Tin tức - Sự kiện
NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI: NHIỀU CƠ HỘI VIỆC LÀM

Nghề Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. CTXH là một nghề mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội

 Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái:

          CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Tiến trình CTXH tập trung vào việc:

  • Phát hiện những mối quan tâm của con người: ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm, ...;
  • Xác định các nhu cầu của con người: ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...;
  • Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác. Nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...);
  • Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.

Nghề công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay

          Đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là Đề án 32. Chỉ từ khi Đề án được ban hành, CTXH mới được chính thức coi như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức. Tính đến nay, cả nước có hơn 500 cơ sở bảo trợ xã hội. Theo Đề án, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.

Cơ hội nghề nghiệp

          Sau 04 năm theo học tại trường, sinh viên có nhiều cơ hội làm việc đáng mơ ước vào các vị trí:

  • Cán bộ trong các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội,
  • Cán bộ tại các cơ sở quản lí nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
  • Là chuyên gia độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn về công tác xã hội.
  • Có cơ hội được cấp học bổng toàn phần đi học tập trao dổi ngắn hạn tại các trường đại học uy tín của quốc tế về công tác xã hội.
  • Giáo viên, chuyên gia tập huấn về lĩnh vực công tác xã hội tại các trường học, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư..

Lý do bạn nên chọn ngành Công tác xã hội trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, sinh viên theo học chương trình Công tác xã hội có cơ hội:

  • Tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học của Hàn Quốc, Ba lan, Philippines… hoặc thực tập tại các trung tâm bảo trợ, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội lớn trong và ngoài nước.
  • Tham gia học tập với đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường trong nước và quốc tế uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
  • Được học tập, rèn luyện trong cơ sở đào tạo hiện đại về cơ sở vật chất, đặt biệt là được trang bị 100% Internet – wifi, và các thiết bị học tập hiện đại.
  • Môi trường học tập thân thiện, sĩ số lớp học nhỏ, 20-30 sinh viên/lớp
  • Có ký túc xá sinh viên, được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.
  • Học phí thấp hơn so với các trường đại học khác.
  • Có ký túc xá sinh viên, được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.

Thông tin liên hệ

          Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, số 561, đường Quang Trung, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa

          Điện thoại: 0933.868.919 (TS. Lê Thị Thảo), 0979.283.406 (TS. Đoàn Văn Trường)

          Website: http://www.dvtdt.edu.vn

 

           Sinh viên ngành Công tác xã hội thực hành tại Như Thanh – Thanh Hóa

             Sinh viên Công tác xã hội thực hành tại Bảo trợ xã hội 2 Thanh Hóa

         

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 THÔNG BÁO KHÓA TẬP HUẤN VỀ " XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRÊN CƠ SỞ QUYỀN TRẺ EM" (29/07/19)
 THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG THỰC TẬP (14/06/19)
 THÔNG TIN VỀ HỘI THẢO HÈ CÔNG TÁC XÃ HỘI (10/05/19)
 TRAO ĐỔI KHOA HỌC VỚI CHỦ ĐỀ: "MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM" (23/04/19)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ĐƯỢC PHÉP ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC (19/04/19)
 MỘT SỐ PHONG TỤC ĐỘC ĐÁO TRONG NGÀY TẾT BUNPIMAY (06/04/19)
 05 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA  (06/04/19)
 HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP KHOA- KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN NĂM HỌC 2018-2019 (02/04/19)
 TIẾT MỤC MỞ ĐẦU - HỘI THI NGHIỆP VỤ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (29/03/19)
 HỘI THI NGHIỆP VỤ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (24/03/19)
Hôm nay 519
Hôm qua 2717
Tuần này 13899
Tháng này 89125
Tất cả 3144239
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn