Hôm nay 290
Hôm qua 861
Tuần này 4990
Tháng này 24741
Tất cả 5046335
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Quốc hội thông qua Luật Thư viện nhằm kích thích văn hóa đọc của người dân

Ngày 21/11/2019 vừa qua, ngày Sách và Văn hóa đọc chính thức được công nhận tại Luật Thư viện số 46/2019/QH14. Quốc hội thông qua Luật này nhằm phát triển văn hóa đọc của mọi người dân.

    Tại khoản 1 Điều 30 của Luật quy định ngày 21/4 hàng năm được lấy là ngày Sách và Văn hóa đọc. Trước đây, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 284/QĐ-TTg, trong đó mới chỉ công nhận ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam.
    Cũng theo Điều 30, văn hóa đọc sẽ được phát triển thông qua các hoạt động như: Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước; hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông; phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện; đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện từ; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Luật này nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
    Tuy nhiên trong hoạt động thư viện, có 6 hành vi bị cấm như sau: Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người dùng thư viện trái với quy định của pháp luật; chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin; xâm nhập trái phép vào Hệ thống thông tin thư viện…
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định một số tài nguyên thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện như: Bản gốc tài liệu bị hư hỏng; Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa lưu trữ tại thư viện; Tài nguyên thông tin thuộc bí mật Nhà nước hoặc tài nguyên thông tin nếu sử dụng rộng rãi có nguy cơ gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…
Ngoài thư viện truyền thống, Nhà nước cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thư viện số. Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu trữ dưới dạng số mà người sử dụng truy cập, khai thác bằng việc sử dụng thiết bị điện tử và không gian mạng. Người sử dụng thư viện số sẽ được cung cấp quyền truy cập trực tiếp tới tài nguyên thông tin số và các dạng khác.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

  Nguồn từ: http://www.vinanet.vn 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 10 sự kiện giáo dục đáng chú ý nhất năm 2019 (02/01/20)
 Vỡ oà với 10 sự kiện nổi bật của bóng đá Việt Nam trong năm 2019 (02/01/20)
 10 sự kiện công nghệ nổi bật tại Việt Nam trong năm 2019 (02/01/20)
 Du lịch Viêt Nam 2019 (02/01/20)
 9 sự kiện thời sự năm 2019 (02/01/20)
 10 sự kiện nổi bật của thể thao Việt Nam năm 2019 (02/01/20)
 10 sự kiện khoa học thế giới nổi bật 2019 (02/01/20)
 9 sự kiện nổi bật thế giới 2019 (02/01/20)
 Thêm một tạp chí của Việt Nam được nằm trong danh mục của CSDL "Web of Science" (13/11/19)
 Tuyên bố DORA có làm thay đổi cách đánh giá khoa học? (13/11/19)
Hôm nay 290
Hôm qua 861
Tuần này 3953
Tháng này 24741
Tất cả 5046335
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường