Hôm nay 585
Hôm qua 656
Tuần này 4632
Tháng này 19519
Tất cả 5041113
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Văn hóa đọc thời đại Công nghệ thông tin

Không thể phủ nhận rằng bạn đọc trong nước cũng như trên thế giới hiện nay đã, đang có rất nhiều cơ hội để tiến gần hơn tới nền văn minh tiến bộ. Ngày nay, không ít bạn trẻ trong chúng ta quan niệm rằng, đọc đơn thuần chỉ là một hình thức để tiếp nhận thông tin. Quan niệm đó tuy không sai nhưng thực sự chưa đầy đủ. Đọc còn được xem là một trong những loại hình văn hóa. Văn hóa đọc ở đây không chỉ đơn thuần là đọc và đọc bất kỳ sách gì mà cần hiểu rộng hơn đó là kỹ năng đọc, tích lũy thông tin qua cả khả năng nghe, nhìn.

      So với trước kia, thì chúng ta có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với nền văn hóa đọc vô cùng phong phú. Đặc biệt, sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây đã tạo nên bước ngoặt lịch sử trong phương thức tiếp cận thông tin. Thay vì lần tìm trên từng trang sách thì chỉ cần một cái nhấp chuột các bạn đã có trong tay một khối lượng thông tin cần tìm một cách nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của các sách điện tử, mạng thông tin trong tương lai có thể tạo động lực phát triển lâu dài cho văn hóa đọc. Tuy nhiên, trên thực tế có một nghịch lý là thực trạng nhiều người hiện nay đang ngày càng thờ ơ với việc đọc sách. Chính những sự quá đầy đủ cũng như phương thức khai thác thông tin khá tiện lợi nhờ Internet đã dẫn tới một hệ quả tất yếu, đó là sự ỷ lại và tính thụ động trong việc khai thác và tiếp nhận thông tin. Thay vì đọc, nghiên cứu các tác phẩm có giá trị thì hầu như các bạn trẻ dường như dễ chấp nhận hơn với những cuốn sách chạy theo thị hiếu, đọc báo, tìm thông tin qua mạng. Nếu không có những biện pháp khắc phục, hay một cách nhẹ nhàng hơn là khuyến khích các bạn trẻ có lòng ham mê đọc sách để tự tìm tòi và rút ra cho bản thân những bài học của riêng mình; nếu để cho hiện trạng này trở nên phổ biến và kéo dài thì thật khó hy vọng vào những ý tưởng sáng tạo, những công trình khoa học tầm cỡ trong tương lai.

      Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, đồng thời phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, các bạn trẻ phải cố gắng hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phim ảnh, Internet… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất. Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hóa đọc.

      Điều đó không có nghĩa là văn hóa đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hóa đọc sẽ dần dần trở lại vị trí đúng của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hóa lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe, nhìn không thể làm được. Sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống… chỉ có thể có được qua việc đọc. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Khi đọc sách, trực quan sẽ cảm nhận sâu sắc hơn, kiến thức đọng lại sẽ lâu hơn và việc đọc đòi hỏi phải kiên trì. Đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc. Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết của mỗi con người. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của người đó. 

      Như trên đã nói các loại hình văn hóa lành mạnh chỉ bổ sung cho nhau chứ không triệt tiêu lẫn nhau, chính vì vậy dù hiện tại và ngay cả sau này các hình thức tiếp nhận thông tin qua Internet, qua các phương tiện nghe nhìn có phát triển mạnh mẽ đến đâu chăng nữa thì văn hóa đọc và sách vẫn được xem là một kênh tiếp nhận thông tin quan trọng của mọi người. Theo thống kê của Cục Xuất bản, trong năm 2013, bất chấp tình hình suy thoái kinh tế chung, ngành xuất bản vẫn cho ra mắt 26.933 tên sách mới với số bản in hơn 279.720.000 bản, chỉ giảm 3,8% số tên sách mới so với năm 2012, số lượng giảm là không đáng kể. Không những thế, giá sách hiện nay cũng bắt đầu có xu hướng giảm so với trước. Không phải cho chi phí bản quyền, in ấn, xuất bản… giảm mà là do người làm sách chủ động giảm bớt lợi nhuận để tăng lượng bạn đọc. Năm 2014 là năm đáng ghi nhớ với sự xuất hiện lần đầu tiên của Ngày sách Việt Nam (21/4), điều này cho chúng ta thấy Nhà nước ta đã nhìn ra tầm quan trọng của việc đọc và phát hành sách. 

     Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tôn vinh văn hóa đọc và vai trò của các thư viện là gì? Bên cạnh những chủ trương lớn của Nhà nước, sự định hướng của nhà trường, xã hội hay phương tiện thông tin đại chúng,… rất cần sự góp tay của hệ thống các thư viện quốc gia, hệ thống các thư viện của các bộ, nghành ... để tôn vinh văn hóa đọc, đưa sách mà trong đó là những kiến thức hàng ngàn năm tích lũy của nhân loại đến với bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ tuổi. Hãy thay đổi cách nghĩ: thư viện chỉ là nơi giữ sách và người đọc sẽ chỉ tìm đến đó khi cần tra cứu thông tin. Hãy biến thư viện thành hệ thống thông tin mở để vừa là nơi lưu giữ thông tin nhưng cũng là nơi giới thiệu những thông tin hữu ích và thú vị đến với công chúng, góp phần định hướng bạn đọc nói chung và thanh niên trong quân đôi nói riêng đến với những cuốn sách hay, những tác phẩm kinh điển của thế giới và Việt Nam. Đây chính là việc làm thiết thực để cùng với các loại hình văn hóa khác, văn hóa đọc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.

      Sưu tâm từ nguồn http://thuvienquandoi.vn

Tác giả: Trung tâm thông tin - thư viện
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Top 10 hoạ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại (14/01/19)
 Nhu cầu và xu thế của ngành quản lý nhà nước (17/12/18)
 Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc? (17/12/18)
 Học mỹ thuật ứng dụng: Ngành “Hot” của tương lai gần (17/12/18)
 Ngành luật những cơ hội việc làm trong xã hội (17/12/18)
 Danh mục Luận văn lớp Cao học Quản lý văn hóa khóa 1 (04/12/18)
 Ngành ngôn ngữ Anh (26/11/18)
 Học và làm gì ở nhóm ngành Luật? (26/11/18)
 Sử dụng chất liệu âm nhạc trong các tác phẩm viết cho đàn phím điện tử (12/11/18)
 Thể thao điện tử và các công nghệ tiên tiến được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Liên đoàn quốc tế (12/11/18)
Hôm nay 585
Hôm qua 656
Tuần này 4047
Tháng này 19519
Tất cả 5041113
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường