Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tin tức - Sự kiện
Vài nét về tư duy phản biện đối với sinh viên ngành Luật

 

 

Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì hoạt động chia sẻ và tiếp cận thông tin trở nên thuận lợi hơn, kéo theo đó là sự đa chiều trong các thông tin được tiếp cận. Đối với các bạn sinh viên hiện nay, một bộ phận không nhỏ thường tiếp nhận  thông tin thiếu chọn lọc, không đa chiều, đa dạng, nhiều khi mang tính phiến diện, chủ quan, chúng ta thường bị tác động theo thiên hướng một chiều và thường xuyên không vận dụng tính khách quan trong quan sát và đánh giá thực chất vấn đề đang bàn luận. Hay nói cách khác, sinh viên đang thiếu đi kỹ năng tìm kiếm, đánh giá thông tin. Để nâng cao kỹ năng này sinh viên cần học cách tư duy phản biện, đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành Luật hiện này, điều này là vô cùng cần thiết.

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề, lập luận rõ ràng, logic, rõ ràng, tỉ mỉ và công tâm. Nó cũng được miêu tả là “tư duy về tư duy”. Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy phản biện thường được hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị trong việc tham gia dân chủ, là ước muốn hình dung ra hay mở ra những quan điểm khác mà ta có thể lựa chọn; là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác. TS. Lê Hồng Vân - Giảng viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh bàn về mục đích rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện từng viết: "...Việc rèn kỹ năng tư duy phản biện... nhằm giúp sinh viên hiểu được bản chất, đặc điểm, yêu cầu và vai trò của tư duy phản biện; liên hệ bản thân để nhận ra được ưu điểm và hạn chế trong tư duy của mình, từ đó hình thành thói quen phản biện: biết nghi ngờ, biết phân tích, suy xét đa chiều, biết đánh giá toàn diện về một vấn đề…, và đặc biệt là sự ý thức sâu sắc về vai trò của tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận đối với sự sống còn của nghề Luật, từ đó có ý thức rèn luyện thói quen tư duy phản biện cũng như biết vận dụng kỹ năng tư duy phản biện vào hoạt động phản biện và tranh luận pháp lý...".

Chính vì những lý do trên, việc rèn luyện tư duy phản biện là vô cùng cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Luật nói riêng và sinh viên nói chung trong việc nâng cao các kỹ năng nghiên cứu, nắm bắt, suy luận, truyền đạt, tranh luận, phản biện thông tin một cách chân thực, hiệu quả và sáng tạo hơn. Việc phát triển tư duy phản biện trong sinh viên tạo nên sự nhạy bén trong việc phát hiện và nhận diện những tình huống có vấn đề;  khả năng kết nối vấn đề trong tính tổng thể; nhạy cảm với những dấu hiệu đặc biệt và đơn nhất cũng như các dấu hiệu điển hình; khả năng nhìn thấy và phân biệt được những nét khác biệt trong sự tương đồng; khả năng suy luận để nhìn thấy được mối quan hệ logic bên trong giữa các thông tin, các dữ kiện, tình tiết để không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các tình tiết, sự việc dựa trên sự suy xét vấn đề một cách cẩn trọng, sâu sắc và thấu đáo; năng lực tư duy độc lập, biết đặt các câu hỏi và tìm câu trả lời cần thiết cho mình. Khả năng xem xét vấn đề một cách toàn diện từ nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh và góc độ để tìm tòi, khám phá, đặt lại vấn đề theo hướng khác để hiểu được bản chất khách quan sự việc. Khả năng suy luận, lập luận dựa trên cơ sở của chứng cứ và lý lẽ; khả năng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong quan điểm của người khác để phản bác lại; khả năng bảo vệ quan điểm của mình bằng sự lập luận chặt chẽ. Khi đó, sinh viên sẽ chủ động hơn, có sự tương tác hơn đối với giảng viên trong mỗi giờ học, có lập trường riêng của mình và tiếp thu tri thức khoa học một cách có định hướng và đa dạng các góc độ hơn. Hơn nữa, đối với hoạt động công việc sau này tư duy phản biện cũng giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng, các đối tác khi hoạt động trong các doanh nghiệp hay dễ dàng hơn trong việc trao đổi, tư vấn các vấn đề pháp lý đối với người dân khi làm việc trong các cơ quan nhà nước…

Có thể nói, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng tối quan trọng mà bất kỳ sinh viên Luật đều phải rèn dũa và luyện tập thường xuyên để vận dụng tốt trong các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, tạo nền tảng vững chắc, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng toàn diện nhất có thể để phục vụ tốt cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sau này./.

 

Tác giả: ThS. Mai Nguyệt Minh
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Clip Hội nghị thẩm định đề tài khoa học sinh viên cấp khoa năm học 2017-2018 (Sinh viên : Hoàng Thị Anh) (02/05/18)
 Năm nhầm lẫn về nghề Luật cần biết trước khi trở thành Luật  (02/05/18)
 Khái quát về tư duy trong ngành Luật thông qua việc đưa ra định nghĩa - khái niệm  (02/05/18)
 Ngành Quản lý nhà nước có dễ xin việc ? (26/04/18)
 Chuẩn đầu ra ngành Quản lý nhà nước (26/04/18)
 So sánh giữa ngành luật và ngành quản lý nhà nước (26/04/18)
 CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (26/04/18)
 Hội nghị thẩm định Đề tài khoa học sinh viên năm 2017 - 2018 (19/04/18)
 Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 01/5/2018 (18/04/18)
 Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc ? (17/04/18)
    Hôm nay 5556
    Hôm qua 9835
    Tuần này 53625
    Tháng này 241200
    Tất cả 7046780
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường