Nghiên cứu khoa học
VÀI TRAO ĐỔI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM

Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề bình đẳng giới (BĐG) về tuổi nghỉ hưu cũng đã trở thành một vấn đề nóng được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông, và đã có nhiều ý kiến tranh luận. Một số ý kiến cho rằng: “Nữ về hưu ở tuổi 55 là sớm”, “Nam, nữ cần bình đẳng trong số tuổi về hưu”, “Ở tuổi 55 nữ chưa kịp cất cánh đã phải hạ cánh”. Vậy vấn đề BĐG về tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước và chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

VÀI TRAO ĐỔI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM

 

Trong thời đại kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề bình đẳng giới (BĐG) về tuổi nghỉ hưu cũng đã trở thành một vấn đề nóng được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông, và đã có nhiều ý kiến tranh luận. Một số ý kiến cho rằng: “Nữ về hưu ở tuổi 55 là sớm”, “Nam, nữ cần bình đẳng trong số tuổi về hưu”, “Ở tuổi 55 nữ chưa kịp cất cánh đã phải hạ cánh”. Vậy vấn đề BĐG về tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước và chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

So với các nước trên thế giới, Việt Nam có hệ thống luật pháp, chính sách về BĐG tương đối đầy đủ và tiến bộ. Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế liên quan đến BĐG và quyền của phụ nữ, trong đó quan trọng nhất là Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ,… Luật bình đẳng giới (2006) đã xác định Mục tiêu BĐG là “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới BĐG thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (Điều 4). BĐG được hiểu là “nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” (Điều 5). Quan điểm này, nhìn ở chiều cạnh lao động, việc làm đã thể hiện được tinh thần của công ước CEDAW, theo đó “Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ” (Điều 11).

           Bộ luật lao động được Quốc hội sửa đổi và thông qua đã có hiệu lực từ tháng 5/2013. Trong đó quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Đồng thời quy định: Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá năm năm, quy định này cho cả nam và nữ chứ không phải cho riêng nam hoặc cho riêng nữ. Đây là một điểm mới thể hiện sự công bằng giới trong việc tạo cơ hội cho cả nam và nữ kéo dài tuổi nghỉ hưu, không có sự phân biệt.

Có nhiều quan điểm về tuổi nghỉ hưu của nam và nữ giới ở Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, cần nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên ngang với nam giới, nữ về hưu ở tuổi 55 là sớm, theo quy định hiện hành thì thời gian lao động và khẳng định bản thân của phụ nữ là quá ít trong khi sức khỏe và tuổi thọ của nữ không thua kém nam giới. Nhưng cũng có ý kiến, không nên nâng tuổi nghỉ hưu vì sau 55 tuổi năng suất lao động sẽ không cao. “Cán bộ hành chính cần phải cho nghỉ hưu trước 60 tuổi để giảm bớt tham nhũng”. Tuổi nghỉ hưu hiện tại phù hợp với khả năng lao động và tuổi thọ trung bình của người Việt. Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm cơ hội cho những người trẻ, đi ngược chính sách trẻ hóa độ tuổi lao động trong cơ cấu nhân lực.

Trên thế giới, BĐG trong tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi theo thời gian. Đến nay, khoảng 80% các nước quy định tuổi nghỉ hưu của nữ và nam giới như nhau. Bảng dưới đây cho thấy, vào đầu của thế kỷ 20, nhiều nước OECD đã áp dụng tuổi nghỉ hưu như nhau cho cả nam và nữ.

Tuổi nghỉ hưu tại các quốc gia OECD, thời kỳ 1949-2035

Năm

1949

1989

1993

2002

2035

Nước

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Úc

65

60

65

60

65

60

65

62.5

65

65

Ca-na-đa

70

70

60

60

60

60

60

60

60

60

Đan Mạch

65

60

67

67

67

67

67

67

65

65

Pháp

60

60

60

60

60

60

60

60

60

60

Đức

65

65

65

60

65

60

65

61

65

65

Ý

60

55

60

55

60

55

57

57

60

60

Nhật Bản

55

55

60

56

60

58

60

60

65

65

Hà Lan

65

65

65

65

65

65

65

65

65

65

Thuỵ Điển

67

67

60

60

60

60

61

61

61

61

Thuỵ Sĩ

65

65

65

60

65

62

65

63

65

64

Anh

65

60

65

60

65

60

65

60

65

65

Mỹ

65

65

62

62

62

62

62

62

62

62

Nguồn: Turner (2007).

Như  vậy, theo xu hướng của thế giới thì chúng ta nên tăng đội tuổi nghỉ hưu ở lao động nữ và tuổi nghỉ hưu của nữ nên quy định bằng với nam giới. Việc tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi, ngang với nam giới đầu tiên là thể hiện được quyền bình đẳng nam nữ theo bộ luật bình đẳng giới ở Việt Nam. Đồng thời việc nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên ngang với nam giới cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Bộ luật lao động lại quy định “ Nam về hưu ở tuổi 60, nữ về hưu ở tuổi 55” như thế tạo ra một sự bất bình đẳng và gây ra các lo ngại về kinh tế xã hội. Vậy nếu tăng tuổi nghỉ hưu ở nữ thì sẽ gặp phải những khó khăn và có những thuận lợi nào.

Những thuận lợi khi không tăng tuổi nghỉ hưu của nữ

Tăng năng suất lao động của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương nghiệp cho biết đôi khi lao động lớn tuổi làm việc với khách hàng kém hiệu quả hơn so với các lao động trẻ tuổi hơn. Các doanh nghiệp không ủng hộ nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ do nhận thức cho rằng năng suất giảm sút theo tuổi tác. Các chủ lao động nhận thấy rằng lao động lớn tuổi có kinh nghiệm hơn, nhưng họ cũng trở nên chậm chạp hơn, thị lực giảm sút, họ gặp khó khăn khi phải làm việc theo ca và miễn cưỡng hơn khi phải làm việc ngoài giờ. Trong điều kiện nguồn lao động trẻ dồi dào, doanh nghiệp có xu hướng muốn sa thải bớt lao động cao tuổi để thay thế lao động trẻ.

Giảm thất nghiệp cho giới trẻ

           Trong một doanh nghiệp với quy mô nhân sự ổn định thì việc trì hoãn sự về hưu của phụ nữ sẽ dẫn tới trì hoãn tuyển dụng mới. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp ở nhiều sinh viên sau khi ra trường đang ngày càng tăng cao. Khi chúng ta không tăng tuổi về hưu ở nữ sẽ tạo nhiều khoảng trống trong công việc, giúp nâng cao cơ hội tìm việc làm cho không chỉ sinh viên sau khi tốt nghiệp mà còn cho nhiều người có năng lực và đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc đó.

Những khó khăn khi không tăng độ tuổi nghỉ hưu của nữ

Cơ hội thăng tiến giảm sút

Tuổi nghỉ hưu thấp của phụ nữ dẫn tới thời gian làm việc ít, cũng có nghĩa phụ nữ có ít cơ hội được đề bạt tới các vị trí cao hơn so với nam giới. Thực tiễn cho thấy, khi muốn đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào một vị trí nào đó, các nhà quản lý cũng đều phải cân nhắc tiêu chuẩn đầu tiên đó là yếu tố tuổi của cán bộ đó vì họ mong muốn người được đề bạt có khả năng làm việc tại vị trí này trong một thời gian đáng kể.Nghiên cứu trường hợp của Bộ LĐTB& XH sử dụng thông tin về cơ cấu tiền lương của cán bộ Bộ LĐTB&XH cho thấy rằng phụ nữ Việt Nam ít có cơ hội được đề bạt.

Quỹ lương của phụ nữ thấp hơn

 Tuổi nghỉ hưu thấp hơn của phụ nữ góp phần đem lại tổng thời gian làm việc thấp hơn so với nam giới và do đó, phụ nữ ít có cơ hội tối đa hóa tiền lương trong suốt thời kỳ làm việc. Tuổi nghỉ hưu thấp hơn của phụ nữ khiến cho mức lương trung bình thấp hơn 11% so với mức lương của nam giới với các điều kiện tương đương.

Quỹ hưu trí đang chịu gánh nặng chi trả lớn do quy định phụ nữ nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi

Được biết, đối tượng hưởng lương hưu hàng năm tăng nhanh, so với năm 2007 thì năm 2012 đã tăng 1,78 lần (thêm gần 500.000 người, bình quân gần 100.000 người/năm sau khi đã trừ số giảm hưởng do chết) và số tiền chi lương hưu tăng 4,11 lần. Dự báo, những năm tới số người nghỉ hưu hưởng từ quỹ BHXH càng nhiều, số chi từ quỹ sẽ tăng nhanh và tương lai gần quỹ sẽ mất cân đối. Đến năm 2023 số thu bằng số chi. Từ năm 2024 trở đi để đảm bảo chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải sử dụng thêm số kết dư mới đảm bảo đủ chi. Và đến năm 2037, nếu không điều chỉnh chính sách hoặc không phát triển mạnh đối tượng, tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả. Thêm vào đó, tình trạng nợ, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra khá phổ biến. Tính đến 31/12/2012, số nợ đóng BHXH là 4.274 tỷ đồng và tính đến tháng 7/2013 số nợ đóng BHXH tại 63 tỉnh, thành phố con số này lên tới 6.368 tỷ đồng, chiếm 7,83% số phải thu trong năm 2013). Qua một số tính toán thì nếu độ tuổi nghỉ hưu không tăng thì nguy cơ vỡ quỹ BHXH sẽ rất lớn. Bởi trên thực tế, hiện nay tuổi thọ của người VN đang rất cao và mức hưởng lương hưu thấp nhất là 45%.

            Không tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng

Theo một nghiên cứu của Viện Công nhân-Công đoàn, phụ nữ về hưu ở tuổi 55 như quy định bắt buộc thì có tới 41% trong số đó vẫn đi làm việc và cống hiến; trong đó, có tỷ lệ nhất định nguồn nhân lực có chất lượng cao (mà để có được chất lượng này phải qua một quá trình đào tạo và thời gian dài thực hành, trở thành kinh nghiệm). Thực tế, chỉ những lao động trong khu vực nặng nhọc, độc hại như: Chế biến thủy hải sản, dệt may, cạo mủ cao su có mong muốn giảm tuổi nghỉ hưu, vì đến tuổi 55 họ không thể làm được những việc như hiện nay đang làm. Ngược lại, đối với lao động làm hành chính và cán bộ làm công tác quản lý cấp vụ trở lên thì 47% trả lời mong muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu lên 58 – 60 tuổi, đặc biệt là những người có học hàm, học vị cao thì không quan tâm lắm đến kéo dài tuổi nghỉ hưu, vì họ cho biết, chưa nghỉ hưu đã rất nhiều nơi mời làm việc.

Qua phân tích trên có thể thấy, xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu ở nữ giới là phù hợp với hoàn cảnh hiện tại nó giúp giải quyết đồng thời nhiều vấn đề vĩ mô quân trọng là: bất bình đẳng giới tuổi lao động, phát huy khả năng làm việc của phụ nữ, tránh lãng phí chất xám đồng thời làm giảm một phần gánh nặng về mặt tài chính giảm gánh nặng chi trả cho BHXH. Như vậy, xu thế tiếp cận từ nghĩa vụ của lao động nữ đối với sự phát triển bền vững trong điều kiện tận dụng tối đa nguồn nhân lực có chất lượng, bình đẳng giới trong hội nhập quốc tế là hướng tiếp cận cần được quan tâm trong quá trình tham gia xây dựng Nghị định quy định chi tiết Điều 187 của Bộ luật Lao động. Việc nghiên cứu tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là việc làm cần thiết, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động và thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác tham gia quản lý với Nhà nước về chế độ, chính sách. Tuy nhiên, việc tăng độ tuổi về hưu lao động nữ cần tính tới những bất lợi và bảo vệ được quyền lợi của các đối tượng khác./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW-1981);
  2. Luật Bình đẳng giới 2016;
  3. Luật Lao động 2013.

 

 

 

 

 

 

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 TẠI SAO CẦN CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (24/09/18)
 MỘT SỐ ĐIỀU SINH VIÊN NĂM CUỐI CẦN CÓ (24/09/18)
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (19/09/18)
 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM  (17/09/18)
 TÁI HÔN Ở NGƯỜI GIÀ  (17/09/18)
 HIỆN TƯỢNG GIA ĐÌNH ĐƠN THÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY (17/09/18)
 Sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2017 - 2018 (15/05/18)
 HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018 (06/05/18)
 Khoa Văn hóa - Thông tin nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2017 – 2018 (02/04/18)
 Thông báo về nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin năm học 2017 – 2018 (30/03/18)
Hôm nay 1210
Hôm qua 4318
Tuần này 14799
Tháng này 77160
Tất cả 3045943
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn