Đào tạo
PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

Nghe – Nói – Đọc – Viết là 4 kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi trình độ cao. Nếu bạn muốn học một cách trôi chảy như người bản địa thì không thể bỏ qua kỹ năng nghe. Tiếng Anh cũng không ngoại lệ.

1. Tầm quan trọng của việc luyện nghe tiếng Anh

Việc lắng nghe chiếm đến 45% thời gian người lớn dành cho giao tiếp, lớn hơn nhiều so với hoạt động nói (khoảng 30%), đọc (16%) và viết (9%). Nghe được không có nghĩa đơn thuần là bạn có khả năng nghe âm thanh, mà hơn hết đó là sự lắng nghe để tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin rõ ràng nhất.

Nếu như bạn muốn giao tiếp với trước khác, trước hết bạn phải nghe được người ta đang nói gì. Kỹ năng nghe tiếng Anh không chỉ là nghe mà phải là nghe hiểu. Khi bạn đã nghe và hiểu bạn sẽ dễ dàng trao đổi và gây thiện cảm với người nước ngoài.

Có thể bạn không biết nhưng nghe tốt sẽ hỗ trợ nhiều cho việc luyện nói của bạn. Khi bạn đã có thể nghe rõ, việc nói chuyện cùng người bản xứ sẽ không còn khó khăn như bạn đã tưởng. Chắc hẳn, nhiều người cũng cho rằng, kỹ năng giao tiếp rất khó và họ muốn bỏ qua. Nhưng họ không biết rằng chỉ cần kỹ năng nghe tốt thì quá trình học tiếng Anh giao tiếp sẽ hoàn thành nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn nghe tốt, việc nâng cao vốn từ vựng cung dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Các bước rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả

Bước 1: Tìm hiểu về đặc điểm của các phát âm tiếng anh

Tương tự như những kỹ năng khác, nếu muốn thành thạo bạn cần cống hiến đủ thời gian và sức lực cho nó. Do đó, với kỹ năng nghe tiếng anh thì bước đầu tiên bạn cần thực hiện là tìm hiểu về đặc điểm các cách phát âm. Điều này rất quan trọng bởi khi phát âm chuẩn thì quá trình nhận diện âm thanh sẽ nhanh hơn.

Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên dành vài tiếng hoặc cả buổi để làm quen cùng các âm tiếng anh. Còn nếu đã ở trình độ cơ bản, bạn có thể học thêm về cá âm khó, về ngữ điệu khi nói và cách nối từ, nối âm, lược âm của tiếng anh.

 

Bước 2: Luyện nghe tiếng Anh cùng phim ảnh hoặc video

Đây là một cách luyện nghe khá hiệu quả đã được nhiều người áp dụng. Bạn có thể chọn cho mình một video với nội dung yêu thích để nghe. Đồng thời, có thể sử dụng các công cụ dịch, tra từ để hỗ trợ trong quá trình nghe. Hoặc bạn có thể kết hợp nghe và xem video với phụ đề song ngữ để dễ hiểu hơn.

Khi nghe, bạn nên chọn đoạn video ngắn để có thể luyện tập thật nhuần nhuyễn. Tiếp đó, hãy chọn một đoạn clip ưng ý để thực hành nghe và tương tác. Giai đoạn thực hành này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn phát triển cả kỹ năng nghe và nói hiệu quả.

Bạn có thể luyện nghe theo các kiểu sau:

Luyện Active Listening (nghe sub chậm): là sự kết hợp giữa luyện nghe hiểu và chi tiết để đoán nội dung và những từ vựng xuất hiện trong thoại. Khi nghe sub chậm bạn sẽ học được thêm từ mới, cách sử dụng các cấu trúc câu và cải thiện được kỹ năng nghe tối ưu.

Luyện Quiz: Game Listening Quiz là một game hỗ trợ luyện nghe một cách chủ động. Phần game này giúp bạn luyện được khả năng nhận diện từ và kỹ năng hình thành câu.

Luyện Shadow (nói nhại): sẽ giúp luyện cho bạn kỹ năng nói tiếng anh. Bạn chỉ cần bắt chước y hệt câu thoại mà bạn nghe được là được.

Luyện Write (Listening Dictation – nghe chép chính tả): theo nghiên cứu, việc nghe chép chính tả sẽ giúp người học rèn luyện được khả năng nhận thực âm thanh để có thể nhận diện được các âm khó nghe hoặc âm bị đứt âm đuôi hay các từ chức năng,….

Luyện Role play (nhập vai/ lồng tiếng): Hãy thử nhập vai thành nhân vật trong video/ phim bạn đã xem rồi nói lại những gì bạn nghe được theo đúng tốc độ, ngữ điệu của nhân vật.

Hãy nghe đi nghe lại các đoạn clip bạn thích thật nhiều lần. Bước nghe bị động này luôn rất quan trọng vì nó sẽ giúp rèn luyện đôi tai của bạn và ôn lại từ vựng hiệu quả. Bạn có thể nghe theo cách sau:

Nghe không nhìn phụ đề

Nghe rồi nhại lại

Nghe khi làm những công việc thường ngày khác như khi đi xe bus, rửa bát, nấu ăn,….

Bước 3: Luyện nghe với audio reader

Ở giai đoạn này, việc dành thời gian để nghe audio reader sẽ tăng khả năng nghe tiếng anh của bạn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ở trình độ intermediate thì bạn nên nghe theo kiểu này. Còn nếu trình độ của bạn vẫn ở mức beginner thì nên ưu tiên luyện nghe với video. Bởi video thường sinh động, trực quan và có thể hỗ trợ việc đoán nội dung ngôn ngữ tốt hơn.

Bước 4: Giao tiếp tiếng Anh với người bản ngữ

Hãy cố gắng nói chuyện với người bản xứ, và nếu bạn không hiểu gì, hãy chủ động hỏi lại về nội dung và cả những hiện tượng ngôn ngữ.

Đa số người bản xứ không ý thức được về những thay đổi khi họ nói ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Nếu bạn không hiểu một người bản xứ, hãy nói với họ. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, hãy hỏi lý do tại sao họ nói một câu theo cách mà họ đã làm.

3. Các phương pháp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả

Học nghe ngay từ đầu

Khi học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với các âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trong từ điển.

Nghe những thứ bạn thích

Học tiếng Anh chưa bao giờ là đơn giản và nó rất dễ gây nhàm chán. Bạn không thể bắt ép bản thân vào khuôn khổ nghe những điều bạn không có hứng thú được. Bởi điều này sẽ dễ khiến bạn mất tập trung và bỏ cuộc sớm. Do đó, từ khi bắt đầu hãy chọn những gì bạn thích nghe để luyện tập. Sự thoải mái và yêu thích sẽ khiến bạn thêm yêu tiếng Anh và nhanh chóng nâng cao kỹ năng.

Chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ

Nếu không muốn bản thân trong tình trạng hoàn toàn không hiểu gì khi nghe thì hãy chọn những nội dung nghe phù hợp với trình độ hiện tại của bạn. Bởi khi nghe mà không hiểu gì trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ thất vọng và chán nản về bản thân.

Do đó, nếu trình độ tiếng Anh của bạn đang ở mức trung bình hãy thì hãy chọn những bài nghe dễ tiếp thu và từ từ nâng cao độ khó lên. Bước đi chậm mà chắc sẽ giúp bạn chinh phục được ngôn ngữ này dễ dàng hơn.

 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN TIẾNG ANH HỌC THUẬT (02/02/23)
 CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH NĂM 2021- 2022  (14/12/22)
 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHÀNH NGÔN NGỮ ANH NĂM 2021- 2022 (14/12/22)
 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGÀNH NGÔN NGỮ ANH NĂM 2021- 2022 (14/12/22)
 THỜI KHÓA BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 CÁC LỚP ĐHLT NNA (22/11/22)
 CÔNG TÁC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN  (10/10/22)
 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DỰ ÁN TIẾNG ANH DU LỊCH (14/09/22)
 Chuẩn đầu ra CTĐT ĐH ngành Ngôn ngữ Anh (14/09/22)
 Chương trình tiếng việt Lào (14/09/22)
 KCT ĐHCQ ngành Ngôn ngữ Anh 2022 (14/09/22)
Hôm nay 862
Hôm qua 1506
Tuần này 5797
Tháng này 28023
Tất cả 1443827
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường