Hôm nay 936
Hôm qua 2652
Tuần này 8364
Tháng này 26849
Tất cả 5019790
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Ngành sư phạm mầm non

Khi xã hội ngày càng phát triển thì việc chăm sóc con cái đối với nhiều phụ huynh trở nên khó hơn vì họ phải kiếm tiền lo cho con mình và lo những công việc không tên khác. Chính vì thế, phụ huynh đã gửi con em mình vào trường mầm non từ khi trẻ còn 1 tuổi rưỡi với hy vọng con mình sẽ được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng hơn và phụ huynh yên tâm hơn khi làm việc. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ huynh, nhà nước đã thành lập nhiều trường mầm non công lập và tư thục với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp.

 

Thi vào sư phạm mầm non học khối nào:

Thí sinh muốn thi vào bất kỳ trường nào thì cũng phải tốt nghiệp trường trung học phổ thông và chọn ngành và khối thi. Vậy ngành sư phạm mầm non thi khối nào và gồm

Ngành sư phạm mầm non thi hai khối là khối C và khối M. Thí sinh sẽ thi khối C gồm ba môn: Văn-Sử- Địa và khối M thì thi ba môn: Toán-Văn- Năng Khiếu. Năng khiếu gồm ba môn: đọc-kể chuyện-diễn cảm.

Ngoài những điều kiện bắt buộc thi vào sư phạm mầm non thì thí sinh cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây: quan tâm đến trẻ em, chịu khó, hòa nhã, cẩn thận, sạch sẽ, nhanh nhẹn, nấu ăn, múa, đàn, hát, kỹ năng dạy học tốt, kỹ năng chăm sóc trẻ tốt. Nếu bạn nào có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì hãy tự tin, mạnh dạn tham gia thi vào sư phạm mầm non.

Ngành sư phạm mầm non đào tạo rất nhiều kỹ năng:

Yêu trẻ như con cháu của mình:

Bạn sẽ không thể là một bảo mẫu tốt nếu bạn không thích trẻ con. Học cách quan tâm đến trẻ cũng là bạn đang học tính cách, tâm lý và cả cách trẻ mới biết nói, biết đi. Chúng ta nghĩ rằng việc thương yêu trẻ không có gì là khó nhưng thật sự không phải là chuyện đơn giản . Với các bé từ 3-5 tuổi thì việc giao tiếp đối với người cùng tuổi hoặc người lớn tuổi đã là khó rồi nói gì các bé mới khoảng 6 tháng – 2 tuổi là điều rất khó.

Với các bé còn quá nhỏ tuổi thì không thể truyền đạt những điều các bé muốn nói đến người lớn vì không biết nói, không biết đi, mọi hoạt động của các bé đều phụ thuộc vào người lớn. Vậy làm thế nào bạn có thể hiểu trẻ cần gì?

Tất nhiên, nhà trường sẽ dạy cho các học viên với những kiến thức về tâm lý trẻ em, học viên cũng cần phải nắm vững các kỹ năng quan tâm đến trẻ.

Muốn biết trẻ cần gì thì bảo mẫu phải dạy các bé tập nói, muốn các bé tự lấy đồ chơi của mình thì phải dạy các bé tập đi, tập hoạt động một mình. Các bảo mẫu phải luôn theo dõi mọi hoạt động của các bé phòng trường hợp khẩn cấp nếu bé ngã hoặc bị bệnh thì bảo mẫu phải xử lý tình huống thật chính xác, nhanh và cẩn thận.

Bình tĩnh:

Khi bảo mẫu gặp những tình huống khó khăn thì phải bình tĩnh để xử lý một số vấn đề chính xác, nhanh đặc biệt bảo mẫu phải có kiến thức về y khoa nếu một số bé bị bệnh thì bảo mẫu cần phải tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý của các bé mà sơ cứu kịp thời, với trường hợp nằm ngoài khả năng của mình thì bảo mẫu phải đưa các em đến trạm y tế hoặc bệnh viện.

Tất nhiên khi giữ trẻ thì có một số tình huống xảy ra ngoài dự đoán của giáo viên, thỉnh thoảng thì bảo mẫu bất cẩn khi lau dọn phòng còn ẩm ướt khiến bé bị té ngã thì khi đó các cô giáo cũng lúng túng, hoảng sợ nhưng giáo viên phải bình tĩnh để lau dọn phòng cho khô, nâng đỡ bé đứng dậy xem bé có bị chảy máu không, nếu bé bị thương thì đưa bé vào nhà vệ sinh, rửa sơ vết thương bằng nước sạch sau đó lau khô, dùng bông gòn và oxy già rửa vết thương cho bé, cuối cùng dùng băng keo cá nhân băng lại.

Với những bé hiếu động thì bảo mẫu phải điềm tĩnh, không la mắng bé mà phải theo bên cạnh bé, không cho bé leo trèo, không cho bé sử dụng các trò chơi bắn súng, đấu kiếm hay xem phim hành động.

Chăm sóc trẻ em:

Đây là việc không dễ dàng chút nào khi chỉ có hai cô giáo quản lý từ 5-15 em trong lớp học, lo cho các bé từng bữa ăn, giấc ngủ, trông chừng bé, tắm rửa, dạy học, chơi với bé. Chăm sóc bé về vật chất, thân thể và tinh thần. Thông thường, trong một lớp học, hai bảo mẫu thường thay phiên nhau để chăm sóc các bé. Vậy việc chăm sóc các bé mầm non gồm những việc gì? Câu trả lời là rất nhiều công việc mà thỉnh thoảng các bảo mẫu cũng có quên, chẳng hạn như

* Chuẩn bị thức ăn cho bé: thì nhiều bảo mẫu phải phân công việc này ra thành những việc nhỏ: đi chợ mua thực phẩm tươi sạch, đủ chất dinh dưỡng hợp với độ tuổi của các bé, nấu ăn, dọn bàn ăn, cho bé ăn, rửa mặt, rửa tay, chân cho bé.

Thực phẩm dành cho các bé trong độ tuổi từ 2-5 tuổi gồm: mười thực phẩm tốt cho bé như:

+ Cà tím giúp bé tăng cường hệ miễn dịch: chống vi khuẩn, chống vi rút gây bệnh . Cà tím có rất nhiều vitamin A, folate giúp bé tăng cường sức đề kháng của cơ thể bảo vệ sức khỏe

+ Bắp cải xanh giúp bé thanh lọc độc tố: vào trời nóng, các bé thường bị nổi mụn, rôm sảy nhưng thật khó để cho các bé ăn rau vì không có bé nào thích ăn rau. Vì thế các bảo mẫu nên xay nhuyễn rau và cho vào trong thức ăn hoặc đồ uống để các bé dễ hấp thụ. Rau xanh giúp giải độc, thanh lọc cơ thể đem lại cảm giác mát lạnh, sảng khoái cho bé

+ Cà chua giúp bé ngăn ngừa bệnh béo phì: ngày này có quá nhiều quán ăn bày bán các món ăn nhanh nhiều dầu mỡ, cácbonhydrat như: khoai tây chiên, hamburger, xúc xích, thịt nguội, jambon, gà chiên… đây là những món gây ra chứng béo phì và ung thư. Để ngăn ngừa các bệnh trên, bảo mẫu nên đưa cà chua vào thực đơn của các bé, nên nấu chín cà chua khi cho các bé ăn vì như vậy sẽ đảm bảo chất lượng thực phẩm hơn là ăn sống.

+ Cá hồi: có chứa omega 3 DHA và DEA, giúp các bé thêm thông minh và linh hoạt , cá hồi cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Các bảo mẫu nên mua về làm, nên lấy phần thịt cá có thể chiên hoặc xay nhuyễn nấu cháo cho các bé ăn. Tuy nhiên thực phẩm này có giá rất cao, không phải trường mầm non nào cũng dám mua về, chúng ta có thể thay thế cá hồi bằng cá thu, cá bông lau, cá lóc, cá điêu hồng cũng được vì các loại cá này có giá thành trung bình

+ Các loại đậu: có nhiều chất kẽm và chất xơ giúp bé có trí nhớ tốt, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, chống béo phì. Bảo mẫu có thể xay nhuyễn nấu súp, cháo hoặc nấu thành sữa ngũ cốc cho bé uống vừa ngon lại vừa tăng thêm khả năng thông minh của bé

+ Đậu phụ: giàu chất canxi và protein giúp các bé chắc xương, khỏe mạnh, có làn da đẹp mịn màng, ngăn ngừa bệnh ung thư vú

+ Trứng: cũng như đậu hũ, trứng có nhiều chất canxi và protein giúp bé tăng trưởng chiều cao, ngừa bệnh loãng xương, giúp bé tăng cân. Trứng cũng là món ăn mà các bé ưa thích như trứng chiên, ốpla, súp trứng cua, chả trứng (cơm tấm),

+ Rau xanh, trái cây, củ quả có màu đỏ và vàng cam: như cà chua, đu đủ, cà rốt, trái hồng, mãng cầu, hạnh nhân, hạt điều, bắp, trái bơ, khoai lang, cam quýt, ớt chuông, gấc… tốt cho mắt

+ Sữa tươi không đường: tổng hợp các chất dinh dưỡng đều có trong thực phẩm như vitamin A tốt cho mắt, vitamin D tốt cho cơ bắp, tim, phổi và não (hệ thần kinh), vitamin B giúp tóc chắc, khỏe, bóng, mượt, chống viêm đau nơi vùng miệng, chống béo phì. Sữa có các khoáng chất như: canxi, protein, magiê, phốtpho, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng cao, chắc xương, chống loãng xương.

Ngoài ra, sữa tươi cung cấp cacbonhydrat và chất béo. Cacbonhydrat và chất béo giúp phát triển cơ thể (tăng trưởng chiều cao)

*Tắm cho bé: đây là công việc vô cùng vất vả. Sau một ngày học hành, vui chơi, chạy nhảy lấm lem đất cát thì các bảo mẫu phải tắm gội cho bé bằng dầu gội, sữa tắm dành riêng cho bé. Khi trời nóng, bảo mẫu cho bé tắm nước lạnh, chúng ta nên tập cho bé tắm một mình nhưng phải luôn trông chừng bé vì phòng tắm rất trơn trượt vì có nước và xà phòng, chất nhờn từ dầu gội thải ra sàn nhà, khi bé tắm đến đâu thì chúng ta nên quét dọn nước đến đó. Khi trời lạnh nên cho bé tắm máy nước nóng. Sau khi bé tắm xong, chúng ta để bé tự lau khô người và mặc áo quần

* Dọn giường cho bé ngủ: giường cho các bé ngủ thường là giường tầng nên có hơi nguy hiểm vì không có thanh chắn, do vậy chúng ta nên trải tấm nệm trên sàn cho bé nằm. Bảo mẫu nên thay áo gối, giặt áo gối, mền thường xuyên cho sạch, sau đó sấy khô hoặc phơi khô để sát khuẩn, gối chiếu dùng lâu thì phải bỏ.

Gối chiếu phải thay mới, không nên cho các bé nằm máy lạnh nhiều vì dễ bị viêm phổi, phòng ngủ của các bé phải luôn sạch, thoáng mát, an toàn, không có muỗi, côn trùng, chỉ nên để một chiếc kệ có gối, chiếu, mền và tủ áo quần và truyện đọc, không để quá nhiều đồ. Đối với một số bé khó ngủ, bảo mẫu nên đọc truyện hài hước cho bé vui, hát ru cho bé ngủ

*Dạy bé học: học chữ, học vẽ, học làm toán, ca hát, múa, đàn. Tùy theo từng chủ đề mà giáo viên sẽ có cách dạy thích hợp. Các bé từ 2-5 tuổi cảm thấy bối rối khi bắt đầu học chữ, học làm toán vì đây la hai môn học khó kể học đàn cũng vậy.

Trong trường hợp này, giáo viên phải bình tĩnh, nhẹ nhàng, động viên các em học và khuyến khích em nào chăm học, học giỏi sẽ có thưởng. Giáo viên nên dạy trước chương trình lớp 1 cho các bé gồm các môn: đọc, viết, làm toán, vẽ, đàn. Không nên cho các bé học nhiều giờ trong một ngày.

+ Dạy học chữ: giáo viên cho bé đọc và học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt, phát cho mỗi bé một tập viết có in hình các chữ cái và mẫu câu, minh họa bằng hình vẽ thông qua nội dung của các câu.

Dạy bé đọc truyện để bé có thể hình dung được nội dung câu chuyện và quen dần các chữ cái, dạy bé ca hát vừa luyện giọng vừa có thể nhớ câu chữ. Để bé không chán khi học thì nên cho bé xem phim hoạt hình có phụ đề chữ tiếng Việt. Giáo viên nên dạy cho bé viết nhiều câu liên quan đến cuộc sống hằng ngày của bé.

+ Dạy bé học toán: giáo viên dạy bé đọc các con số từ 1 đến 100, sau đó dạy ý nghĩa của các phép toán cộng (thêm vào), trừ (bớt đi), nhân (tăng dần số lên), chia (tách riêng số). Giáo viên nên nói rõ khi nào thì dùng phép toán nào để các bé dễ nhận biết.

Để bé thêm thích thú khi học toán, giáo viên nên cho các bé học toán bằng cách chơi xếp hình, xem xếp được bao nhiêu con chim, ngôi sao. Hoặc chơi trò chơi câu cá, xem câu được bao nhiêu con, trò chơi đếm cừu, có bao nhiêu con cừu đang ăn cỏ, dạy bé đếm gộp như: 2,4,6,8,10…., dạy bé tính nhẩm từ những số nhỏ đến số lớn. Gíao viên có thể dạy bé học toán hình thông qua các phép cộng trừ, nhân, chia.

Chúng ta có thể dùng một số dụng cụ hỗ trợ khi giảng dạy bé như bảng, bút long (tránh bụi), máy tính bảng, máy chiếu (khi sử dụng laptop), không nên cho bé sử dụng máy tính vì bé sẽ phụ thuộc vào máy tính mà không biết cách làm toán.

+ Dạy bé học vẽ: đây là môn học mà bé nào cũng thích. Bạn nên cho bé một tờ giấy trắng, một cây viết chì, chúng ta hãy dạy bé vẽ những hình đơn giản như: ông mặt trời, nhà cửa, cây cối, song biển, tôm, cá, vịt, sau khi vẽ xong bạn dạy bé tô màu nào cho hợp với hình, cách cầm bút tô màu không đậm, không nhạt, không lem, bé nên dùng bút chì màu sáp (không gọt vỏ chì màu) mà tô màu rất êm, mượt. Kế đến, bạn dạy cho bé vẽ các hình ảnh khó hơn về các con vật, bình hoa

+ Dạy bé diễn kịch: dạy các bé diễn vở kịch liên quan đến các truyện cổ tích như tấm cám, sự tích trái thơm, Thạch Sanh Lý Thông để các bé yêu văn hóa Việt Nam

Vai trò của ngành sư phạm mầm non:

Nhà trường đào tạo nhiều giáo viên giỏi với nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, dạy trẻ, giữ trẻ và yêu trẻ. Gíao viên mầm non sẽ dạy cho các bé đi những bước đầu tiên trong cuộc đời: tập nói, tập đi, học chữ, học nhiều môn, học kỹ năng tự làm, tự học, vâng lời thầy cô, ba mẹ, học giỏi, chăm ngoan.

Trường mầm non như là gia đình thứ hai của các bé, nơi đây các bé được các bảo mẫu, giáo viên che chở, bảo vệ, yêu thương, quan tâm chăm sóc, dạy học. Nhiều bé quấn quýt bên bảo mẫu không rời, không chịu theo ba mẹ về nhà khi ba mẹ đến đón cho thấy giáo viên mầm non có vị trí quan trọng đối với các bé : xem như ba mẹ. Điều này chứng minh rằng nhà trường thành công khi đưa nhiều giáo viên giỏi đến dạy tại những trường mầm non

Cơ sở vật chất tại các trường mầm non gồm:

Hiện nay nhiều trường mầm non công lập và tư thục được Nhà Nước và người dân đầu tư nên nhiều trường lớp khang trang, sạch, hiện đại, đẹp, rộng rãi như:

+ Sân chơi rộng rãi, có nhiều cây xanh tỏa bóng mát, có vườn hoa với nhiều loại hoa như: hoa hồng không gai, hoa cúc, nguyệt quế, hoa lan…để các bé chăm sóc, yêu thiên nhiên,muôn thú: có hồ cá, có nuôi một số chim như: chim két, sơn ca, bồ câu, nuôi thỏ, hai bên lối đi trồng thảm cỏ xanh, có hồ bơi xanh trong dành cho các bé học bơi, có mái hiên rộng che chắn.

Tại sân chơi, nhà trường bố trí nhiều dụng cụ trò chơi cho trẻ em như: bập bênh đơn, bập bênh đôi, con vật nhún di động, con vật nhún lò xo, xích đu sàn lắc, cầu trượt đơn, cầu trượt đôi, đu quay mâm không ray, đu quay mâm trên ray, xe đạp chân, ô tô đạp chân, bập bênh đòn, bập bênh đế cong, cầu thăng bằng cố định, cầu thăng bằng dao động, thang leo, nhà leo nằm ngang, bộ vận động đa năng, cột ném bóng, khung thành, nhà bóng. Ngoài ra nhà trường còn có phòng sinh hoạt chung (phòng ăn, bao gồm: tủ để quần áo, chiếu, mền, gối, các kệ đựng sách, dụng cụ học tập, dụng cụ giảng dạy, tranh ảnh, bàn ghế, hoa lá được trang trí xung quanh, có trang bị máy lạnh, quạt máy

+ Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích rộng khoảng 67m 2 cung cấp nhiều dụng cụ hỗ trợ cho các giáo viên giảng dạy, các dụng cụ học liệu, áo quần hỗ trợ cho các em khi học, diễn kịch, ca hát, múa, trang bị máy lạnh, quạt máy

+ Bếp ăn rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, có khoảng hai ba cửa sổ, quạt thông gió, máy hút mùi thức ăn, nhà trường cung cấp nhiều dụng cụ nhà bếp, trang bị nhiều bình chữa cháy, tủ y tế, bàn, ghế. Kho thực phẩm phân chia thành ba loại: thức ăn khô (đóng gói, đóng hộp) gồm có: mì ăn liền, cháo, phở, hủ tiếu, bột ngũ cốc và sữa : sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa ngũ cốc và trái cây

+ Nhà vệ sinh gồm: nhà vệ nam nữ cho trẻ, nhà vệ sinh nam nữ cho giáo viên, bảo mẫu, nhà vệ sinh nam nữ cho bảo vệ. Các nhà vệ sinh rộng, sạch, bồn cầu, bồn rửa tay sạch, nước rửa tay, quạt thông gió, dụng cụ làm vệ sinh, bình xịt phòng

+ Ban quản lý nhà trường gồm có các phòng: Phòng hiệu trường, phòng hiệu phó, phòng của giáo viên, bào mẫu, phòng y tế, phòng bảo vệ, hội trường, phòng tiếp tân. Tất cả các phòng này trang bị nhiều dụng cụ hỗ trợ cho các giáo viên trong quá trình làm việc và nghỉ ngơi như: ghế, bàn, máy lạnh, quạt máy, tủ đựng quần áo, kệ để giày, kệ để sổ sách, hồ sơ, tủ lạnh, có nhà vệ sinh trong phòng làm việc. Riêng phòng y tế được trang bị nhiều máy móc hiện đại: máy chụp X quang, máy đo nhịp tim, máy đo điện não, máy vi tính, hệ thống máy chiếu, tủ thuốc y tế, ghế nệm, các dụng cụ y tế đầy đủ. Ngoài ra có đội ngũ y tá, bác sỹ giỏi từ nhiều bệnh viện nổi tiếng trong thành phố về làm việc nhằm giúp các em và ban quản lý nhà trường có thể lực tốt, khỏe mạnh

Lương cán bộ công nhân viên tại các trường mầm non:

Dù ngành mầm non cùng các giáo viên, bảo mẫu đem lại nhiều lợi ích cho ngành giáo dục Việt Nam , phụ huynh, trẻ em tuy nhiên những giáo viên, bảo mẫu nhận lương rất thấp. Cụ thể như sau: có lương khởi điểm là 3.264.300 (không có phụ cấp thâm niên). Nếu giáo viên muốn có lương cao thì phải làm việc khoảng 18 năm nên mức lương sẽ là: 7.205.600 và giáo viên dạy khoảng 25 năm là: 9.183.720 đồng.

Với mức lương khởi điểm là 3.264.300 thì nhiều giáo viên mầm non mới ra trường không đủ sống nên phải làm thêm ngoài giờ điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy tại trường mầm non. Vì vậy Nhà Nước đang cố gắng tăng lương cho giáo viên mầm non bằng cách giảm biên chế (để các giáo viên giảng dạy sau 25 năm nghỉ hưu sớm), dừng một số chương trình giáo dục đào tạo không có hiệu quả.

Vì thế với kế hoạch chi tiêu ngân sách như thế sẽ khiến lương giáo viên mầm non được tăng.

Trích nguồn: https://giasutienphong.com.vn

Tác giả: Trung tâm Thông tin -Thư viện
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Sức hút từ ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (17/09/18)
 3 sự thật về nghề Thiết kế đồ họa – Ngành "hot" của tương lai gần (17/09/18)
 Ngành Thông tin – Thư viện: Giữ gìn quá khứ, dẫn dắt tương lai (17/09/18)
 Hội thảo khoa học “Thư viện Việt Nam hướng tới Cách mạng Công nghiệp 4.0” (17/09/18)
 Tham gia lớp tập huấn "Xây dựng tài nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở" (22/08/18)
 Thông báo "Tổ chức triễn lãm trưng bày sách chủ đề: Sách với cộng đồng" (10/04/18)
 Điểm báo ngày 06/4/2018 (06/04/18)
 Điểm báo ngày 05/4/2018 (06/04/18)
 Điểm báo ngày 04/4/2018 (05/04/18)
 Điểm báo ngày 03/4/2018 (05/04/18)
Hôm nay 936
Hôm qua 2652
Tuần này 7546
Tháng này 26849
Tất cả 5019790
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường