Tin mới
Tin tức sự kiện
Một số quan điểm cơ bản của Đảng về công tác Thể dục thể thao

Một số quan điểm cơ bản của Đảng về công tác Thể dục thể thao

Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...các mối quan hệ nội tại của TDTT. Vì vậy đó chính là các cơ sở để lựa chọn, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trong một thời kỳ tương đối dài.

Các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, thứ XI và thứ XII, của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới.

Một là, Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt quan trọng của chớnh sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.

Quan điểm này được dựa trên các cơ sở sau:

- Dưới chế độ ta, tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội đều đặt con người ở vị trí trung tâm. Mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đem lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người.

Thể dục thể thao là một phương tiện có hiệu quả để nâng cao sức khoẻ và thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy phát triển TDTT được coi như một nội dung quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo và bồi dưỡng nguồn lực con người.

Khi phân tích về các nguồn lực để phát triển đất nước, Đảng ta đã xác định “nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức và tay nghề”. Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Như vậy có thể khẳng định phát triển TDTT để tăng cường sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

- Thể dục thể thao là một bộ phận bộ phận của nền văn hoá của mỗi dân tộc, cũng như của nền văn minh nhân loại. Trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hoá và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hoá nói chung, văn hoá thể chất nói riêng và mở rộng quan hệ của nước ta với quốc tế. Các hoạt động TDTT quần chúng cũng như các hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn thể thao thành tích cao dần trở thành nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động đó không chỉ có tác dụng như một hình thức giải trí, nghỉ ngơi tích cực mà còn mang lại niềm vui, khích lệ lòng tự hào dân tộc, sự cổ vũ to lớn cho nhân dân.

Từ các cơ sở đã trình bày ở trên, có thể khẳng định, trong bất kỳ điều kiện nào cũng cần chủ động phát triển các hoạt động TDTT trong nhân dân và hướng hoạt động TDTT vào những mục tiêu chủ yếu là nâng cao sức khoẻ, xây dựng con người mới, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng của đất nước.

Hai là, Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và nhân dân

Đảm bảo tính dân tộc đòi hỏi phải chú ý một số vấn đề sau:

- Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động TDTT phải mang bản sắc dân tộc, vì mục đích và lợi ích của dân tộc, phải phù hợp với tâm lý, tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống của từng địa phương.

- Quan tâm khai thác và phát triển các trò chơi, các môn thể thao dân tộc, các hình thức và phương pháp dưỡng sinh cổ truyền của dân tộc, các truyền thống văn hoá tốt đẹp, hạn chế và xoá bỏ các tập quán lạc hậu.

Đảm bảo tính khoa học đòi hỏi phải:

- Kế thừa có chọn lọc các tri thức về TDTT của nhân loại. Kết hợp những thành tựu hiện đại với truyền thống của dân tộc.

- Bảo đảm mọi nội dung, biện pháp tổ chức quản lý và phương pháp tập luyện TDTT của quần chúng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Công tác huấn luyện, đào tạo VĐV phải phù hợp với các quy luật về sinh lý, tâm lý và xã hội của con người.

Đảm bảo tính nhân dân cần chú ý:

- Phát triển TDTT rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, mọi địa bàn dân cư. Làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành nhu cầu, thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân.

- Làm cho mọi người dân đều có cơ hội tham gia tập luyện và hưởng thụ những giá trị nhân văn của TDTT đồng thời phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của cá nhân trong việc tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động TDTT cũng như góp phần phát triển sự nghịêp TDTT của nước ta.

Ba là, Kết hợp phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây dựng lực lượng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao là phương châm quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúng hướng.

- Phát triển TDTT quần chúng thực chất là quá trình tổ chức, vận động và hướng dẫn với nhiều hình thức, biện pháp đa dạng nhằm làm cho hoạt động này trở thành thói quen, nếp sống của đông đảo nhân dân. Phát triển TDTT quần chúng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT. Để tạo ra những động lực mới và sức sống của phong trào quần chúng luyện tập TDTT. Cần đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT trường học vì đây là cốt lõi của chiến lược phát triển TDTT của nước ta. TDTT trường học là môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ nước ta rèn luyện thể chất, đạo đức, lối sống và cũng đồng thời là môi trường rộng lớn và giàu tiềm năng trong lĩnh vực phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước.

Thể thao thành tích cao là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của phong trào TDTT. Mỗi thành tích, kỷ lục thể thao là một giá trị văn hoá thể chất, thể hiện năng lực thể chất và tinh thần mà con người có thể vươn tới và sáng tạo. Hoạt động thể thao thành tích cao có sức thu hút mạnh mẽ dư luận xã hội và khích lệ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của quần chúng. Đó là hoạt động văn hoá lành mạnh, là nguồn kích thich mạnh mẽ và hiệu quả đối với TDTT quần chúng. Ý chí và phẩm chất đạo đức của các VĐV xuất sắc có thể trở thành những tấm gương đối với thanh thiếu niên.

Nói chung, phong trào TDTT quần chúng là cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao. Phong trào càng rộng thì càng có nhiều người quan tâm và ủng hộ thể thao thành tích cao, càng có thêm nguồn tuyển chọn tài năng thể thao. Song không phải cứ có phong trào TDTT rộng rãi thì sẽ có lực lượng VĐV đông đảo, có thành tích thể thao cao và ngược lại, bởi bên cạnh những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thì thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao là hai lĩnh vực có tính độc lập tương đối. Mỗi lĩnh vực có đối tượng riêng và bị chi phối bởi các quy luật đặc thù.

Bốn là, Thực hiện xã hội hoá tổ chức, quản lý TDTT, kết hợp chặt chẽ sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức xã hội.

Trước hết Xã hội hoá cần được hiểu là sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia để giải quyết một vấn đề xã hội.

Xã hội hoá TDTT là sự phối hợp hành động mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển TDTT theo định hướng và chiến lược phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước nhằm làm cho TDTT trở thành sự nghiệp của nhân dân.

Xã hội hoá công tác TDTT là giải pháp chiến lược quan trọng nhằm đổi mới cơ chế quản lý TDTT đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước ta.

Nội dung cơ bản của xã hội hoá TDTT bao gồm một số vấn đề sau:

- Xã hội hoá công tác TDTT là hướng về cơ sở, hướng về người dân, tổ chức hướng dẫn và phát triển các nhu cầu hoạt động TDTT của nhân dân. Tạo ra các môi trường và điều kiện thuận lợi để nhân dân tự đáp ứng các nhu cầu của mình; thực hiện công bằng và dân chủ hoá trong hoạt động TDTT.

- Là quá trình tổ chức rộng lớn để huy động sự tham gia một cách tích cực chủ động của cộng đồng, huy động các nguồn lực từ phía xã hội để phát triển TDTT.

- Là đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động TDTT như các hình thức hoạt động phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội, sản xuất kinh doanh... về TDTT, các nhóm, hội, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, các liên đoàn, hiệp hội thể thao.

- Là sự đổi mới về tổ chức, quản lý và đầu tư của nhà nước theo hướng xoá bỏ cách quản lý tập trung quan liêu, bao cấp. Là quá trình thực hiện sự liên kết, lồng ghép các hoạt động của ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội để phát triển TDTT với những mục tiêu chung là xây dựng, phát triển con người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Xã hội hoá công tác TDTT phải đi đôi với việc đổi mới và tăng cường cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.

Năm là, Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng các quan hệ quốc tế về TDTT

Trên cơ sở phát huy nội lực để phát triển TDTT cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT để phát triển sự nghiệp TDTT trong nước. Tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế một mặt cho phép chúng ta tiếp thu những thành tựu khoa học TDTT tiên tiến, những kinh nghiệm tổ chức, quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện nước ta, tiếp thu và phát triển các môn thể thao mới mà ta có khả năng nhanh chóng đuổi kịp và vượt tình độ của khu vực, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Mặt khác TDTT được coi như một phương tiện để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

Nguồn tin: khoa TDTT,   Tác giả: admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 (12/07/19)
 Cán bộ khoa TDTT tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên cơ sở về chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em toàn quốc khu vực 2 tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa (23/05/19)
 Sinh viên Nguyễn Đình Nghĩa - khoa TDTT - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đạt hạng Nhất nội dung đồng đội nam Giải vô địch cầu mây toàn quốc năm 2019 (23/05/19)
 Tổng kết đợt thực tập cuối khóa của sinh viên Khoa TDTT tại Trung tâm TDTT Thành phố Thanh Hóa (23/05/19)
 KẾ HOẠCH THI KẾT THÚC THỰC HÀNH CỦA KHOA TDTT (08/05/19)
 Khoa TDTT họp chuyên môn: Điều chỉnh cấp khoa khung chương trình ngành Quản lý TDTT, đề cương chi tiết học phần, đề cương chi tiết bài giảng. (08/05/19)
 Giảng viên TS. Trịnh Ngọc Trung- Trưởng khoa TDTT đạt giải Ba giải giải cầu lông Thành phố Thanh Hóa mở rộng lần thứ III năm 2019 – Cúp Donexpro (27/04/19)
 KHOA TDTT VUI ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CÙNG LƯU HỌC SINH LÀO (17/04/19)
 Sinh viên Hà Thị Cúc - khoa TDTT đạt Huy chương đồng- Giải vô địch Wushu toàn quốc năm 2019 (17/04/19)
 TỌA ĐÀM KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY THỂ THAO VIỆT NAM (27/03/1946 - 27/03/2019) (31/03/19)
Hôm nay 8407
Hôm qua 1148
Tuần này 19170
Tháng này 55406
Tất cả 2258076
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường