Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tuyển sinh
Lý do mà bạn nên chọn ngành Luật ?

Chúng ta đang sống trong một xã hội không ngừng phát triển tiên tiến, nhận thức của con người không ngừng phát triển cùng với các nhu cầu trong đời sống ngày càng cao. Được sống trong một xã hội tư do, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau luôn là điều mong muốn của chúng ta. Nhà nước sinh ra là để thực hiện điều đó, tuy nhiên, Nhà nước muốn thược hiện được điều đó cần phải có “Pháp luật”. Hiện nay, đa số các chính trị gia trên Thế giới, đặc biệt là Việt Nam, hầu hết đều là những người tốt nghiệp ngành luật. Những con người có vị trí quản lý cao nhất của một Nhà nước, tại sao họ lại chọn ngành luật? Là bởi, ngành luật giúp họ có được một kho tàng tri thứ về nghiên cứu, thực thi,…pháp luật phong phú và đầy đủ; cùng các kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và làm việc đối với các nghề nghiệp liên quan tới pháp luật. Ngoài ra, việc bạn nên lựa chọn học ngành luật còn vì các lý do sau:

  • Cơ hội việc làm rộng mở

Trên thực tế, sở dĩ các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều mong muốn tìm được một công việc, trước tiên là ổn định cuộc sống, sau là duy trì cuộc sống với số tiền lương nhận được. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến con số bao nhiêu sinh viên ra trường hàng năm, và con số những sinh viên thất nghiệp vì cầu không đủ cung hay những sinh viên ra trường phải đi làm trái ngành, trái nghề là bao nhiêu chưa?. Trong tâm lý của bạn cùng gia đình đều mong muốn học những ngành học mà hiện nay những ngành nghề thuộc ngành đó đang “hot”, nhưng khi bạn tốt nghiệp ngành đó ra thì nó không còn “hot” hoặc phổ biến nữa. Cho nên, để chọn một ngành học đáp ứng được công việc tương lai lâu dài nhưng có nhiều cơ hội để thăng tiến cũng như phát triển bản than là một việc rất cần thiết và quan trọng. Thế nên, xét trên bình diện chung của xã hội, muốn xã hội đi lên thì dân số phải có hiểu biết, trước tiên là hiểu biết pháp luật thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bởi vậy, Bạn hãy yên tâm rằng học Luật không bao giờ lo thất nghiệp nhé. Bởi với một ngành học đa dạng như vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng mở ở trong các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh. Nếu bạn đang băn khoăn học kế toán tài chính, học sư phạm,.. các ngành nghề đang có con số thất nghiệp khủng khiếp, thì với ngành Luật, chỉ cần bạn năng nổ và yêu thích, Luật không bao giờ thiếu công việc cho các bạn lựa chọn đâu.

  • Bảo vệ bản thân và gia đình

Lúc nào nhỏ, đã bao giờ bạn nghĩ đến câu chuyện mơ ước được làm siêu nhân hay người có phép thuật để có thể bảo vệ bản thân và gia đình, bảo vệ những người bạn yêu thương thoát khỏi khó khăn hay chưa? Lớn hơn nữa, thì chúng ta cần nhận thức đúng đắn về một sự thật rằng chỉ có tuân thủ pháp luật và hiểu biết pháp luật thì chúng ta mới có đủ khả năng bảo vệ bản thân, có thể dùng vốn hiểu biết của mình để bảo vệ và " bào chữa" cho những người thân của mình. Biết tuân thủ theo những quy định của Pháp luật, biết đánh giá mối quan hệ đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được. Bài viết này đề cao vai trò của những người học và theo ngành nghề luật, bởi chúng ta nghiên cứu về luật là chúng ta nghiên cứu về chân lý, lẽ phải, những điều tỏ bày cho chúng ta trong cuộc sống.

  • Phục vụ những nhu cầu của xã hội

Chạy theo nhịp độ phát triển của xã hội là sự phát sinh những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy, mà nhu cầu của xã hội càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Từ đó, chúng ta nhận ra được một sự thật "cung cầu" trong xã hội này. Từ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, làm nhà ở, mua đất, thành lập doanh nghiệp, tham gia giao thông,.... kể cả quan hệ mua bán dân sự được thực hiện bằng lời nói... Tất cả đều thể hiện sự có mặt của pháp luật. Luật giống như một bầu trời bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực, quan hệ, mọi lứa tuổi, tầng lớp. Thế mới nói: Pháp luật là kỷ cương. Nghề Luật giống như bao ngành nghề phục vụ xã hội, nhưng người học luật được coi trọng vì họ có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực, khi bạn gặp khó khăn hay khúc mắc ở bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn chỉ có thể tìm thấy luật sư tư vấn giúp bạn. Nếu bạn có tự mình tìm ra cách giải quyết, thì bạn có tự tin rằng bạn có thể giải quyết một cách chỉn chu mà không bị vặn vẹo hay không bị dồn vào thế bị động. Đây cũng là điểm mạnh của ngành luật, luôn đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi lĩnh vực và đưa khách hàng của mình vào thế chủ động, được bảo vệ một cách tối đa nhất.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi bạn đứng trước một vấn đề, đương nhiên bạn cần có một định hướng hay giải pháp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề có đúng theo định hướng đề ra trước đó hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng giải quyết vấn đề. Bản thân tôi là một người học luật, nghiên cứu luật; từ khi xem những bộ phim, tôi đã có ấn tượng về nghề luật sư. Tôi tự hỏi từ đâu mà họ có cách xử lý, vốn kiến thức uyên bác và tài hùng biện xuất sắc đến vậy. Họ có thể nhạy bén trong mọi tình huống, đưa ra các chứng cứ, lập luận rất hợp lý mà còn nhằm phản bác lại ý kiến của bên đang tranh cãi. Chúng ta gọi họ là thầy cãi, từ "cãi" ở đây nghe rất văn minh chứ không giống chúng ta nghĩ cãi là một động từ thể hiện sự không biết nghe lời. Học luật để cãi cho lẽ phải, tại sao ư? Vì đôi khi trong cuộc sống, thực tế xảy ra hàng ngày, lẽ phải luôn bị nhấn chìm xuống mà thay vào đó là những tranh chấp, cãi vã, những khe hở cho sự luồn lách. Có bạn nói rằng học luật là để lách luật. Đúng là khi chúng ta biết luật thì chúng ta sẽ tìm cách biến hóa nó đi, nhưng với tâm lý của nghề luật, thì học luật là để thực thi pháp luật. Quả thật, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan và tích cực hơn rất nhiều nếu chúng ta có nền tảng pháp luật.

  • Rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả

Nghề Luật đòi hỏi người làm phải có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và có thể đảm nhiệm được ở tất cả các lĩnh vực. Vì thế, bạn có thể tư vấn cho khách hàng về thủ tục để giải quyết công việc của họ, bạn có thể đứng trước tòa để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, bạn có thể tự tin để đưa ra những lý lẽ thuyết phục giúp đòi lại quyền lợi và lợi ích cho khách hàng của mình một cách tối đa nhất. Trong quá trình học và làm, ngành luật trau dồi cho chúng ta những kỹ năng cần thiết: kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, tự tin nói trước đám đông, kỹ năng nghe và đàm phán, khả năng nói để có thể thuyết phục được người nghe, cách tư vấn, tạo niềm tin đối với khách hàng trong các giao dịch. Còn rất nhiều những kỹ năng mà một người học luật có được nếu có niềm đam mê và yêu thích ngành nghề này. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không quyết định cho bản thân, một quyết định có thể làm thay đổi cuộc đời bạn. Chúc các bạn thành công!

 

Tác giả: Bùi Đặng Thu Thủy
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 NHỮNG LÝ DO BẠN CHỌN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (05/03/18)
 NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (TUCST) (05/03/18)
 Thông tin tuyển sinh ngành Công tác xã hội năm 2018 (28/02/18)
 Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý nhà nước năm 2018 (28/02/18)
 Thông tin tuyển sinh ngành Luật năm 2018 (28/02/18)
 Thông tin tuyển sinh ngành Luật năm 2017 (25/04/17)
 Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý Nhà nước năm 2017 (25/04/17)
 Thông tin tuyển sinh ngành Công tác xã hội năm 2017 (12/04/17)
 Thông tin tuyển sinh ngành Công tác xã hội năm 2016 (03/06/16)
 Thông tin tuyển sinh năm 2016 (01/06/16)
    Hôm nay 1361
    Hôm qua 10751
    Tuần này 88032
    Tháng này 359888
    Tất cả 7165468
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường