Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN – NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT

Nội san số 03 - Khoa Luật&QLNN

Quyền con người và quyền công dân là những nội dung quan trọng của Hiến pháp các nước nói chung và Hiến pháp Việt Nam nói riêng. Việc hiểu và thực thi quyền con người và quyền công dân trên thực tế là yêu cầu khách quan.

Quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm hại được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân nổi tiếng của nước Pháp năm 1971 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Quyền con người được pháp luật quốc tế bảo vệ.

Ngày 19/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua và công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Ngày 19/12/1966, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua hai Công ước quốc tế về quyền con người.

Quyền công dân cũng được mọi công dân của mỗi nước quan tâm và được nhà nước bảo vệ, cụ thể ở Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của công dân được thể hiện trong năm bản Hiến pháp (Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm 1980; Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013) và ngày càng rõ nét.

Hơn nữa, quyền con người và quyền công dân là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận, đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình.

* Về điểm giống nhau:

Thứ nhất, quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng được quy định trong Hiến pháp.

Thứ hai, quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù rất gần gũi với nhau nhưng không đồng nhất. Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi mà mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ (trừ những người không có quốc tịch). Trong đó, quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình. Một số quyền công dân cũng là quyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán, tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền được bảo vệ sức khỏe…

Ở Việt Nam, quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lịch sử lập hiến nước nhà. Nó được thể hiện một cách nhất quán trong cả 4 bản Hiến pháp, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Đất nước ngày càng phát triển, nhân quyền và dân quyền cũng ngày một được mở rộng, thể hiện sự tôn trọng của nhà nước với quyền lợi của nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với đất nước. Sự quản lý của nhà nước không nhằm hạn chế các quyền và tự do của con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các quyền con người mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công ước quốc tế. Một cá nhân (trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều là chủ thể của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốc gia mà họ đăng ký quốc tịch. Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉ được hưởng những quyền con người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngoài ra, một số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng cử thì họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.

 

* Về điểm khác nhau:

Tiêu chí

Quyền con người

Quyền công dân

Định nghĩa

Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc đã thành hình bào thai tới lúc  chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.

Quyền công dân là tình trạng của một người được công nhận theo các điều kiện pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ quốc gia nào.

Mỗi một quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Thời điểm hình thành

Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ có từ năm 1945.

Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỳ 16).

Cơ sở pháp lý

- Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779

- Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789

- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.

- Công ước về chính sách việc làm 1964

- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965

- Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971

- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979

- Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984

- Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia

- Và các văn bản pháp lý Quốc tế khác

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.

- Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của mỗi quốc gia.

Chủ thể

Tất cả những ai là con người, từ lúc bào thai đã thành hình, được sinh ra cho tới lúc đã chết đi.

Một bộ phận con người đủ các điều kiện pháp lý được định sẵn trước đó. Đó là các cá nhân được đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân được nhà nước quy định tạo nên địa vị pháp lý của công dân. Do vậy, quyền công dân chỉ mang tính chất quốc gia.

 

Bản chất

Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên, khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc…

Bao gồm cả Nhân quyền được quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên, có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định pháp lý trước đó.

Căn cứ phát sinh quyền

Từ lúc bào thai thành hình tới lúc đã chết đi

Quyền công dân xuất phát từ quyền con người. Quyền công dân bắt đầu có kể từ lúc người đó đáp ứng đủ điều kiện trở thành công dân của một quốc gia, hay nói cách khác là người đó đã có quốc tịch của quốc gia mang quốc tịch

Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền

Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên Hợp quốc lẫn các tổ chức khu vực.

Chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia. Việc thực hiện quyền công dân tại các quốc gia khác nhau thì khác nhau bởi nó phụ thuộc vào thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.

 

 

 

Có thể nói, quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động và bổ sung lẫn nhau. Trên thực tế, quyền con người và quyền công dân luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chẳng hạn như các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm…Chính sự tương đồng trên đã thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và quyền công dân trở nên chặt chẽ hơn.

Như vậy, thông qua nhận thức được sâu sắc bản chất, sự giống và khác nhau của hai loại quyền trên không chỉ có ý nghĩa trong học tập ngành Luật mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên trong xác định đúng đắn quyền cũng như nghĩa vụ đối với đất nước, với xã hội.

 

 

Tác giả: Nguyễn Đức Lĩnh - Sinh viên lớp Luật K1
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (26/05/19)
 ĐÔI NÉT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH LUẬT (26/05/19)
 HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA NĂM HỌC 2018 - 2019 (01/04/19)
 Lịch nghiệm thu Đề tài SV NCKH cấp Khoa năm học 2018 - 2019 (21/03/19)
 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌC PHẦN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (03/03/19)
 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (03/03/19)
 QUY HOẠCH QUẢN LÍ ĐÔ THỊ Ở LÀO VỚI QUY HOẠCH QUẢN LÍ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM  (27/02/19)
 TỪ ĐIỂN CHUYÊN NGÀNH VIỆT – LÀO (Phần 1) (24/02/19)
 MỘT SỐ VĂN BẢN, CHÍNH SÁCH MỚI TRONG THỜI GIAN TỚI (24/02/19)
 Sách “Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển” – những gợi mở cho quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ ở nước ta hiện nay (23/02/19)
    Hôm nay 10523
    Hôm qua 20103
    Tuần này 89961
    Tháng này 373712
    Tất cả 6724032
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường