Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
PHÂN BIỆT GIỮA KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Căn cứ pháp lý

Luật Khiếu nại năm 2011

Luật Tố cáo năm 2011

Từ 2019, áp dụng Luật Tố cáo 2018

Khái niệm

Khiếu nại là việc công dân, tổ chức, cán bộ công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định trong kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của của mình

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, Nhà nước.

Chủ thể thực hiện

- Công dân

- Tổ chức

- Cán bộ, công chức

- Công dân

Đối tượng

Đối tượng của khiếu nại là:

- Quyết định hành chính

- Hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, người thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước.

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Đối tượng của tố cáo là:

- Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai

Yêu cầu về thông tin

Không yêu cầu

Người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

Nếu không trung thực, người tố cáo có thể phải chịu trách nhiệm về Tội vu khống theo Bộ luật Hình sự.

Quyền của chủ thể

Không được bảo vệ

Người tố cáo và người thân được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, vị trí công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm…

Thời hiệu giải quyết

90 ngày, kể từ ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

 

Không quy định

Hướng giải quyết sau khi rút đơn

Cơ quan Nhà nước sẽ không tiếp tục giải quyết nếu người khiếu nại rút đơn

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

Nguồn tin: luatvietnam.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Một số phương pháp học tập của sinh viên (25/10/18)
 KINH NGHIỆM HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CỦA BẢN THÂN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TÍCH TỐT (25/10/18)
 Kinh nghiệm học tập của sinh viên (25/10/18)
 Thông báo về việc hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH của HSSV năm học 2018 - 2019. (26/09/18)
 NGƯỜI ĐI BỘ VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO? (16/09/18)
 Nhà đất hiện nay đang “gánh” bao nhiêu loại thuế, phí? (16/09/18)
 Bàn luận về phương pháp học tập (25/08/18)
 Hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên (26/07/18)
 Lối sống giới trẻ hiện nay (29/06/18)
 Sinh viên với vấn đề làm thêm  (29/06/18)
    Hôm nay 9441
    Hôm qua 16498
    Tuần này 105377
    Tháng này 389129
    Tất cả 6739449
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường