Tin tức sự kiện
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH HỘI HỌA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Trong quá trình làm công tác tư vấn định, hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh về lĩnh vực mỹ thuật, Khoa Mỹ thuật chúng tôi thấy một số câu hỏi thường gặp

KHOA MỸ THUẬT TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH HỘI HỌA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

Từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm các bạn học sinh khối lớp cuối cấp THPT đăng ký dự thi vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề khắp cả nước. Trong quá trình làm công tác tư vấn định, hướng nghề nghiệp cho các bạn học sinh về lĩnh vực mỹ thuật, Khoa Mỹ thuật chúng tôi thấy một số câu hỏi thường gặp. Để hiểu rõ hơn về một số ngành học lĩnh vực mỹ thuật, chúng tôi xin trả lời vắn tắt những câu hỏi thường gặp như sau:

Hội họa là gì?

Hội họa là sử dụng ngôn ngữ mỹ thuật (là đường nét, màu sắc, đậm nhạt, tương phản…) để tạo hình trên mặt phẳng hai chiều (là chiều cao và chiều rộng, là giấy, gỗ, cao su, trên tường…) với một nội dung chủ đề nào đó.

Giá trị của các tác phẩm hội họa ở đâu?

Thứ nhất, giá trị của tác phẩm hội họa (tranh) ở sự sáng tạo người họa sĩ trong sử dụng ngôn ngữ mỹ thuật, thể hiện được ý tưởng, nội dung nào đó. Thứ hai, đó là giá trị độc bản của bức tranh; ngoài giá trị nghệ thuật thì giá trị độc bản cũng rất quan trọng (bản gốc), những sao chép tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao thì gần như không có giá trị.

Yêu cầu gì đối với người học ngành Hội họa?

Trước hết, để học tập một lĩnh vực nào đó thì người học phải thật đam mê về lĩnh vực đó (đam mê có thể giúp các bạn đạt được mục đính nhanh, đồng thời giúp các bạn thành công trong lĩnh vực mình lựa chọn). Lĩnh vực mỹ thuật nói chung, ngành Hội họa nói riêng không nhất thiết yêu cầu các bạn có năng khiếu mới thi vào các ngành thuộc lĩnh vực này; đương nhiên đối với bạn nào có năng khiếu thì khả năng tiếp thu và học tập sẽ nhanh hơn đối với bạn không có khả năng năng khiếu hoặc năng khiếu ít. Chính vì vậy, chỉ cần đam mê và một chút khéo léo thì các bạn có thể học tập tốt.

Hiện nay và tương lai nhu cầu xã hội đối với lĩnh vực Mỹ thuật như thế nào?

Chỉ cần một câu lệnh trên thiết bị điện tử có kết nối iternet thì các bạn có thế tìm thấy nhiều lời mời chào tuyển người làm lĩnh vực mỹ thuật, với mức lương khá cao. Thưa các bạn học sinh, trong xã hội hiện nay rất thiếu người làm mỹ thuật đặc biệt ngành thiết kế đồ họa, hội họa, thiết kế thời trang… trong tương lai, lĩnh vực mỹ thuật lại càng cần thiết; xã hội phát triển, thị hiếu thẩm mỹ của con người được nâng lên, nhu cầu con người ngày được cải thiện vì vậy người làm mỹ thuật sẽ có nhiều công việc, thu nhập cao, ổn định. Thực tế hiện nay do nhu cầu xã hội, các bạn sinh viên khoa mỹ thuật của nhà Trường đang học năm thứ nhất đã tham gia làm thêm đúng chuyên môn, kiếm thêm thu nhập vào những ngày nghỉ.

Trong quá trình đào tạo ngành Hội họa, sinh viên được học gì về chuyên môn?

Mỗi bậc học có một mức độ và các môn học được kết cấu khác nhau, tuy nhiên chúng tôi có thể đưa ra một số môn học nói chung để các bạn hình dung; ngoài kiến thức giáo dục đại cương theo qui định bắt buộc đối với đào tạo chuyên nghiệp thì SV còn được học kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành:

Đối với khối kiến thức cơ sở ngành của ngành hội họa là các môn học Luật xa gần (là cách vẽ mọi vật trong không gian có qui luật, luật); môn học Giải phẫu (là học về giải phẫu xương, cơ, cấu trúc cơ thể người ở từng giai đoạn phát triển…); môn học Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lịch sử mỹ thuật thế giới (học về công trình mỹ thuật tiêu biểu, giá trị nghệ thuật..)…

Đối với khối kiến thức chuyên ngành: Có nhiều môn học như hình họa màu, hình họa đen trắng (vẽ nghiên cứu các khối cơ bản, biến dạng,… đến cơ thể người (mẫu khỏa thân)); các môn học về chất liệu như chất liệu truyền thống như vẽ lụa, sơn mài; ngoài ra còn chất liệu sơn dầu, acrilic…

Ngoài các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành SV còn được học các môn học tự chọn, giúp sinh viên khi tốt nghiệp ra trường dễ dàng làm bất cứ một công việc nào đó liên quan đến mỹ thuật; môn học tự chọn thiên sang hướng thiết kế, sử dụng công nghệ như phần mềm photoshop; coreldraw; 3D…

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành hội họa như thế nào?

            Phần này chúng tôi cũng đã trả lời nhiều bạn học sinh, như một số ý mục trên, tuy nhiên chúng tôi có thể cụ thể hóa các công việc làm sau tốt nghiệp: Họa sĩ sáng tác độc lập (sáng tác tranh theo hợp đồng, theo công việc..); họa sĩ ở các cơ sở, trung tâm văn hóa; thiết kế, thi công công trình mỹ thuật;…

       Để giúp các bạn học sinh lựa chọn đúng đắn hướng đi cho tương lai, chúng tôi đưa ra một lời khuyên được rút ra từ những người thành đạt, nổi tiếng thế giới cũng như ở Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau; đó là Lựa chọn hướng đi cho tương lai phải theo khả năng, sở trường của mình cộng với sự đam mê các bạn sẽ thành công.

       Chúc các bạn học sinh thành công.

       Khoa mỹ thuật mong được tiếp tục tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho tất cả các bạn học sinh:

Điện thoại tư vấn, định hướng ngành nghề lĩnh vực Mỹ Thuật:

  1. Trưởng khoa Mỹ thuật, thầy Trần Việt Anh, ĐT: 090 424 0125; 096.2627.124
  2. Trưởng khoa Mỹ thuật, thầy Đoàn Dũng Sĩ, ĐT: 0903 422 669
  3. Trưởng bộ môn Thiết kế thời trang, cô Nguyễn Hồng Thúy, ĐT: 0976 676 986
  4. Trưởng bộ môn Thiết kế đồ họa, thầy Vũ Trọng Thành, ĐT: 0902 272 989
  5. Trưởng bộ môn Hội họa, thầy Trần Xuân Quang, ĐT: 0989 642 669

 

Một số tác phẩm hội họa thế giới (nguồn sư tầm)

 

  1. Three Studies of Lucian Freud – Francis Bacon

Tác giả của bộ ba bức họa này là Francis Bacon, khi ông muốn vẽ lại chân dung người bạn mình là họa sĩ Lucian Freud. Mặc dù chỉ được định giá vào khoảng 80 triệu USD (~1,7 nghìn tỷ VND) trước khi được mang ra đấu giá, tuy nhiên bộ ba bức họa này đã vượt xa mọi sự kỳ vọng khi Elaine Wynn, đồng sáng lập của tổ hợp khách sạn, resort và casino Wynn Empire ở Las Vegas mua với giá 142 triệu USD (~3 nghìn tỷ VND) vào năm 2014.

Giá trị hiện tại: 145 triệu USD (~3,15 nghìn tỷ VND).

  1. Chân dung của bác sĩ Gachet - Vincent Van Gogh

Van Gogh đã vẽ lại chân dung của bác sĩ Gachet, người đã chăm sóc ông trong những năm tháng cuối đời mình. Ryoei Saito đã mua lại bức tranh này vào năm 1990 và ông đã từng nói rằng muốn được hỏa thiêu cùng với bức tranh sau khi chết. Tuy nhiên Saito lại chết khi đang ngập trong nợ nần và bức tranh đã mất tích trong lúc đó. Bức họa sau đó đã qua tay rất nhiều đời chủ nhân và lần cuối xuất hiện thì nó đang thuộc sở hữu của Wolfgang Flöttl.

Giá trị hiện tại: 152 triệu USD (~3,3 nghìn tỷ VND).

  1. Chân dung của Adele Block-Bauer I - Gustav Klimt

 Ferdinand Bloch-Bauer, một thương nhân giàu có và đồng thời cũng là người bảo hộ của Gustav Klimt, đã yêu cầu ông vẽ lại chân dung người vợ của mình - phu nhân Adele. Bà cũng là người phụ nữ duy nhất mà Gustav Klimt đã vẽ hai lần trong suốt cuộc đời của mình. Trong chiến tranh thế giới thứ hai thì bức họa đã bị tịch thu bởi quân nazi và mãi đến năm 2006 thì Maria Altmann, cháu của Adele Bloch-Bauer mới được trả lại bức tranh.

Giá trị hiện tại: 158,4 triệu USD (~3,44 nghìn tỷ VND).

  1. Le Rêve - Picasso

Le Rêve (có nghĩa là "Giấc mơ" trong tiếng Pháp) là một bức tranh sơn dầu có kích thước 130 x 97 cm được danh họa Pablo Picasso vẽ vào năm 1932, mô tả người tình 24 tuổi của Picasso là Marie-Thérèse Walter. Bức tranh được cho là vẽ vào buổi chiều ngày 24 tháng 1 năm 1932. Một điều thú vị của bức họa này là Steve Wynn, chủ sở hữu bức tranh đã vô tình làm hỏng nó trong khi ông bị viêm võng mạc. Bức tranh sau này đã được phục hồi thành công vào năm 2013.

Giá trị hiện tại: 158,5 triệu USD(~3,45 nghìn tỷ VND).

 

  1. Woman III – Willem De Kooning

 Willen De Kooning là một họa sĩ theo trường phái trừu tượng và ông đã vẽ một bộ 6 bức tranh với đối tượng chính là một người phụ nữ trong khoảng thời gian từ 1951-1953. Bức tranh đã từng là một phần của Bảo tàng Tehran của bộ sưu tập nghệ thuật đương đại, nhưng nó không thể được trưng bày sau cuộc cách mạng năm 1979 do chính phủ nước này siết chặt các quy định nghiêm ngặt về nghệ thuật.

Giá trị hiện tại: 162,4 triệu USD (~3,53 nghìn tỷ VND).

 

  1. No.5, 1948 – Jackson Pollock

 Đây là một bức tranh được vẽ theo phong cách drip painting (Sử dụng các xô chứa màu vẽ để dội lên bức tranh được đặt thẳng đứng). Pollock đã sử dụng loại ván sợi ép và sơn nhựa tổng hợp để hoàn thành bức tranh này. Các màu nâu, xám, trắng và vàng kết hợp trong bức tranh làm rất nhiều người nghĩ rằng đây là một cái tổ chim. Và một điều thú vị là chủ nhật hiện tại của bức tranh này đến giờ vẫn chưa rõ danh tính, do người bán (David Geffen) đã cam kết giữ bí mật cho khách hàng của mình.

Giá trị hiện tại: 165,4 triệu USD (~3,6 nghìn tỷ VND).

 

  1. Les Femmes d’Alger (Version O) – Pablo Picasso

 Bức tranh này là một trong một loạt 15 tác phẩm giữa năm 1954 và 1955 của Picasso. Trong khi danh tính của người mua đã không được tiết lộ tại thời điểm bán, các báo cáo gần đây cho thấy tỷ phú và cựu Thủ tướng Qatar, Sheikh Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani có thể đã là chủ sở hữu mới của bức tranh. Sheikh sở hữu rất nhiều những ngôi nhà đắt tiền ở London và New York và ông còn được mệnh danh là "người đàn ông bao trọn London".

Giá trị hiện tại: 179,4 triệu USD (~3,9 nghìn tỷ VND).

 

  1. No.6 (Violet, Green and Red) – Mark Rothko

 Vào năm 2014 tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev bức No. 6 (Violet, Green và Red) với giá 186 triệu USD, tạo ra kỷ lục về số tiền cao nhất từng trả cho một tác phẩm của một họa sĩ người Mỹ. Mark Rothko đã mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về nghệ thuật hội họa trừu tượng, với ba gam màu được xếp theo hàng dọc tạo cho người xem một cảm giác như bị nhấn chìm trong các ý nghĩ về sự sống và tâm linh.

Giá trị hiện tại: 186 triệu USD (~4,04 nghìn tỷ VND).

 

  1. The Card Players – Paul Cézanne

 

 The Card Players (những người chơi bài) là một loạt các bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp Paul Cézanne vẽ trong những năm 1890. Bao gồm 5 bức tranh, "The Cards Players" được các nhà phê bình nhận xét như là một nền tảng của nghệ thuật của Cézanne trong giai đoạn những năm 1890, khi mà sau đó ông tiếp tục tạo nên những tác phẩm nổi tiếng nhất đời mình. Bức tranh đã được mua lại bởi một gia đình hoàng gia ở Qatar, và từ đó đất nước này nổi lên với những phi vụ buôn bán các tác phẩm nghệ thuật đình đám.

Giá trị hiện tại: 274 triệu USD (~6 nghìn tỷ VND).

 

  1. Nafea Faa Ipoipo (Khi nào em cưới?) – Paul Gauguin

 Một lần nữa, Qatar đã thực hiện một cú shock lớn trong thế giới nghệ thuật bằng cách chi ra 300 triệu USD cho bức tranh màu sắc rực rỡ của Gauguin về hai cô gái Tahiti. Cũng giống như trong trường hợp của bức The Card Players, số tiền chính xác chưa được công bố. Rudolf Staechelin là người chủ sở hữu trước đây của bức tranh đã từ chối bình luận về giá bán cũng như danh tính người mua.

 

Giá trị hiện tại: 300 triệu USD (~6,5 nghìn tỷ VND).

 

 

 

 

 

 

 

Tác giả: Việt Anh
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KHOA MỸ THUẬT- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA TƯ VẤN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP LĨNH VỰC MỸ THUẬT TRƯỚC MÙA TUYỂN SINH NĂM 2018 (15/03/18)
 GIẢNG VIÊN NGÀNH ĐỒ HỌA, KHOA MỸ THUẬT NHẬN GIẢI THƯỞNG LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM (26/02/18)
 Đại hội Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017-2022 (17/01/18)
 KHOA MĨ THUẬT- TRƯỜNG ĐH VH,TT & DL THANH HÓA GẶP GỠ CÁC THẾ HỆ HS-SV NHÂN LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1967 - 2017), 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (1982 - 2017) VÀ ĐÓN NHẬN CỜ THI ĐUA CHÍNH PHỦ. (15/11/17)
 Giảng viên Mỹ thuật Trường ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực đồng bằng Sông Hồng (mở rộng) (30/08/17)
 Giảng viên trường Đại học Zielona Gora, Ba Lan thăm, làm việc và giảng dạy chuyên đề tại Khoa Mỹ thuật (04/05/17)
 Triển lãm các tác phẩm Đồ họa của GS. TS. Piotr Szurek – Trường ĐH Zielona Gora, Ba Lan và Giảng viên, Sinh viên – trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh hóa, Việt Nam (07/03/16)
Hôm nay 133
Hôm qua 174
Tuần này 1468
Tháng này 10153
Tất cả 748590
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA MỸ THUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường