Đào tạo
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công tác xã hội

Phát triển cộng đồng

Sinh viên học ngành CTXH sau khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển

Nhiệm vụ và công việc phải làm:

  • Lập kế hoạch hoạt động hàng quý;
  • Theo dõi tiến độ, giám sát chất lượng hoạt động;
  • Hỗ trợ đối tác phát triển các hoạt động;
  • Theo dõi tiến độ chi tiêu và cân đối ngân sách;
  • Dịch thuật các tài liệu gửi cơ quan đối tác;
  • Trao đổi thông tin với đối tác về tiến độ dự án;
  • Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo;
  • Tổ chức/ hỗ trợ tổ chức hoạt động truyền thông.

Yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm:

  • Tiếng Anh giao tiếp thành thạo;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Kĩ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu;
  • Sẵn sàng đi xa.

Các đơn vị tuyển dụng:

  • Cơ quan phát triển xã hội của Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ LĐTB&XH…);
  • Các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo;
  • Các Tố chức Phi Chính phủ và Quốc tế.

Triển vọng phát triển nghề nghiệp:

  • Môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ;
  • Có cơ hội phát huy tối đa năng lực của bản thân;
  • Có chế độ đãi ngộ tốt;
  • Được đào tạo bổ sung kiến thức.

Nhân viên công tác xã hội

Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.

Nhiệm vụ và công việc phải làm:

  • Tiếp nhận những đối tượng yếu thế (người khuyết tật, phụ nữ bị bạo hành…);
  • Tìm hiểu vấn đề của thân chu;û
  • Hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề, liên kết các nguồn lực cho thân chủ;
  • Khai thác tiềm năng, nâng cao năng lực cho thân chủ (thông qua hoạt động nhóm, tham vấn…);
  • Đánh giá, theo dõi, chuẩn đoán phát hiện ở cộng đồng, tìm kiếm thông tin về những vấn đề mình quan tâm, chuyển tải những thông tin mình đã biết đến cộng đồng, sau đó huy động sự tham gia của cộng đồng về vấn đề này, dần dần vận động xây dựng chính sách.

Các yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm: Khả năng tư duy, phán đoán; Nhạy cảm và Kiên trì; Khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt; Khả năng giữ bí mật.

Các đơn vị tuyển dụng:

  • Các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của nhà nước (trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở, nhà tình thương…)
  • Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em, người khuyết tật, sức khoẻ…
  • Các cơ quan của Nhà nước: Trường học, Bệnh viện, Cục bảo vệ trẻ em…

Triển vọng phát triển nghề nghiệp: Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực công tác xã hội cá nhân, nhóm là rất lớn. Tại các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, quốc tế như: Rồng Xanh, CEPHAD… đã có những sinh viên công tác xã hội đã tốt nghiệp và làm việc trong công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em nhưng số lượng này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Nhà quản trị công tác xã hội

Nhiệm vụ và công việc phải làm:

  • Quản lí các mạng lưới công tác xã hội;
  • Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội;
  • Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung.

Các yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm:

  • Kĩ năng phân tích;
  • Kĩ năng viết;
  • Khả năng lãnh đạo;
  • Quyết đoán.

Các đơn vị tuyển dụng:

  • Các Ban, Ngành liên quan tới phát triển chính sách xã hội (Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội…);
  • Các trung tâm công tác xã hội của Nhà nước;
  • Các tổ chức Phi Chính phủ.

Triển vọng phát triển nghề nghiệp: Trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên công tác xã hội. Hiện nay đây là một lĩnh vực mới với nhân viên công tác xã hội và tiềm năng phát triển ngày càng lớn.

Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển

Nhiệm vụ và công việc phải làm:

  • Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng;
  • Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học);
  • Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo;
  • Tham gia thực hiện đào tạo dự án;
  • Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.

Các yêu cầu về năng lực, tính cách, kĩ năng mềm:

  • Tiếng Anh giao tiếp thành thạo;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Kĩ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu;
  • Sẵn sàng đi xa.

Các đơn vị tuyển dụng:

  • Cơ quan phát triển xã hội của Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ LĐTB&XH…);
  • Các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo;
  • Các Tố chức Phi Chính phủ và Quốc tế.

Triển vọng phát triển nghề nghiệp: Môi trường làm việc thân thiện và hỗ trợ; Có cơ hội phát huy tối đa năng lực của bản thân; Có chế độ đãi ngộ tốt; Được đào tạo bổ sung kiến thức.

Các cơ hội việc làm khác

  • Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các Trường Cao Đẳng, Đại học…
  • Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ti, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
  • Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như:

+ Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…

+ Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.

 

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Trở thành sinh viên ngành Quản lý văn hóa – Sự lựa chọn sáng suốt của người học (20/07/18)
 Cơ hội việc làm của ngành thông tin học  (08/07/18)
 Đào tạo Cử nhân ngành Thông tin - Thư viện: Những điều cần biết (02/07/18)
 Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Đào tạo nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức (30/05/18)
 Tại sao bạn nên lựa chọn theo ngành thông tin - thư viện (15/05/18)
 Trở thành sinh viên Quản lý văn hóa - Sự lựa chọn sáng suốt của người học (16/04/18)
 Thực tập tốt nghiệp-Cơ hội thể hiện năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành Quản lý văn hóa (16/04/18)
 Cơ hội nghề nghiệp của ngành Thông tin – Thư viện (15/04/18)
 Triển khai kế hoạch thực tập cho sinh viên Đại học Quản lý văn hóa K3(2014-2016) (16/03/18)
 Kế hoạch thực tập tốt nghiệp lớp đại học Thông tin học K2(2014-2018) (16/03/18)
Hôm nay 613
Hôm qua 2717
Tuần này 13993
Tháng này 89219
Tất cả 3144333
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn