Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tin tức - Sự kiện
Khái quát về tư duy trong ngành Luật thông qua việc đưa ra định nghĩa - khái niệm

Trong quá trình học và nghiên cứu, chúng ta đều phải làm việc thông qua bộ não, trải qua quá trình tư duy để thu thập và lưu trữ thông tin, tài liệu. Đặc biệt, đối với ngành luật – ngành học mang tính lý luận và khoa học cao, càng đòi hỏi nhiều hơn sự tư duy của người học, người nghiên cứu.  Qua thực tiễn, có thể thấy rằng, bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải sử dụng, cũng phải đụng chạm đến các “khái niệm”. Một lập luận, một chứng minh, một bác bỏ, một kết quả nhận thức có được từ một suy luận bất kỳ có tin cậy được hay không, con người ta có thể nhất trí với nhau về một vấn đề nào đó hay họ bất đồng về chúng… cốt yếu phụ thuộc vào việc phân tích và đưa ra các “khái niệm” tham gia vào các quá trình này. 

Tuy nhiên, sự không giống nhau trong nhận thức về các khái niệm, sự dị biệt trong việc sử dụng ngôn từ để cố định và chuyển tải các khái niệm … dẫn đến nhiều khó khăn cho hoạt động tư duy, làm cho tốc độ, chất lượng tư duy bị giảm sút và trong không ít trường người học và nghiên cứu luật cảm thấy bị rối loạn, dẫn đến bế tắc.  Để hạn chế những bất lợi này cho hoạt động tư duy, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi có độ chính xác cao, quy mô tác động và điều chỉnh lớn như ngành luật từ lâu con người đã nghĩ tới một thao tác tư duy cực kỳ quan trọng và hữu ích, đó là tạo ra, nghiên cứu và phát triển các định nghĩa - khái niệm. Ngay từ thời Hi Lạp cổ, trong nhiều tác phẩm, bài viết, các học giả đã tìm ra  các định nghĩa, các khái niệm trong các lĩnh vực toán học, lý học, sinh vật học, thiên văn học,… để ngày nay, các thế hệ sau có được những nền tảng kiến thức nhất định, phục vụ cho việc phát triển và bảo vệ đất nước. Hiện nay, ta thấy, trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại và suy cho cùng cũng là lịch sử phát triển của tư duy thì ở bất cứ lĩnh vực khoa học nào, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn đến khoa học thực nghiệm cũng đều có và cũng cần đến định nghĩa - khái niệm làm cơ sở lý luận hay cơ sở nghiên cứu.

Trên thực tế, khó có một ngành khoa học nào đó có thể tồn tại và phát triển mà ở đó không có các định nghĩa khái niệm, hoặc có quá nhiều các định nghĩa không chuẩn xác. Theo đó, ngành luật chú trọng cả lý luận cả thực tế, từ thực trạng thức tế, các nhà làm luật lý luận hóa các chủ đề thực tiến một cách khái quát nhất, giúp cho việc học, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn. Thật vậy, trong toán học ta bắt gặp các định nghĩa như: đạo hàm, tích phân, giai thừa… Trong sinh vật học có các định nghĩa về di truyền, biến dị…Trong hóa học có các định nghĩa về axít, bazơ, chất xúc tác, bão hoà….Trong ngôn ngữ học có các định nghĩa về danh từ, tính từ, câu đơn, câu phức…Vậy trong luật học có định nghĩa về nhà nước, bộ máy nhà nước, pháp luật, quy phạm pháp luật, vi phạm pháp luật, tội phạm, hình phạt, tố tụng…Điều này phần nào cho thấy, định nghĩa - khái niệm tồn tại phổ biến và không thể phủ nhận trong hoạt động nhận thức, hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của ngành luật và trong đời sống hàng ngày. Định nghĩa - khái niệm là hình thức phản ánh hịên thực khách quan, do đó, một mặt nó là sản phẩm của hoạt động nhận thức, mặt khác, đến lượt mình, nó trở thành công cụ của nhận thức. Có định nghĩa đúng, chuẩn mực, nhất quán sẽ giúp con người hiểu thấu đáo, rõ ràng, chính xác và thống nhât các đối tượng và lĩnh vực ngành luật. Tuy nhiên, cũng cần thấy việc định nghĩa - khái niệm trong khoa học, đặc biệt là ngành luật vẫn là một việc làm rất khó khăn, rất phức tạp. Từ những nhận thức này, chúng ta – những người học và nghiên cứu luật cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đưa ra các định nghĩa – khái niệm. Thông qua đó, càng trau dồi hơn về tư duy, sự logic và mạch lạc khi hoạt động cả trên khía cạnh lý luận cả khía cạnh thực tiễn./.

 

Tác giả: Bùi Đặng Thu Thủy
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Ngành Quản lý nhà nước có dễ xin việc ? (26/04/18)
 Chuẩn đầu ra ngành Quản lý nhà nước (26/04/18)
 So sánh giữa ngành luật và ngành quản lý nhà nước (26/04/18)
 CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (26/04/18)
 Hội nghị thẩm định Đề tài khoa học sinh viên năm 2017 - 2018 (19/04/18)
 Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 01/5/2018 (18/04/18)
 Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc ? (17/04/18)
 Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật? (17/04/18)
 Hội nghị thuyết minh đề tài cơ sở 2018 (13/04/18)
 Tết cổ truyền Lào trên đất Việt (11/04/18)
    Hôm nay 7897
    Hôm qua 16057
    Tuần này 72023
    Tháng này 259598
    Tất cả 7065178
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường