Hiển thị tin tức
Tài liệu chuyên môn
Các đội hình chiến thuật hiệu quả nhất

Bạn có bao giờ đứng trên sân và tự nghĩ rằng bạn đã thua một trận đấu đáng lẽ bạn phải thắng – chỉ vì bạn và đồng đội chưa tổ chức đội hình tốt?

Vì bạn đang chơi bóng trên sân 7 người nên việc có những ý tưởng rõ ràng về đội hình chiến thuật của đội bóng là rất quan trọng.

Ở mọi thể loại bóng đá, có được những cầu thủ cá nhân giỏi chỉ là một phần của công thức dành chiến thắng. Phần còn lại là có những ý thức rõ ràng về cách bạn và các đồng đội chơi bóng. Một đội hình tốt là đội hình khơi dậy tất cả những điểm mạnh nhất của mỗi cá nhân.

Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những đội hình mà đội của bạn có thể thử để tổ chức thi đấu tốt và dành những chiến thắng thuyết phục.

Nguyên tắc cơ bản – dù chơi đội hình nào

Tất cả mọi đội hình tốt đều cần 2 yếu tố:

  1. Sự cân bằng

Mọi thứ sẽ chạy tốt khi có một sự cân bằng tự nhiên trong đội bóng của bạn. Nếu cả 6 cầu thủ trên sân đều nghĩ họ là những cầu thủ tấn công thì bạn đang gặp một vấn đề lớn dù thi đấu trước một đối thủ yếu. Tương tự vậy nếu cả 6 cầu thủ đều bị kẹt trong phòng thủ. Mục tiêu của bạn là cần đạt được sự cân bằng vừa đủ giữa tấn công và phòng thủ, giữa cánh trái và cánh phải.

  1. Chơi bóng với điểm mạnh của mỗi người

Tôi ước có thể cho bạn một đội hình duy nhất có thể chơi tốt cho mọi đội bóng. Đáng buồn thay điều đó không tồn tại bởi vì mỗi đội bóng được tạo thành bởi những cá nhân khác nhau và bạn cần tìm ra một cách chơi bóng thể hiện những tài năng xuất chúng của họ.

Có thể đội của bạn có vài cầu thủ có khả năng kiểm soát một khu vực với tốc độ cao – bạn có thể nghĩ đến việc để họ đá cánh. Có thể bạn có 2 tiền đạo xuất sắc và họ thi đấu với nhau một cách ăn ý – thách thức của bạn là xây dựng một đội hình có thể hỗ trợ tốt nhất cho họ.

Không có câu trả lời đúng hay sai khi nói đến đội hình. Trong hầu hết các trường hợp, các đội bóng giỏi thường thử nghiệm một vài hệ thống trước khi ổn định với một hoặc hai đội hình phù hợp nhất với đội bóng. Và bạn nên nhớ, một hệ thống cần thời gian và sự kiên nhẫn của cầu thủ để hiểu vai trò của họ nên đừng mong đợi một thành công ngay lập tức.

2-3-1 Lựa chọn phổ biến

Đội hình này là một trong những đội hình phổ biến nhất. Đội hình này đặt gánh nặng lên cầu thủ tiền vệ, người sẽ giúp hậu vệ phòng thủ cũng như hỗ trợ tiền đạo tấn công. Bởi vì nó là sự pha trộn giữa hỗ trợ phòng thủ và tiềm năng tấn công nên đội hình này được sử dụng phổ biến nhất.

Ưu điểm:

Cung cấp một nền tảng phòng ngự vững chắc.

Tiền vệ có thể giúp bọc lót cho hàng phòng ngự khi cần thiết, cũng như hỗ trợ tấn công, tạo nên một đội hình năng động.

Cung cấp một cự ly rộng giữa tiền vệ trái và tiền vệ phải. Điều này đặc biệt tốt nếu họ có tốc độ và thể lực ổn định để hỗ trợ tấn công và phòng thủ.

Hạn chế:

Đưa ra quá nhiều nhiệm vụ cho hàng tiền vệ, những người mà sự linh hoạt và đa tài của họ là chìa khóa làm cho đội hình hoạt động hiệu quả.

Tạo ra rủi ro khi chỉ có 2 hậu vệ để phòng thủ nếu hàng tiền vệ không tuân thủ việc lùi về hỗ trợ.

Có thể thiếu sự hỗ trợ cho hàng tiền đạo.

2-1-2-1 – Một cách phòng thủ

Rất giống với đội hình 2-3-1, nhưng đội hình này chủ động chia hàng tiền vệ thành hai tiền vệ tấn công và một tiền vệ thiên về phòng thủ. Dĩ nhiên mọi cầu thủ tiền vệ đều phải tham gia vào tấn công và phòng thủ, nhưng đội hình này phân định rõ giữa các cầu thủ trong đội: 3 cầu thủ sẽ tấn công nhiều hơn và 3 cầu thủ sẽ phòng thủ nhiều hơn. Điều này rất tuyệt vời nếu tiền vệ phòng ngự là một cầu thủ giỏi kiểm soát bóng để có thể phát động tấn công cũng như bọc lót phòng ngự.

Ưu điểm:

Tạo ra sự cân bằng giữa phòng thủ và tấn công.

Phân định rõ một tiền vệ phòng ngự sẽ giảm thiểu rủi ro tất cả tiền vệ lo tấn công mà không hỗ trợ phòng thủ.

Các tiền vệ cánh tạo ra cự ly hàng ngang rộng rãi.

Khuyết điểm:

Rủi ro của đội khi hoạt động 2 bộ phận tách biệt nhau – 3 cầu thủ phía trên tấn công và 3 cầu thủ phía dưới phòng thủ – hơn là một đội bóng kết dính.

Tiền vệ phòng ngự cần ý thức chiến thuật tốt và là một người phân phối bóng rất giỏi.

1-1-3-1: Sẵn sàng tấn công

Có thể bạn là một người có xu hướng tấn công và bạn muốn sử dụng đội hình 1-1-3-1. Đội hình này giữ một cầu thủ chơi sâu xuống phía sau để đối phó với nguy cơ phản công của đối phương khi các tiền vệ dâng cao để tấn công, giữ một tiền vệ phòng ngự phía sau để hỗ trợ hậu vệ nếu cần thiết. Đây không phải là đội hình phổ iến nhưng là một đội hình dành cho các đội bóng mê tấn công.

Ưu điểm:

Tập trung vào tấn công – rất phù hợp với các đội đang muốn hủy diệt trận đấu.

Tăng cường các cầu thủ tập trung vào khu vực trung tâm của sân.

Khuyết điểm:

Hậu vệ duy nhất sẽ cần phải rất giỏi và cứng cỏi ( và nhanh nếu có thể) khi sự hỗ trợ phòng thủ bị hạn chế.

Tạo ra khoảng trống để đối thủ phản công.

3-2-1 – Đội hình “cây”

Một chiến thuật có xu hướng phòng thủ. Với 3 cầu thủ phía sau cung cấp một nền tảng vững chắc để xây dựng tuyến trên. Mặc dù vậy, nhiều huấn luyện viên chuyên nghiệp không cho rằng đây là một chiến thuật phòng ngự. Nó có thể chuyển thành đội hình tấn công khi đẩy cao hàng hậu vệ hoặc đẩy hậu vệ trung tâm lên tuyến giữa khi tấn công.

Ưu điểm:

Cung cấp một nền tảng phòng thủ vững cách để từ đó xây dựng phương thức tấn công.

Rất phù hợp khi đang thi đấu chống lại đội bóng giỏi hơn hoặc tốc độ nhanh hơn.

Khuyết điểm:

Có thể thiếu sự hỗ trợ cho tiền đạo.

Có thể thiếu cự ly hàng ngang và hạn chế những lựa chọn chuyền lên cho tiền đạo khi bị đối phương “cắt ngang” tiền đạo.

Hai đội hình hiếm: 2-2-2 và 1-4-1

Hai đội hình hiếm khi sử dụng trong thi đấu bình thường là 2-2-2 và 1-4-1. Về lý thuyết, hai đội hình này đều có sự cân bằng một cách tuyệt vời giữa tấn công và phòng thủ nhưng không có cái nào được sử dụng phổ biến.

Đội hình 2-2-2 không mang lại cự ly hàng ngang tốt, thay vào đó nó tạo ra khoảng trống để các cầu thủ tấn công có phạm vi chạy hàng ngang rộng hơn. Nhưng điều này chỉ hiệu quả khi tất cả cầu thủ phải có sự tuân thủ kỷ luật về vị trí để chạy cả hàng dọc và hàng ngang, cũng như để cho các đồng đội bọc lót chuẩn xác.

Đội hình 1-4-1 là một phiên bản mở rộng của nguyên tắc chính. Nếu bạn có những cầu thủ giỏi có thể tham gia cả tấn công và phòng thủ, và có ý thức kỷ luật để làm cả 2 thì sử dụng 4 tiền vệ thay phiên nhau giữa các nhiệm vụ cũng là một lựa chọn có thể được. Đội hình này mang lại sự linh hoạt và năng động cao nhất trong số các đội hình, mặc dù tôi nghi ngờ nó trông có vẻ như lộn xộn nhất.

Chiến thuật cao cấp – Pha trộn các đội hình trên

May mắn thay 7 cầu thủ trên sân không phải đi vòng quanh hết cả sân trong suốt thời gian thi đấu. Các cầu thủ sẽ bị kéo ra khỏi vị trí do đó rất cần sự bọc lót, và có thể đó cũng là điều tốt khi áp dụng một đội hình khác khi tấn công để thêm yếu tố bất ngờ. Vì vậy đừng làm cho đội hình của bạn quá cứng nhắc.

Trong đội hình đá sân nhỏ, cũng sẽ hơi nhạy cảm nếu nói đến việc sử dụng ít nhất 2 chiến thuật trong trận đấu. Đừng làm phức tạp hóa vấn đề, cố gắng giới hạn bản thân chỉ nói về 2 đội hình đơn giản nhất, một sử dụng khi bạn phòng thủ và một sử dụng khi bạn tấn công.

Điều này sẽ giúp ích cho các cầu thủ và sẽ hiệu quả hơn nếu vẽ cho họ thấy vị trí khi phòng thủ và tấn công của họ.

Ví dụ như dưới đây:

Hình ảnh trên chỉ rõ cách làm thế nào đội bóng áp dụng một đội hình thiên về phòng ngự khi phòng thủ và sử dụng một đội hình thiên về tấn công khi bóng đang tiến lên phía trước. Như trong hình này, khi đội bóng đang phòng thủ, họ chơi 3 cầu thủ phía dưới với 2 tiền vệ trung tâm. Ngược lại, khi phòng thủ chuyển sang tấn công, 2 tiền vệ trung tâm dâng lên và trải rộng ra để cung cấp nhiều lựa chọn tấn công, trong khi hậu vệ trung tâm di chuyển lên vị trí tiền vệ như một cầu thủ kiểm soát bóng. Nếu bạn là một cầu thủ tư duy chiến thuật tốt, kiểm soát bóng giỏi ở vị trí phòng ngự thì đội hình này chắc chắn là một đội hình rất hiệu quả.

Trên đây là một ví dụ khác thể hiện cách 2 đội hình được pha trộn như thế nào. Trong khi đội hình 4-1-1 có xu hướng quá phòng thủ dành cho hầu hết đội bóng sử dụng trong trận đấu, đây có thể là một đội hình bạn sẽ muốn đồng đội của mình thực hiện nếu bạn là một hậu vệ lùi sâu. Miễn là khi bạn tấn công, các cầu thủ chạy cánh có thể dâng cao nhanh nhất để hỗ trợ sức tấn công, biến nó thành đội hình 2-1-3. Tiền vệ trung tâm cũng có thể dâng cao, để lại 2 hậu vệ chính sẵn sàng chống lại nguy cơ phản công. Dĩ nhiên đội hình này đòi hỏi 2 hậu vệ cánh rất năng động và tích cực di chuyển, nó sẽ rất hiệu quả khi sắp xếp đúng cầu thủ.

Chia sẻ ý tưởng của bạn

Mặc dù đá sân 7 người chỉ có 6 cầu thủ nhưng có rất nhiều khả năng xảy ra khi khi xây dựng một chiến thuật và đội hình thi đấu. Không có giải pháp duy nhất. Mỗi đội bóng sẽ có những nhu cầu cụ thể của riêng họ tùy thuộc vào khả năng cá nhân và ý thức chiến thuật của các cầu thủ. Để làm cho mọi việc đúng chính xác hoàn hảo sẽ cần rất nhiều lần thử nghiệm và sai lầm, cũng như sự kiên nhẫn, nhưng lợi ích nó mang lại sẽ rất rõ khi đội bóng của bạn cuối cùng cũng hiểu được cách hệ thống hoạt động.

Nguồn tin: TT TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 GÓC CHIẾN THUẬT SÂN 7 (21/02/19)
 Luật bóng đá sân 7 (02/11/18)
 Luật bóng đá Mini sân 5 (02/11/18)
Hôm nay 199
Hôm qua 829
Tuần này 1383
Tháng này 4965
Tất cả 1365035
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU CÁC MÔN THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường

Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn