Huyền (2001), “Các bài tập cho VĐV bóng đá”, Thông tin khoa học TDTT (1)

[4]. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi (tập 1-lứa tuổi từ 11-14), Nxb TDTT, Hà Nội

[5]. Diên Phong (1999), 130 câu hỏi và trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội.

[6]. https://Baothanhhoa.vn

[7]. https://Thethao.gov.vn.

 

1 Trung tâm Đào tạo các môn Năng khiếu thể thao - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Nguồn tin: TTĐTNK CMTT,   Tác giả: Amid
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Bài báo khoa học - Th.s Nguyễn Công Thành (10/12/20)
 Bài báo khoa học- Th.s Phan Hồng Thái, Th.s Phạm Cẩm Hùng (10/12/20)
 Báo cáo đề tài khoa học cấp trường năm 2020 (10/12/20)
 Những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay (06/05/20)
 Phát triển phong trào Thể dục thể thao (TDTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. (06/05/20)
 Họp thẩm định thuyết minh đề tài cơ sở năm 2019  (24/05/19)
Hôm nay 205
Hôm qua 193
Tuần này 1147
Tháng này 9461
Tất cả 1376553
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU CÁC MÔN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường

Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn