Tin tức - Sự kiện
6 BÍ KÍP RÈN LUYỆN KỶ LUẬT BẢN THÂN KHI LÀM VIỆC TẠI NHÀ

Là một người có "thâm niên" ngồi cà phê và nằm trên giường làm việc lâu năm, mình xin quả quyết rằng làm việc tại nhà còn khó hơn và đòi hỏi nhiều hơn sự quyết tâm so với việc buổi sáng dậy sớm và đi đến công ty.

Làm việc ở nhà có vẻ sung sướng, nhưng thực chất cần khả năng quản lý thời gian cực kỳ cao. 

Khi đến công ty, mình phải lo "đấu đá" khách hàng, sếp, đồng nghiệp. Ở nhà, ngoài những cái trên, mình còn phải lo đấu đá với chính mình nữa. Đấu đá với cái giường êm ái đang kêu gọi mình nằm lên, cái điện thoại có tin nhắn nhảy liên tục, cái bụng đang đói và đòi được ăn ngay lập tức.

Tự nhiên COVID-19 xuất hiện, thế là chúng ta có dịp được học cách làm việc tại nhà, "thử" sống đời sống freelancer mà lâu nay vẫn mơ ước khi đọc bài người này người kia. Bài này mình sẽ chia sẻ cho mọi người một vài "bí kíp" tự rèn luyện của bản thân mình khi ở nhà làm việc nhé.

Làm việc càng sớm càng tốt

Với mình, dậy sớm và làm việc vào buổi sáng sớm (thường là khoảng 5AM-7AM) rất hiệu quả. Mình tính viết ở đây một vài dẫn chứng về những người thành công thế này thế kia; nhưng mình nghĩ chắc bạn cũng đọc được nhiều rồi. Mình biết rằng chúng ta có người là Chim Sớm (Early Bird), có người là Cú Đêm (Night Owl) – tuy nhiên nếu bạn đang làm việc tại nhà và thấy rằng làm theo khung giờ 9AM-5PM như hiện tại không hiệu quả cho lắm, bạn có thể thử dậy sớm hơn một chút và làm việc xem sao. Cứ thử một hai tuần, mới biết được mình có hợp dậy sớm hay không.

Dành mấy việc siêu khó để làm sáng sớm

Mấy bữa trước, sáng sớm mình dành cho những việc mình thích như ngồi thiền, đọc sách, học ngoại ngữ, tập thể dục – chán chê rồi đến gần 10 giờ sáng mình bắt đầu làm việc. Nhưng mà lúc đấy lại hơi đói, nên làm một tí lại kiếm đồ ăn trưa. Ăn trưa xong thì thấy hơi nặng bụng, thôi đắp chăn đi ngủ trưa một chút đến… 3 giờ chiều. Ngủ dậy hơi uể oải, làm một lúc đến 5 giờ lại đói. Và thế là hết một ngày mà mình thấy chẳng làm được gì mấy.

Xong mình thử đổi lại. Vẫn dậy 5 giờ sáng, đánh răng rửa mặt xong là lôi laptop ra làm việc luôn. Cái gì mà trong đầu mình thấy khó, tốn thời gian, lười đụng tới nhất thì mình lôi ra làm. Kỳ diệu lắm các bạn nhé, mấy việc đấy bình thường làm mấy ngày không xong, nhưng thay đổi chuyển qua buổi sáng làm lại nhanh nhẹn hơn hẳn. Khi làm xong rồi tự nhiên cả ngày thảnh thơi, tha hồ chơi và làm những thứ mình thích mà không có cảm giác bị tội lỗi.

Biết rõ mình phù hợp với khung thời gian nào 

Điều quan trọng nhất khi làm việc tại nhà là sự tập trung trong công việc, vượt qua được đống cám dỗ mà mình kể ở trên. Chính vì thế, bạn cũng nên dành thời gian xem xem nếu mình không phải là người dậy sớm được vào buổi sáng, thì buổi nào, giờ nào là mình làm việc ngon lành nhất.

Ví dụ, có người làm việc tốt nhất từ khoảng 9AM đến 12AM. Có người thì khoảng từ 5AM đến 9PM lại rất hiệu quả. Có người thì cứ lúc mọi người chùm chăn rồi là lúc mình tỉnh táo sáng tạo nhất.

Mỗi người có một khung giờ nhất định, nên chính bạn phải là người tìm hiểu cái đó. Một cách đơn giản để biết được là ghi chép lại thời gian làm việc và cảm xúc khi làm việc của bản thân trong 1-2 tuần. Cứ kè kè bên cạnh 1 cuốn sổ cây bút, hoặc điện thoại cũng được, mỗi khi bạn làm việc xong bạn ghi lại mình đã làm gì, cảm thấy năng lượng ra sao, theo dõi một thời gian thì có thể rút được ra kinh nghiệm cho bản thân.

 Chuẩn bị cho ngày hôm sau

Nếu ngày hôm sau phải tốn thời gian để suy nghĩ xem bây giờ làm gì, thì nhiều khả năng mình sẽ chọn xem Netflix và ngồi chơi Game chứ không chọn làm việc.

Chính vì thế, mình phải tự khắc phục bằng cách lên kế hoạch vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước khi ngủ, mình viết vào sổ 3 việc mình muốn hoàn thành ngày mai, ngày mai khi hoàn thành 3 việc đó rồi thì mình mới cho phép mình chơi.

Chỗ làm nên khác chỗ chơi 

Vì nhà mình nhỏ, nên ban đầu mình theo thói quen bê laptop lên giường làm việc cho tiện. Nhưng mà sau đấy mình thấy việc này chỉ tiện… để ngủ.

Thế nên mình tự thiết kế một góc trong phòng với một cái bàn và một cái ghế nhỏ, gọi là góc làm việc. Khi ngồi ở góc làm việc, mình sẽ làm việc. Khi ở trên giường, mình sẽ ngủ. Khi ở trong nhà vệ sinh, mình sẽ buồn giải quyết một số thứ. Não mình được dạy đơn giản như vậy, nên khi đến đúng không gian, tự nhiên nó sẽ hiểu là nó nên làm gì.

Âm thanh tập trung 

Mình là đứa làm việc tập trung nhất khi ở quán cafe, trong không gian mọi người rì rầm xung quanh. Chính vì thế mình đã tự ghi âm một đoạn 25 phút theo phương pháp Pomodoro để mở nghe tại nhà khi cần. 

Còn bạn thì sao? Bạn tập trung nhất khi nghe âm thanh gì? Thử lên YouTube gõ "music for working" và trải nghiệm một số loại nhạc để vừa làm vừa nghe xem hiệu quả không nhé!

 

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 HỘI THẢO ONLINE: GIÚP NHÂN VIÊN Y TẾ VƯỢT QUA NHỮNG ÁP LỰC TINH THẦN TRONG MÙA DỊCH COVID-19 (06/04/20)
 SERIES HƯỚNG NGHIỆP - NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (06/04/20)
 MỜI VIẾT BÀI BÁO CHO HỘI THẢO KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM 2020  (06/04/20)
 BÀI HÁT CHÈO: "KHÚC HÁT TẶNG NGƯỜI CHIẾN BINH ÁO BLOUSE TRẮNG" (06/04/20)
 Ý NGHĨA NGÀY CÔNG TÁC XÃ HỘI VIỆT NAM 25/03 (25/03/20)
 LỄ KẾT NẠP ĐẢNG CHO SINH VIÊN ƯU TÚ (12/03/20)
 KHÓA ĐÀO TẠO NHÀ CHUYÊN MÔN CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ (19/12/19)
 CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN " ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT ABA/VB NHĂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ, TƯƠNG TÁC VÀ GIAO TIẾP CHO TRẺ TỰ KỶ"  (19/12/19)
 SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI YDC LẦN THỨ III VỚI CHỦ ĐỀ “ EM ƯỚC MƠ GÌ” (27/10/19)
 CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN NGHỆ CỦA KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN (27/10/19)
Hôm nay 3523
Hôm qua 3521
Tuần này 12794
Tháng này 75155
Tất cả 3043938
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn