Hôm nay 557
Hôm qua 1139
Tuần này 3598
Tháng này 23349
Tất cả 5044943
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Sách, thư viện và văn hóa đọc – tầm nhìn cho tương lai

Vai trò của các loại sách

Con người, với khả năng thiên phú là biết đọc chữ và lan truyền tri thức qua các vật liệu lưu chữ như đá, gỗ, giấy và gần đây là các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, thực chứng cuộc sống con người, chúng ta còn có thể gọi tên hai loại sách khác gồm sách tự nhiên và sách xã hội. Sách tự nhiên là muông thú, dòng sông, cây cỏ…Ở những cuốn sách này chúng ta đọc được rất nhiều điều bằng sự quan sát và các cảm quan khác. Kế đến, những cuốn sách xã hội là sự giao tiếp giữa các cá thể trong xã hội. Qua giao tiếp, con người lan truyền và chia sẻ tri thức cho nhau, làm tri thức được lũy tích trong tiềm thức của cộng đồng cấp làng xã đến quốc gia. Sách lưu trữ, sách tự nhiên và sách xã hội càng được “đọc” nhiều bởi các thành viên xã hội, thì các thành viên dễ gần nhau hơn, tri thức được khai thác để tạo thành các giá trị mới. Bởi trong các hoạt động đọc sách lưu trữ, sách tự nhiên và sách xã hội, người đọc đã tự học và hành thông qua nhận đầu vào thông tin và bằng những liên tưởng, nối kết và huy động thông tin trong trí não để chia sẻ cho người khác bằng miệng, bằng các bài viết và xa hơn là sáng chế. Như vậy, sách đóng vai trò lưu trữ thông tin, tri thức và phản chiếu từng giai đoạn phát triển của nhân loại. Sách đặt nền móng cho sự phát triển của từng cá thể trong một quốc gia. Quan trọng hơn, sách nền móng cho sự phát triển của quốc gia. Vậy, nơi nào giúp chúng ta tiếp cận được nhiều tri thức loại nhiều nhất và có hệ thống nhất, đó là thư viện.

Thư viện

Bản thân thư viện là ngành khoa học với đầu ra của nó là tri thức được khai thác tốt nhất gồm cả chiều rộng và chiều sâu. Thư viện cung cấp kiến thức chuyên ngành và liên ngành cho các đối tượng học theo kênh giáo dục chính thống và giáo dục đại chúng. Thư viện là hạ tầng cứng tạo nên nền tảng nhân văn và sáng tạo quốc gia, là xương sống cho sự phát triển của toàn xã hội, là yếu tố đảm bảo ổn định chính trị…Thư viện với sách trong nó dung chưa các giá trị cốt lõi là thúc người học đến với tri thức một cách chủ động. Khi con người gần sách và chủ động đến với sách, việc lĩnh hội và lưu dấu tri thức nơi trí não nhiều, đa dạng và bền vững. Khi phần đa các thành viên xã hội xem việc đọc sách lĩnh hội tri thức từ sách như thói quen, văn hóa đọc trên quy mô quốc gia nghiễm nhiên tồn tại.

Văn hóa học

Lâu nay, chúng ta nói nhiều và được nghe nhiều về cụm từ văn hóa đọc. Người thì cho rằng văn hóa đọc bị xuống cấp, người khác lại cho rằng văn hóa nghe nhìn văn hóa đọc và người thì cho rằng Việt Nam chưa có văn hóa đọc. Thực tế, với một đất nước vừa thoát nạn mù chữ được hơn nửa thế kỷ. Sự đọc trước đây của ông tú, ông cử, ông nghè bị giới hạn bởi sách và tư tưởng nhập từ Trung Quốc. Nước ta có nền đọc mỏng trong cả ngàn năm và không có phát kiến gì cho nhân loại thì thói quen đọc chỉ khu trú trong một nhóm nhỏ dùi mài kinh sử để “tiến vi quan, thoái vi sư”, bởi vậy thói quen đọc sách chưa phổ biến trong xã hội từ 1945 trở về trước? Từ 1945 đến 1980, hết chiến tranh với Pháp, Mỹ, Nhật rồi Trung Quốc, vài thập niên sau đó đói kém và hệ thống thư viện nông thôn nơi chiếm 80% dân số không hoạt động thì văn hóa đọc có hình thành được không? Cần khẳng định ngay chúng ta chưa có văn hóa đọc và cấp thiết xây dựng nó.

Tầm nhìn cho tương lai

Sách, thư viện và văn hóa đọc là ba thành tố quan hệ cộng sinh. Không có sách thì không có thư viện, không có thư viện thì không có văn hóa đọc trên quy mô quốc gia và khi nói đến văn hóa đọc thì phải nói đến sách, thư viện và thói quen đọc sách của đại chúng. Vậy chúng ta làm gì để ba thành tố trên kiến tạo nền tảng nhân văn và sáng tạo như là xương sống cho sự phát triển đất nước theo hướng dân chủ văn minh?

Trước hết, tầm nhìn của toàn xã hội đối với sách, thư viện và văn hóa đọc phải nhất quán từ gia đình đến xã hội, từ chính quyền cấp địa phương đến trung ương và đảo xuống. Tầm nhìn văn hóa đọc phải gắn liền giữa thiết kế vĩ mô của ngành xuất bản và hoạt động vi mô ở các hiệu sách, đơn cử, cần đưa ra các tiêu chí bắt buộc cho các hiệu sách trong việc phân vùng sách cho thiếu nhi gồm sách khoa học, sách văn học, tiếng Anh riêng biệt, đặc biệt chú trọng đến việc dịch sách khoa học phục vụ học sinh tiểu học đến trung học phổ thông…. Tầm nhìn văn hóa đọc phải được xem là yếu tố cốt tử của giáo dục chính thống, chất lượng giáo dục cần được thể hiện qua việc đọc sách và sáng tạo của học sinh. Tầm nhìn văn hóa đọc phải gắn liền với tầm nhìn phát triển đất nước.

Chúng ta cần đối mặt với thực tế rằng giáo dục không gắn liền với việc khai thác sách đa dạng từ kênh thư viện mà chỉ giới hạn trong sách giáo khoa và giáo trình. Hơn nữa, hệ thống thư viện tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông chỉ vẻn vẹn vài ba trăm đầu sách. Tệ hại hơn, số lượng học sinh được khai thác số sách ấy cũng rất ít.

Vậy những việc cần làm ngay để hệ thống thư viện rộng khắp được xây dựng nhằm hấp dẫn người đọc đến với sách? Trước hết, cần hiện thực hóa nội dung mà Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra trong mô hình lớp học tiểu học mà ban thư viện là thành phần trong đó. Nghĩa là, mỗi lớp học cần có một tủ sách để học sinh khám phá và chia sẻ. Tương tự, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông cần áp dụng ban thư viện như trường tiểu học để các lớp học có các tủ sách. Việc đánh giá chất lượng học sinh phải thông qua sự đọc rộng và sâu của các em, chẳng hạn, Bộ giáo dục & Đào tạo cần học cách khuyến khích học sinh sáng tạo và chế tạo từ bộ sách Tập làm nhà phát minh như Phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình đã làm. Ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung Cần phải thức tỉnh nhân tâm của các hiệu trưởng bằng cách đưa ra tiêu chí cho ngành GD và phụ huynh học sinh đánh giá hiệu trưởng và trường học thông qua đọc sách. Khi hiệu trưởng có sức ép chuyên môn, hành chính và xã hội thì họ sẽ làm tốt.

Các ngành văn hóa nghệ thuật cần nghệ thuật hóa các hoạt động thư viện, các hoạt động khuyến đọc đến cấp lớp học và thôn xóm. Chúng ta chưa có bài hát nào cổ vũ xây dựng tủ sách, cổ vũ văn hóa đọc, đặc biệt tầng lớp trí thức phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc nâng cao dân trí mà họ thủ vai chính dẫn dắt xã hội.

 

Nguồn: https://www.facebook.com/nqthach

Tác giả: Trung tâm thông tin - thư viện
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Hội nghị triển khai thực hiện Luật thư viện của Liên chi hội Đại học khu vực Phía Bắc (15/07/20)
 [Infographics] Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng (18/05/20)
 Triển lãm trực tuyến Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (18/05/20)
 108 Chuyện Vui Đời Thường Của Bác Hồ (14/05/20)
 Bí mật ở những ngôi làng kỳ lạ nhất thế giới (14/05/20)
 11 điểm mới về tuyển sinh năm 2020 (14/05/20)
 Những sự kiện công nghệ được chờ đợi trong năm 2020 (14/05/20)
 Những điểm mới nhất đã "chốt" về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (29/04/20)
 Top 10 trang web đọc sách online miễn phí dành cho mọt sách (23/04/20)
 Ngồi nhà dạo hội sách (23/04/20)
Hôm nay 557
Hôm qua 1139
Tuần này 2561
Tháng này 23349
Tất cả 5044943
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường