Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
STARTUP- VẤN ĐỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Nội san số 02 - Khoa Luật & QLNN

        Ở thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, khởi nghiệp luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, bởi doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm, song Việt Nam hiện đang là nước có tỷ lệ khởi nghiệp khiêm tốn so với các nước trong khu vực.

        Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2010 số lượng người có trình độ đại học ở độ tuổi 21 - 29 thất nghiệp chỉ chưa đầy 60.000 người, nhưng đến năm 2016 số người thất nghiệp có trình độ đại học ở độ tuổi dưới 30 đã tăng lên thành 1.000.000 người.

Bài toán đặt ra là “việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư duy làm chủ” trong sinh viên trở nên ngày càng cấp bách nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội.

        NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI

        Đa số các bạn trẻ khởi nghiệp thất bại không phải do thiếu ý tưởng, thiếu vốn, kiến thức... mà do các bạn chưa thực sự là người khởi nghiệp. Kiến thức bên ngoài không quan trọng bằng sự thấu hiểu chính bản thân mình. Các bạn không biết mình là ai, chưa biết mình muốn gì thì chưa thể xác định được người mình muốn trở thành trong tương lai. Như vậy, startup rất dễ chao đảo và không có định hướng rõ ràng.

  1. Cái tôi quá lớn

      Rất nhiều bạn sinh viên được sống trong sự bao bọc của gia đình từ nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm sinh hoạt trong xã hội. Đó là nguyên nhân khiến cho cái tôi của họ rất lớn. Những sinh viên dám tự kinh doanh thường là người rất giỏi nhưng lại có quan điểm cá nhân rất mạnh, ít khi lắng nghe ý kiến của người khác và không thích nhận những lời chỉ trích về bản thân mình. Đây là rào cản rất lớn nếu bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp vì trong kinh doanh thì khách hàng luôn đúng và họ hiếm khi dành thời gian để nghe bạn trình bày về quan điểm của mình.

  1. Chưa đủ quyết tâm

Khởi nghiệp bằng số vốn không quá lớn, có thể là tiền tiết kiệm mà bố mẹ cho khi còn đi học hay những khoản tiền lương tích cóp được từ việc đi làm thêm nên rất nhiều sinh viên thường có tâm lý “nếu thất bại thì cũng không mất gì”. Điều này khiến họ mất đi sự nỗ lực và quyết tâm cần phải có.

  1. Phí phạm thời gian

Có quá nhiều điều hấp dẫn thanh niên trong cuộc sống hiện đại. Những buổi hẹn hò, tụ tập cùng bạn bè hay thời gian giải trí dành cho chơi game, tham gia “chém gió” trên các diễn đàn và facebook... đã lấy đi những khoảng thời gian quý giá trong ngày. Thay vì tập trung trong mọi thời điểm để gây dựng và phát triển sự nghiệp thì sinh viên thường dễ dàng bị thu hút sự chú ý bởi những thứ khác.

  1. Lảng tránh công việc

Vừa rời khỏi ghế nhà trường, rất nhiều sinh viên thường ngồi vẽ cho mình những ý tưởng xa vời mà một khi thành công bạn sẽ có cơ hội đổi đời. Nhưng một kế hoạch cụ thể, điều giúp đi đến thành công thì lại không có.

Không ai chịu làm những phần vất vả nhất trong quá trình khởi nghiệp như chạy hàng chục cây số một ngày để tìm kiếm khách hàng hay “chai mặt” giới thiệu sản phẩm dù bị khách hàng “xua đuổi”. Cuối cùng hệ quả là quá trình khởi nghiệp thất bại và bạn lại phải bắt đầu vòng quay của thị trường lao động để có thể xin được việc làm.

  1. Không nhanh nhạy - mất thời cơ

Sự nhanh nhạy là một trong những tố chất vô cùng cần thiết để dẫn đến sự thành công trong công việc. Với những bạn bẩm sinh đã nhạy bén với mọi vấn đề thì là một điều hết sức may mắn. Nhưng đa số đều phải tôi luyện hàng ngày, hàng giờ, qua từng bài học lớn nhỏ trong cuộc sống cũng như việc kinh doanh.

Khi có được tính cách này, bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề cực kỳ nhanh chóng. Có thể đưa ra nhiều quyết định kịp thời, và bạn biết khi nào là đúng thời cơ, đúng trườ ng hợp để đưa công việc của mình theo hướng tích cực nhất. Đó là thành công và đó là điều mà bạn cần phải học trong một khoảng thời gian rất dài.

SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG?

  1. Nâng cao năng lực khởi nghiệp bao gồm tố chất doanh nhân, kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp

Để củng cố năng lực khởi nghiệp, sinh viên có thể: Tham gia các khóa đào tạo để nắm chắc kiến thức và kỹ năng kinh doanh; trải nghiệm thực tế; tham khảo kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước; nắm vững nguồn tư liệu có liên quan đến chuyên môn của mình.

Để nâng cao tư duy, sinh viên có thể: Tích cực tham gia các triển lãm, hội nghị, hội chợ, giao lưu, chương trình xúc tiến và khuyến khích khởi nghiệp; tích cực tham gia các cuộc thi khởi nghiệp; thường xuyên theo dõi và cập nhật các tin tức, thông tin về kinh tế, doanh nghiệp; nắm bắt các cơ hội thực tập...

 

Để rèn luyện tố chất, ý chí, sinh viên có thể: Tích cực tham gia các hoạt động giao lưu trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường đại học ...

  1. Nâng cao khả năng huy động vốn cho khởi nghiệp

Sinh viên khởi sự nên làm tăng sức mạnh cho doanh nghiệp bằng cách thay đổi mô hình hoạt động theo hướng công ty hóa, mở rộng quy mô kinh doanh qua góp vốn, xây dựng phương án hoạt động sản xuất kinh doanh thật hiệu quả và hấp dẫn để thu hút vốn huy động từ các thành viên góp vốn. Đồng thời nên chú trọng tới việc tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp khác để nâng cao năng lực kinh doanh, quy mô vốn hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho quá trình tái đầu tư, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Hội nghị Nghiệm thu đề tài cơ sở năm 2018 của ThS. Mai Nguyệt Minh (05/01/19)
 VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN KỸ NĂNG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT&QLNN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (26/11/18)
 Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần? (29/10/18)
 Di chúc viết tay không người làm chứng có giá trị không? (29/10/18)
 PHÂN BIỆT GIỮA KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (29/10/18)
 Một số phương pháp học tập của sinh viên (25/10/18)
 KINH NGHIỆM HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CỦA BẢN THÂN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TÍCH TỐT (25/10/18)
 Kinh nghiệm học tập của sinh viên (25/10/18)
 Thông báo về việc hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH của HSSV năm học 2018 - 2019. (26/09/18)
 NGƯỜI ĐI BỘ VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO? (16/09/18)
    Hôm nay 340
    Hôm qua 16057
    Tuần này 64466
    Tháng này 252041
    Tất cả 7057621
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường