Hoạt động sinh viên
VIDEO BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO HÀNH - UNICEF VIỆT NAM

Bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành - UNICEF Việt Nam

UNICEF hợp tác với các đối tác để ngăn ngừa và ứng phó với hành vi bạo hành đối với trẻ em.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính. Hành vi như vậy bị ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ.

Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào.

GIẢI PHÁP

Ngăn chặn và ứng phó với bạo lực đối với trẻ em là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của UNICEF nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em của Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo trong hoạt động cải cách pháp luật và xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, UNICEF góp phần quan trọng để giải quyết tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong môi trường hoạt động hàng ngày - như trong trường học, tại gia đình và cộng đồng - và xuyên suốt các lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi.

Một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động để loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em của UNICEF là xây dựng Luật trẻ em mới có hiệu lực vào năm 2017. Luật mới này có tính đột phá và quy định rõ trách nhiệm của chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực cho những trẻ đang có nguy cơ và lần đầu tiên áp dụng phương pháp tiếp cận hướng tới ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trước khi hành vi xảy ra và phản ứng với bạo lực khi đã xảy ra. UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp với các Ban ngành của chính phủ và các tỉnh để xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em đáp ứng nhiều hình thức và nguyên nhân bạo lực khác nhau.

Nâng cao năng lực và khả năng chống chịu cho cha mẹ và người chăm sóc để chấm dứt tình trạng kỷ luật bạo lực trong gia đình là trọng tâm của UNICEF và gắn với tăng cường giáo dục kỹ năng làm cha mẹ đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội để hỗ trợ các gia đình giải quyết được các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng được hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ con em mình khỏi bị bạo hành từ đó giúp các em chuyển tiếp một cách an toàn sang bậc học mầm non và tiểu học.

Chúng tôi giúp các gia đình và cộng đồng ngăn chặn bạo lực.

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới. Những nỗ lực ngăn chặn vi-rút corona hết sức quan trọng tới sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng khiến cho trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực, như ngược đãi, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục. Một số báo cáo gần đây từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cho thấy hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội tăng lên đối với các gia đình đang dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.

UNICEF, UN Women và UNFPA đồng hành cùng chính phủ và các tổ chức quốc tế như Plan International, ChildFund, Save the Children, World Vision và các tổ chức khác phát động chiến dịch truyền thông Trái Tim Xanh nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam trong các bối cảnh khẩn cấp, kêu gọi người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em cũng như các nhà hoạch địch chính sách chống lại bạo lực. Chiến dịch còn có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng – những người đang khuyếch đại tiếng nói của mình nhằm chấm dứt bạo lực.

Video Chủ đề Chiến dịch Trái Tim Xanh - Blue Heart Campaign Video

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 TRANS DOT TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN (11/11/20)
 WORKSHOP CÔNG THỨC CHO SỰ HÀI HƯỚC (11/11/20)
 TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH NƯỚC CHDC LÀO ĐẾN HỌC TẬP TẠI KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN (01/09/20)
 PHẦN THI CHÀO HỎI - NHÓM TUỔI TRẺ CLUB (08/04/19)
 PHẦN THI CHÀO HỎI - NHÓM FIVE GIRLS (08/04/19)
 PHẦN THI CHÀO HỎI - NHÓM KHÔNG BIÊN GIỚI (08/04/19)
 PHẦN THI CHÀO HỎI - NHÓM ZERO FIVE (06/04/19)
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI " SÁNG TẠO THÔNG TIN" (28/02/19)
 KẾ HOẠCH HỘI THI NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ VĂN HÓA NĂM 2019 (26/02/19)
 THÔNG BÁO THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HSSV HỆ CHÍNH QUY ( HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2018 - 2019) (25/02/19)
Hôm nay 1453
Hôm qua 2717
Tuần này 14833
Tháng này 90059
Tất cả 3145173
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn