Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tin tức - Sự kiện
Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam

Sự hiện diện của bánh chưng xanh, bánh tét, dưa hấu đỏ, câu đối và cả những xấp lì xì đỏ xinh xắn là những thứ báo hiệu cho ngày tết đã về. Những trẻ nhỏ hay người già đều được nhận những bao lì xì đỏ thắm cũng những lời chúcsức khỏe, may mắn trong năm mới. Không biết tự bao giờ mà phong tục lì xì đầu năm (mừng tuổi) đã trở thành một tục lệ, thói quen, một nét đẹp truyền thống của mỗi chúng ta trong dịp tết cổ truyền ở Việt Nam.

 

1. Nguồn gốc của phong tục ngày tết

Sự tích kể rằng, phong tục lì xì ngày  Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết, ở Đông Hải có một con yêu quái thường xuất hiện gây hại cho bá tánh, song những ngày thường nó luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm vào đêm giao thừa, các vị thần tiên đều phải về trời để chầu Ngọc Đế. Lúc này yêu quái xuất hiện và thích quấy rối trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao khiến các bậc cha mẹ phải thức để canh phòng.

Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được một cậu con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.

 

Việc lấy giấy đỏ gói tiền có tác dụng xua đuổi được yêu quái, hai vợ chồng vui mừng kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành thói quen. Vì thế cứ tết đến các bạn thường thấy người ta cho tiền vào những phong bì đỏ để cho trẻ em, những tiền trong phong bì đỏ đó được gọi là tiền lì xì và nó dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm. Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện.

2. Ý nghĩa của phong tục ngày tết

Lì xì đầu năm là một phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt, cũng như nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp may mắn sẽ đến từ những ngày đầu năm mới. Lì xì không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài đến tận những ngày mùng chín, mùng mười của tết. Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp tượng trưng cho sự kín đáo – không muốn có sự so bì, xích mích, không vui trong ngày tết. Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người cho rằng người cho di hay nhận được càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… 

Theo phong tục của người Việt cứ vào sáng mùng một tết, tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng cơm và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp, sau đó cùng nhau đi đến từng gia đình để chúc tết. Trước tiên con cháu sẽ chúc thọ và tặng cho ông bà, cha mẹ mình một món quà nhỏ. Sau đó, con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao lì xì đỏ, bên trong sẽ có một ít tiền đấy gọi là lấy hên, nhận may mắn và mang lại niềm vui cả năm cho mọi người trong những ngày đầu năm mới. Con cháu nhận được bao lì xì cũng như nhận được tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho.

Tương tự như vậy khi có khách đến chơi nhà vào những dịp tết, nếu gia đình gia chủ có con nhỏ thì khách sẽ không quên mừng tuổi cho cháu của gia chủ kèm theo những lời chúc phúc, may mắn đầu năm, đồng thời gia chủ cũng gửi lại những lời chúc sức khỏe, may mắn phát đạt cho khách. Ý nghĩa của lì xì không nằm ở “tiền” mà là lòng mong ước cầu chúc cho các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hànhtấn tới, còn những người lớn tuổi thì có thật nhiều sức khỏe để có thể bên con cháu thật lâu.

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày tết-hình số-5

Đến ngày nay, tục lì xì đã thay đổi ít nhiều bởi thói quen của người lớn dẫn đến việc trẻ con thường coi trọng vấn đề “vật chất” mà ít quan tâm đến ý nghĩa tốt đẹp của phong tuc này. Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, các bậc phụ huynh nên lưu ý không cho quá nhiều tiền vào bao lì xì và dạy trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này, chứ không phải giá trị vật chất trong những bao lì xì.

 

Nguồn tin: https://wikicachlam.com/nguon-goc-va-y-nghia-phong-tuc-li-xi-ngay-tet/
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Mâm ngũ quả trong Tết Việt Nam (03/03/19)
 Ý nghĩa cây nêu trong ngày Tết Việt Nam (03/03/19)
 Ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu - Rằm tháng Giêng của Việt Nam (03/03/19)
 Tết Nguyên đán ở Việt Nam (03/03/19)
 THÔNG BÁO V/v rà soát lực lượng Cảm tình Đảng và giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia Lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm học 2018 – 2019 (21/02/19)
 Thông báo v/v đặt bài Nội san Khoa Luật&QLNN số 04 (14/02/19)
 Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi - 2019 (25/01/19)
 Thông báo kế hoạch sát hạch giảng viên mới, môn mới (08/01/19)
 Thông báo thẩm định (lại) chất lượng ĐCCT- Đề - Đáp cấp khoa - đợt 1 (07/01/19)
 Lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2019 (01/01/19)
    Hôm nay 12767
    Hôm qua 9835
    Tuần này 60836
    Tháng này 248411
    Tất cả 7053991
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường