Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
CÂU CHUYỆN VỀ MỘT SINH VIÊN: BÀI LUẬN BỊ ĐIỂM KÉM VÀ HÀNH TRÌNH LÀM THAY ĐỔI HIẾN PHÁP MỸ

Nội san số 04 – Khoa Luật&QLNN

          Với tất cả mọi thứ đang diễn ra trong chính trị ngày nay, nó giúp ghi nhớ sức mạnh mà chúng ta có với tư cách cá nhân để tạo ra sự thay đổi. Minh chứng về điều này là rất ít, tất nhiên.

          Nhưng có một cái nổi bật. Và có lẽ bạn chưa bao giờ nghe về nó.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1982. Tại Đại học Texas chi nhánh Austin, Gregory Watson - một cậu sinh viên 19 tuổi phải viết một bài luận về chính quyền. Cậu lên thư viện và bắt đầu chú tâm vào những cuốn sách viết về Hiến pháp Mỹ - chủ đề yêu thích của cậu.

“Chừng nào còn sống thì tôi sẽ không bao giờ quên chuyện này”, Watson nhớ lại. “Tôi mở một cuốn sách ra, trong đó có một chương về những tu chính án mà Quốc hội (liên bang) đã chuyển xuống cho cơ quan lập pháp các bang, nhưng chưa có đủ số bang phê chuẩn để có thể trở thành một phần của Hiến pháp. Và tôi đã phát hiện ra một điều thú vị”.

Nội dung của bản đề xuất sửa đổi không được thông qua viết rằng:

“Không đạo luật nào thay đổi mức chi trả cho công việc của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ được có hiệu lực cho đến khi có một cuộc bầu cử hạ nghị sĩ”. Về cơ bản, nó có nghĩa rằng, bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào của Quốc hội sẽ không có hiệu lực cho đến sau cuộc bầu cử tiếp theo, cho phép cử tri quyết định họ nhận thức thế nào về điều đó.

Đề xuất sửa đổi này đã được đề xuất gần 200 năm trước, vào năm 1789. Nó được viết bởi James Madison và được dự định là một trong những sửa đổi đầu tiên, cùng với Tuyên ngôn Nhân quyền[1].

Nhưng nó đã không thể gom đủ số bang cần thiết để chính thức trở thành tu chính án. (Một đề xuất sửa đổi muốn được thông qua để trở thành tu chính án, cần phải có ít nhất ba phần tư các tiểu bang phê duyệt.)

Nhưng đây mới là điều thú vị: Bản dự thảo tu chính án này không có thời hạn phê chuẩn. (Nghĩa là sau gần 200 năm, nó vẫn có thể có hiệu lực nếu 3/4 số bang đồng ý).

Gregory vô cùng chấn động và quyết định viết bài luận về dự thảo tu chính án này, lập luận rằng nó vẫn có thể được phê chuẩn. Anh ấy đã làm rất tỉ mỉ về trích dẫn và phông chữ và mọi thứ.

Gregory gửi bài luận cho giáo viên trợ giảng, kết quả thật đáng thất vọng - điểm C (nghĩa là tương đương điểm 2 trong thang điểm 4).

Watson chắc chắn rằng bài luận của mình xứng đáng hơn một điểm C, anh yêu cầu giáo sư bộ môn, Sharon Waite, chấm phúc khảo bài luận của mình. Giáo sư sau này nhớ lại: “Tôi lướt qua bài luận nhưng không thấy có gì đặc biệt cả, và tôi nghĩ điểm C có lẽ là ổn rồi”.

Hầu hết mọi người sẽ chấp nhận điểm số như vậy, nhưng Gregory Watson thì không.

“Ngay lúc đó, ngay tại đó, tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ làm cho đề xuất sửa đổi đó được phê chuẩn thành tu chính án”, ông nói.

Vận động các nhà làm luật

Gregory sẽ cần tối thiểu 38 bang phê chuẩn dự thảo tu chính án này. Đã có 9 bang đã phê chuẩn, hầu hết là từ những năm 1790. Vì thế ông phải thuyết phục thêm Quốc hội của 29 bang khác nữa. Ông đã viết thư cho các thành viên của Quốc hội liên bang để xem liệu họ có biết bất cứ ai ở bang nhà của họ, những người có thể sẵn sàng thúc đẩy sửa đổi trong cơ quan lập pháp tiểu bang của họ. Khi ông nhận được phản hồi, nó thường là tiêu cực. Một số người nói rằng sửa đổi đã quá cũ; Một số người nói rằng họ không biết ai có khả năng giúp đỡ. Hầu như, anh không nhận được phản hồi nào cả.

Nhưng sau đó, William Cohen - một Thượng nghị sĩ đến từ bang Maine đã nhận lời giúp[2]. Cohen đã chuyển bản đề xuất sửa đổi này cho một ai đó ở tiểu Maine của ông, rồi người này lại chuyển cho một ai đó nữa - người đã đưa bản đề xuất này lên Quốc hội tiểu bang Maine. Vào năm 1983, đề xuất sửa đổi này chính thức được Quốc hội bang Maine thông qua.

Cảm thấy được khuyến khích, Gregory bắt đầu viết hàng chục lá thư cho mọi nhà lập pháp tại các tiểu bang mà ông nghĩ có thể sẵn sàng giúp đỡ. Sau một thời gian,  bang Colorado thông qua tu chính án này năm 1984. Năm 1985 có thêm 5 bang nữa. Trong ba năm 1986, 1987 và 1988 mỗi năm đều có thêm ba bang. Và riêng năm 1989 đã có thêm 7 bang thông qua (gồm cả bang Texas).

Đến năm 1992, 35 bang đã phê chuẩn tu chính án này. Chỉ còn ba bang nữa thôi. Sau 10 năm ròng rã viết thư, nói chuyện ngọt nhạt lẫn xấu hổ, cậu sinh viên điểm kém năm nào đã gần chạm tới đích.

Ngày 5/5/1992, hai bang Alabama và Missouri đồng thời thông qua bản tu chính án đề xuất. Và chỉ hai ngày sau đó, Watson nhận được một cuộc điện thoại, báo rằng Hạ viện bang Michigan, tiểu bang cuối cùng - thứ 38 đã quyết định thông qua.

Hành trình hơn 200 năm của bản dự thảo tu chính án này đã kết thúc. Giờ đây nó chính thức trở thành Tu chính án thứ 27 của Hiến pháp Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ.

“Tôi đã tự tưởng cho mình một bữa thịnh soạn ở một nhà hàng khá đắt tiền”, Watson nhớ lại.

Người đàn ông thực hiện sứ mệnh

Điều đáng chú ý về câu chuyện này là mức độ khó khăn tuyệt đối của những gì Gregory đã làm. Sửa đổi Hiến pháp - theo thiết kế - là điều cực kỳ khó thực hiện.

Nhưng Geogre, lúc mới chỉ là một đứa trẻ khi bắt đầu, thực sự đã làm được điều đó. Từ đó đến nay, nước Mỹ chưa có thêm bất kỳ bản tu chính án nào.

Thật sự sảng khoải khi biết rằng, một người thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.

“Tôi muốn chứng tỏ là chỉ cần một người cực kỳ tận tuỵ, cực kỳ lớn tiếng và nhiệt huyết cũng có thể làm được việc này”, Gregory nói. “Tôi nghĩ là tôi đã chứng tỏ được điều đó”.

Sau chiến thắng này, Watson còn phát hiện ra là bang Mississipi chưa phê chuẩn Tu chính án thứ 13 về bãi bỏ chế độ nô lệ. Ông thúc đẩy họ  thông qua nó vào năm 1995. Tất nhiên việc này dù mang tính biểu tượng (Tu chính án này đã có hiệu lực từ trước đó 130 năm rồi) nhưng cũng mang lại một ý nghĩa nhất định.

Sửa điểm bài luận

Về phần bà Sharon Waite, giáo sư cũ của ông Watson ở Đại học Texas Austin, cuộc sống của bà sau này không được thuận lợi lắm. Bà rời Austin đến Nam Texas với hy vọng tìm được một vị trí giảng dạy ở đó nhưng vận may đã không mỉm cười với bà.

 

“Tôi đã cảm thấy tội nghiệp cho những năm tháng học hành của mình. Bạn biết đấy, cuối cùng chẳng có gì cả”, Sharon nói.

Nhìn vào đống sách vở, đồ đạc đã thu thập trong suốt nhiều năm để lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ của mình, bà tự hỏi “Tất cả những thứ này để làm gì đây?”.

Cho đến một ngày, bà nhận được một cuộc điện thoại của một người đang viết sách về các tu chính án.

“Họ hỏi là “Có phải bà dạy ở Đại học Texas, chi nhánh Austin vào đầu những năm 80 không?”, tôi trả lời “Đúng vậy’”, Waite nhớ lại. “Rồi họ hỏi “Bà có biết rằng một trong các sinh viên của bà, Gregory Watson, đã theo đuổi việc thông qua bản tu chính án hiến pháp này bởi vì bà đã cho anh ta điểm kém hay không?”.

Sharon cảm thấy như bị thổi bay. Vào giây phút đó, bà cảm thấy như được cứu chuộc. “Nhiều người nói rằng bạn chẳng bao giờ biết được bạn ảnh hưởng thế nào tới người khác và tới thế giới. Và giờ, ở cái tuổi 70, tôi trở nên rất, rất tin vào điều đó”, bà nói.

“Tôi tự nói với bản thân rằng, chỉ bằng cách cho một sinh viên điểm số không mong muốn, tôi đã ảnh hưởng đến Hiến pháp Mỹ nhiều hơn bất kỳ giáo sư đồng nghiệp nào từng nghĩ đến chuyện đó. Thật mỉa mai!”.

Và với nhận thức muộn màng, bà Sharon nói cậu sinh viên Gregory ngày nào không đáng bị điểm C như vậy.

“Lạy Chúa tôi, cậu ta đã chứng minh một cách rất chắc chắn là cậu ta biết cách vận hành bản Hiến pháp như thế nào, cũng như cách tham gia tích cực vào chính trị và ý nghĩa của nó”. “Vì thế, vâng, tôi nghĩ cậu ta đáng được điểm A sau nỗ lực đó - điểm A+”.

Vào ngày 1/3/2017, bà chính thức ký giấy thay đổi điểm số của Watson. Sharon viết: “Trước những nỗ lực anh hùng của sinh viên để chứng minh giáo sư và Trợ giảng sai trong đánh giá về bài thi học kỳ của mình, ông Watson xứng đáng được A +.”

Cuối cùng, 35 năm sau khi sinh viên Gregory Watson viết bài luận của mình, ông đã được chữa điểm C thành điểm A.

“Quá hạn rất lâu, để xem nó thật nhẹ nhàng”, Gregory nói. “Đây là điều đáng lẽ phải xảy ra từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng muộn còn hơn không, như người xưa vẫn nói”.

The story begins in 1982. A 19-year-old sophomore named Gregory Watson was taking a government class at UT Austin. For the class, he had to write a paper about a governmental process. So he went to the library and started poring over books about the US Constitution - one of his favorite topics.

 

“I'll never forget this as long as I live”, Gregory says. “I pull out a book that has within it a chapter of amendments that Congress has sent to the state legislatures, but which not enough state legislatures approved in order to become part of the Constitution. And this one just jumped right out at me.”

 

That unratified amendment read as follows:

“No law varying the compensation for the services of the Senators and Representatives shall take effect until an election of representatives shall have intervened.” Basically, it means any raise Congress votes to give itself can't take effect until after the next election, allowing voters to decide how they felt about that.

The amendment had been proposed almost 200 years earlier, in 1789. It was written by James Madison and was intended to be one of the very first amendments, right along with the Bill of Rights.

But it didn't get passed by enough states at the time. You see, to ratify an amendment, you need three-quarters of states to approve it.

 

 

 

 

This amendment, though it was 200 years old, didn't have a deadline.

 

 

Gregory was intrigued. He decided to write his paper about the amendment and argue that it was still alive and could be ratified. He got to work, being very meticulous about citations and fonts and everything.

He turned it in to the teaching assistant for his class - and got it back with a C.

He didn't know what to make of it. He was sure it was better than a C. He appealed the grade to the professor, Sharon Waite. “I kind of glanced at it, but I didn't see anything that was particularly outstanding about it and I thought the C was probably fine,” she recalls.

Most people would have just taken the grade and left it at that. Gregory is not most people.

“So I thought right then and there, I'm going to get that thing ratified”, he said.

 

 

Lobbying Lawmakers

Gregory needed 38 states to approve the amendment-three-quarters. Nine states had already approved it, most back in the 1790s, so that meant he needed 29 more states for it to pass. He wrote letters to members of Congress to see if they knew anyone in their home states who might be willing to push the amendment in their state legislature. When he did get a response, it was generally negative. Some said the amendment was too old; some said they just didn't know anyone who'd be willing to help. Mostly, he got no response at all.

 

But then, a senator from Maine named William Cohen did get back to him. Cohen passed it on to someone back home, who passed it on to someone else, who introduced it in the Maine Legislature. In 1983, lawmakers passed it.

 

 

 

 

 

Feeling emboldened, Gregory started writing to every state lawmaker he thought might be willing to help. He wrote dozens of letters. After a while, it started to work. Colorado passed the amendment in 1984. And then it picked up momentum. Five states in 1985. Three each in 1986, 1987 and 1988. Seven states in 1989 alone (including Texas).

 

By 1992, 35 states had passed the amendment. Only three more to go. After 10 years of letter-writing, sweet-talking and shaming, Gregory was within reach of his goal.

On May 5, 1992, both Alabama and Missouri passed it. And on May 7, as Gregory listened on the phone, the Michigan House of Representatives put the amendment over the top.

 

 

His quest was finally over: More than 200 years after it was written, the 27th Amendment was finally ratified.

 

“I did treat myself to a nice dinner at an expensive restaurant,” Gregory recalls.

 

Man on a Mission

What's so striking about this story is the sheer degree of difficulty of what Gregory did. Amending the Constitution is - by design - incredibly hard to do.

But here's a guy, really a kid when he began, who actually did it. The 27th Amendment is still the most recent amendment to the Constitution.

And it's comforting to know that one person really can make a difference.

“I wanted to demonstrate that one extremely dedicated, extremely vocal, energetic person could push this through,” Gregory says. “I think I demonstrated that.”

Gregory has kept pursuing these kinds of quests since then. In 1995, he realized Mississippi had never ratified the 13th Amendment, which abolished slavery. So he pushed that state's Legislature to do it — and it worked. It was symbolic, but it meant something.

 

 

Making the Grade

Back in 1992, as Gregory celebrated his achievement with the 27th Amendment, things weren't going as well for his former professor, Sharon Waite. She had moved back to South Texas in the 10 years since Gregory was her student. She tried to get a teaching job down there, with no luck.

“I was feeling sorry I'd spent all those years studying and you know...nothing!” Sharon says.

She'd look at all the papers and books and stuff she'd collected over the years getting her master's degree and her PhD, and she wondered, “What was it all for?”

Until one day, she gets a phone call from someone writing a book about constitutional amendments.

“They said, “Well did you teach at UT Austin in the early '80s?” and I said, “Yes I did””, Sharon says. “And then they asked, “Did you know that one of your students, Gregory Watson, pursued getting this constitutional amendment passed because you gave him a bad grade?”

 

Sharon was blown away. And in that moment, she felt redeemed.

“Many people have said you never know what kind of effect you're going to have on other people and on the world. And now I'm in my 70s, I've come to believe that's very, very true. And this is when it really hit me because I thought to myself, “You have, just by making this fellow a grade he didn't like, affected the US Constitution more than any of your fellow professors ever thought about it and how ironic is that?”

And with the benefit of hindsight, Sharon says, Gregory clearly doesn't deserve that C she gave him.

“Goodness, he certainly proved he knew how to work the Constitution and what it meant and how to be politically active,” she says. “So, yes, I think he deserves an A after that effort -- A+!”

And that's exactly what happened.

On March 1, Sharon signed a form to officially change the grade. To justify it, Sharon writes: “In light of the student's heroic efforts to prove the professor and TA wrong in their assessment of his term paper, Mr. Watson deserves A+”.

 So, 35 years after Gregory wrote his paper, he finally changed that C to an A.

 

“Very long overdue, to put it very mildly,” says Gregory. ”This is something that should have happened decades ago. But better late than never, as the old saying goes.”

 

[1] Lời dịch giả: Vào thời điểm 1982 khi Watson phát hiện ra dự thảo tu chính án này, các hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ Mỹ có quyền bỏ phiếu tăng lương và trợ cấp cho… chính mình, ngay trong nhiệm kỳ hiện tại của mình. Nghĩa là người bỏ phiếu cũng đồng thời là người hưởng lợi từ chính lá phiếu đó. Nhà lập hiến James Madison đã nhìn ra được điều đó và trình dự thảo tu chính án này ra Quốc hội năm 1789, ông muốn rằng mọi đạo luật điều chỉnh lương, trợ cấp cho các thành viên Quốc hội không được có hiệu lực trước cuộc bầu cử Hạ viện nhiệm kỳ tiếp theo.

 [2] Ông William Cohen, người sau này trở thành Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

 

Link  bài viết gốc:

https://www.kut.org/post/he-got-bad-grade-so-he-got-constitution-amended-now-hes-getting-credit-he-deserves.

 

Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Lan Anh – Giảng viên Khoa Luật và Quản lý nhà nước
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (01/09/19)
 NHỮNG MÓN ĂN VẶT NGON BẤT CHẤP DÀNH CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA (11/07/19)
 NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ VIỆC ĐỌC SÁCH (11/07/19)
 CHIA SẺ KINH NGHIỆM  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (11/07/19)
 KINH NGHIỆM ĐI THỰC TẾ, THỰC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (09/06/19)
 KINH NGHIỆM THI GIỮA KỲ, CUỐI KỲ (09/06/19)
 SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH CẦN BIẾT (09/06/19)
 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (09/06/19)
 CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA (09/06/19)
 Khoa Luật&QLNN tham gia Hội nghị thẩm định thuyết mình Đề tài cơ sở năm 2019 (26/05/19)
    Hôm nay 8964
    Hôm qua 20103
    Tuần này 88402
    Tháng này 372153
    Tất cả 6722473
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường