Sách hay mỗi ngày
RESEARCH DESIGN FOR SOCIAL WORK AND THE HUMAN SERVICES

 

Nội hàm của bất kỳ thiết kế nghiên cứu nào đều bao gồm hai vấn đề lớn: Thứ nhất là hiểu biết của chúng ta (về vấn đề nghiên cứu) sẽ được phát triển bằng cách nào thông qua nghiên cứu này (Đây là vấn đề lớn về phương pháp luận của nghiên cứu) , thứ hai là những hiểu biết nào hữu ích sẽ có thể được tìm ra thông qua việc trả lời câu hỏi nghiên cứu và bằng cách nào chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó. Từ nửa sau của thế kỷ 20 cho đến nay, công tác xã hội và cùng với khoa học xã hội luôn ở trong một cuộc tranh luận sôi nổi về nhận thức luận cũng như phương pháp tạo ra các kiến thức hữu ích. Và thời điểm hiện nay là một cơ hội rộng mở cho các nghiên cứu về CTXH bởi vì cùng với sự phát triển của ngành thì cuộc tranh luận này đã kéo dài đủ lâu để định hình những sự khác biệt trong các quan điểm về CTXH cũng như phạm vi lĩnh vực của nó.

Mặt khác, một thực tại được thừa nhận như một khó khăn của CTXH là nó có một “Bản chất kép” : CTXH vừa là một nghề nghiệp nhưng cũng vừa là một môn khoa học xã hội. Vậy thì các nghiên cứu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong thực hành và đào tạo CTXH ? Ngoài những vấn đề thực tế này, sự phát triển trong các lĩnh vực khác về nhận thức luận và cách tạo ra kiến thức khoa học cũng đã ảnh hưởng đến CTXH, như đã được đề cập. Cuộc tranh luận này đã mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu cho cả những người thực hành và cho những người đánh giá chương trình CTXH. Nhưng với các ranh giới mới và mở rộng đã xuất hiện nhu cầu lớn hơn về sự rõ ràng về bản chất của nghiên cứu và khoa học. Điều gì tạo nên tính đặc trưng khoa học của CTXH so với những khoa học xã hội khác (VD: Xã hội học, nhân học hay dân tộc học? Và khi chúng ta nói rằng: đây là một “nghiên cứu CTXH” thì những điều gì là bằng chứng cho khẳng định này? Tất cả những câu hỏi lớn trên sẽ được trả lời.

Ngoài những vấn đề lớn về nhận thức luận và phương pháp luận nói trên, các phương pháp thu thập thông tin cụ thể và phân tích dữ liệu của một nghiên cứu CTXH như: Chọn mẫu nghiên cứu như thế nào, xây dựng hệ thống chỉ báo, hệ thống thang đo ra sao và các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, bảng hỏi, quan sát, tự quan sát vv…thống kê mô tả, thống kê suy luận và cách viết báo cáo cũng được thảo luận trong cuồn sách này.

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 SÁCH " CÔNG TÁC XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM VÀ LÝ THUYẾT" (02/03/21)
 ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI KHÓ CHỊU (02/03/21)
 SÁCH "CÔNG TÁC XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM & LÝ THUYẾT" (18/12/20)
 Bộ sách " Công tác xã hội trường học" (18/12/20)
 SÁCH " VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘ NÔNG THÔN THANH HÓA" (19/05/20)
 SÁCH " CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG Ở THANH HÓA" (19/05/20)
 SÁCH "SOCIAL WORK PRACTICE WITH CHILDREN 2ND EDITION"  (11/05/20)
 SÁCH "SOCIAL WORK PRACTICE WITH CHILDREN 2ND EDITION"  (11/05/20)
 SÁCH "PLAY THERAPY WITH CHILDREN IN CRISIS" (11/05/20)
 SÁCH VỀ NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ (06/04/20)
Hôm nay 2633
Hôm qua 2947
Tuần này 5580
Tháng này 105618
Tất cả 3160732
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn