Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
VAI TRÒ CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Nội san số 05 - Khoa Luật&QLNN

        Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh chóng thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới ra đời, sự cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu về phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch ngày càng trở nên bức xúc, trước xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam đòi hỏi phải bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch không thể không đề cập tới hai văn bản quan trọng là Luật Du lịch và Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên cùng với việc áp dụng Luật Du lịch và Luật Di sản văn hóa, có thể nói Luật Doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Trên thực tế, vai trò đó được thể hiện trên ba phương diện sau đây:

  1. Luật Doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển số lượng các loại hình doanh nghiệp du lịch

Ngay tại điều 1 của Luật Doanh nghiệp đã nêu rõ “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty”. Điều khoản này cùng với các điều khoản quy định cho từng loại hình doanh nghiệp đã tạo ra một bước đột phá của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Hàng vạn doanh nghiệp đã được chuyển đổi và thành lập mới trong đó có hệ thống các doanh nghiệp du lịch. Tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều có các công ty du lịch được chuyển đổi hoặc thành lập mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng các loại hình doanh nghiệp du lịch được thành lập mới tăng lên nhanh chóng. Cho đến khi Luật Du lịch 2017 được ban hành và áp dụng đã quy định rõ ràng và thông thoáng các ngành nghề kinh doanh du lịch thì số lượng các doanh nghiệp du lịch càng phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch trong cả nước hiện nay đã đạt tới hơn 10000 doanh nghiệp, gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển và khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo…Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị, nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến.

  1. Luật Doanh nghiệp thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Qua khảo sát và phân tích chúng ta thấy quá trình đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp du lịch dưới sự tác động của Luật Doanh nghiệp diễn ra như sau:

- Theo làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong lĩnh vực du lịch cũng đồng thời tiến hành cổ phần hóa các công ty du lịch nhà nước đối với những công ty du lịch lớn mà vốn Nhà nước chi phối. Làn sóng này diễn ra trên toàn quốc, tiêu biểu có thể kể đến các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… như:

+ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn: là một công ty được thành lập theo Quyết định số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng công ty được thành lập bao gồm nhiều đơn vị thành viên, nhưng trong đó lấy Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, với những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước. Các mô hình kinh doanh dịch vụ - du lịch cụ thể bao gồm lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm...

+ Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: được thành lập theo Quyết định số 99/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động, và quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) làm Công ty mẹ và một số công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô là công ty thành viên và trực thuộc. Công ty Du lịch Hà Nội - Công ty mẹ - (tiền thân là Chi nhánh của Công ty Du lịch Việt Nam) được thành lập năm 1963. Đến ngày 13/7/2010, UBND Thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 3460/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên. Tổng công ty Du lịch Hà Nội ngày nay đã trở thành doanh nghiệp lớn mạnh, bao gồm gần 40 đơn vị trực thuộc, công ty thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh liên kết với trong và ngoài nước, có gần 6.000 cán bộ công nhân viên.

, Công ty Du lịch Hải Phòng, Công ty Du lịch Đà Nẵng, Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang (là doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được cổ phần hóa từ năm 2008) … Nhà nước chỉ giữ lại trên dưới 50% số vốn, còn nữa được chia thành cổ phần bán cho cổ đông để nhằm huy động vốn từ xã hội. Sau khi cổ phần hóa các công ty cổ phần du lịch này tiếp tục phát triển và tăng trưởng kinh doanh .

- Quá trình chuyển đổi thành các công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn một thành viên và nhiều thành viên. Đây cũng là một thực trạng của việc áp dụng Luật Doanh nghiệp trong hoạt động du lịch. Số lượng các công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước vẫn giữ 100% số vốn giảm xuống. Số lượng các công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên tăng lên.

- Sự ra đời và tăng nhanh số lượng doanh nghiệp du lịch tư nhân, đây là thực trạng đa dạng hóa các loại doanh nghiệp du lịch dễ nhận thấy nhất. Bởi lẽ trước khi Luật Doanh nghiệp được áp dụng hàng loạt cơ sở kinh doanh trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, bán hàng lưu niệm cho du khách chỉ dừng lại ở mức hộ kinh doanh cá lẻ. Đặc biệt là kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ dưới 2 sao. số lượng này phổ biến nhất là ở các thành phố, thị xã và khu du lịch. Sau khi Luật Doanh nghiệp được áp dụng hầu hết các chủ hộ kinh doanh này đã tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh lưu trú, nhà hàng, vận chuyển khách du lịch, hoặc bán hàng lưu niệm. Kết quả đó là do Luật Doanh nghiệp mang lại. Mặc dù đây là loại doanh nghiệp nhỏ song hiệu quả của họ trong kinh doanh du lịch là không nhỏ. Có thể nói đây là lực lượng cung ứng dịch vụ hậu cần đông đảo và tiện lợi nhất cho loại du khách bình dân. Quan sát các mùa du lịch biển ở Đồ Sơn, Sầm Sơn, Quất Lâm, Hải Thịnh, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Mũi Né,…hàng triệu du khách nội địa đều sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch tư nhân nằm ngay trên địa bàn của các bãi biển đó. Nếu thiếu vắng đội quân doanh nghiệp tư nhân này thì ai sẽ giải quyết bài toán ăn, nghỉ, đi lại cho du khách?

  1. Áp dụng Luật Doanh nghiệp thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý hệ thống doanh nghiệp du lịch và minh bạch hóa lĩnh vực kinh doanh du lịch

- Tại điều 208 của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ ràng việc phân cấp quản lý đối với các loại hình doanh nghiệp trong đó có hệ thống doanh nghiệp du lịch. Việc áp dụng các điều luật này đã thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý nhà nước đối với hệ thống các doanh nghiệp du lịch. Nó giảm dần phương thức quản lý ngành dọc tức là Bộ chủ quản trực tiếp quản lý các doanh nghiệp du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch được phân cấp cho UBND tỉnh, hoặc là UBND thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo phạm vi lãnh thổ hành chính mà doanh nghiệp đóng trên địa bàn đó. Trên thực tế khi áp dụng Luật Doanh nghiệp đã có những cuộc bàn giao quản lý doanh nghiệp du lịch từ Bộ chủ quản cho địa phương là vì vậy. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi thẩm quyền của mình được trực tiếp ra quyết định thành lập doanh nghiệp du lịch, tổ chức đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch và cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Song song với việc thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý nhà nước đối với  các doanh nghiệp du lịch, việc áp dụng điều 208 của Luật Doanh nghiệp còn thúc đẩy quá trình minh bạch hóa kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Trong đó việc minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp được đặt ở vị trí hàng đầu. Với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đã thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiến hành công khai hóa tài chính bằng các báo cáo tài chính định kỳ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.Để các cơ quan đó kiểm soát được lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. Rõ ràng việc áp dụng Luật Doanh nghiệp đã góp phần minh bạch hóa tài chính của các doanh nghiệp du lịch. Đồng thời góp phần giảm thiểu gian lận trong kinh doanh và hiện tượng trốn thuế.

          Trên đây là ba phương diện nổi bật của việc áp dụng Luật Doanh nghiệp có tác động đến hoạt động du lịch.

 

Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Lan Anh – Giảng viên Khoa Luật và Quản lý nhà nước
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC        (10/01/20)
 QUY ĐỊNH MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM (10/01/20)
 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA LUẬT &QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (10/01/20)
 Nghiệm thu Đề tài cơ sở năm 2019: chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Lan Anh (18/12/19)
 DANH SÁCH 28 DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN LĨNH VỰC BẢO HIỂM (14/12/19)
 Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức (14/12/19)
 Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 (14/12/19)
 Cập nhật toàn bộ 11 Luật mới vừa được Quốc hội thông qua (14/12/19)
 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH (12/12/19)
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN LÀO TẠI KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (07/11/19)
    Hôm nay 1446
    Hôm qua 11617
    Tuần này 29829
    Tháng này 301685
    Tất cả 7107265
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường