Hôm nay 508
Hôm qua 861
Tuần này 5208
Tháng này 24959
Tất cả 5046553
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Sinh viên ngành Luật có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai

Hẳn là trước khi lựa chọn ngành học bạn cũng đã có sự tìm hiểu về ngành, về công việc tương lai mà mình yêu thích hay lựa chọn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và của xã hội nói chung, ngày càng có thêm nhiều ngành nghề mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Nếu bạn là sinh viên Luật, có lẽ bạn hoặc bạn bè, người thân của bạn sẽ nghĩ học Luật thì sau này sẽ làm luật sự, thẩm phán, kiểm sát viên hay làm nhà nước. Nếu trong bối cảnh của khoảng chục năm trở lại trước thì đúng vậy, cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật chưa được mở rộng. Song giờ đây, nếu bạn đang hoặc sắp ứng tuyển vào ngành Luật, bạn hãy yên tâm rằng, học Luật sẽ có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn sau khi ra trường.

  1. Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên

Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này. Những công việc, chức danh này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác. Ví như để trở thành một luật sư, bạn phải có bằng cử nhân Luật, có chứng chỉ lớp đào tạo luật sư và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 hay 7 năm, thậm chí còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy nchứng chỉ hành nghề.

   2. Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước

Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng rất ít. Vì hiện nay, rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành công chức thì sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển đấy.

   3. Pháp chế doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Tuy nhiên, việc có thể tiên liệu và phòng tránh rủi ro pháp lý không phải ai cũng làm được mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra. Lợi ích đầu tiên, mà pháp chế mang lại cho doanh nghiệp là lợi ích lâu dài và quan trọng đó là sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong kinh doanh mục tiêu lợi nhuận là yếu tố hàng đầu, nhưng để đạt được lợi nhuận một cách an toàn, hiệu quả mà không rủi ro là phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi nhuận có được sớm muộn gì cũng sẽ bị pháp luật tước bỏ. Vì vậy, việc dẫn dắt doanh nghiệp trong hành lang pháp lý an toàn là trách nhiệm của pháp chế

  4. Công chứng viên

Công chứng viên là nhà chuyên môn về pháp luật có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Công chứng là hành động công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng.

   5. Giảng viên luật

Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Các trường có nhu cầu sẽ tổ chức các kỳ thi tuyển giảng viên để tuyển dụng. Làm giảng viên, bạn sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để nghiên cứu Luật chuyên sâu, đóng góp cho sự phát triển luật pháp của nước nhà.

  6. Trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý hay còn gọi là Trợ giúp viên là một chức danh tại Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý của Việt Nam, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Những người được trợ giúp pháp lý thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa, thương binh, bệnh binh,… là những người không có kiến thức pháp luật nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không thuê được luật sư hoặc tư vấn pháp luật.

   7. Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…

Đây là những công việc pháp luật trong từng ngành, nghề khác nhau. Thông thường, để làm các công việc như Chấp hành viên, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật… cần có những điều kiện cụ thể. Nếu bạn dự định lựa chọn công việc nào cho sự nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc đó xem mình có đủ tiêu, chuẩn, điều kiện không. Ngoài những công việc trên, vài năm trở lại đây còn một ngành mới đó là Thừa phát lại. Đây là cơ quan có chức năng tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án…Hoạt động của Thừa phát lại vừa là độc lập vừa là giúp việc cho các Cơ quan tố tụng như Tòa án, Cơ quan thi hành án nhưng lại không phụ thuộc vào các cơ quan này. Để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại, bạn cần phải có bằng cử nhân luật và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực luật pháp là 5 năm trở lên, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về Thừa phát lại…

Trích nguồn: http://ehou.vn

Tác giả: Trung tâm Thông tin -Thư viện
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Ngành sư phạm mầm non (19/09/18)
 Sức hút từ ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (17/09/18)
 3 sự thật về nghề Thiết kế đồ họa – Ngành "hot" của tương lai gần (17/09/18)
 Ngành Thông tin – Thư viện: Giữ gìn quá khứ, dẫn dắt tương lai (17/09/18)
 Hội thảo khoa học “Thư viện Việt Nam hướng tới Cách mạng Công nghiệp 4.0” (17/09/18)
 Tham gia lớp tập huấn "Xây dựng tài nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở" (22/08/18)
 Thông báo "Tổ chức triễn lãm trưng bày sách chủ đề: Sách với cộng đồng" (10/04/18)
 Điểm báo ngày 06/4/2018 (06/04/18)
 Điểm báo ngày 05/4/2018 (06/04/18)
 Điểm báo ngày 04/4/2018 (05/04/18)
Hôm nay 508
Hôm qua 861
Tuần này 4171
Tháng này 24959
Tất cả 5046553
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường