Đào tạo
Chương trình tiếng việt Lào

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN LÀO

 

(Căn cứ Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài)

A. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỔNG THỂ: 900 tiết gồm:

            - Học phần tiếng Việt: 800 tiết

            - Học phần bổ sung kiến thức (Khái quát về đất nước và con người Việt Nam): 60 tiết.

            - Chương trình ngoại khóa: 40 tiết

B. CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ

I. Học phần tiếng Việt

1. Tên môn học: Thực hành Tiếng Việt              

2. Số tiết: 800 tiết

3. Loại môn học:      Bắt buộc

4. Mục tiêu của môn học

- Kiến thức:

+ Môn học Thực hành Tiếng Việt cho sinh viên Lào nhằm trang bị cho sinh viên Lào vốn kiến thức hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán của Nước Việt Nam. Đặc biệt là sử dụng được Tiếng Việt trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

+ Nắm vững kiến thức ngữ âm tiếng Việt vốn từ, ngữ, các quy tắc ngữ pháp, các mẫu phát ngôn cùng các biến thể của nó, phản ánh đặc trưng loại hình Tiếng Việt.

+ Trang bị cho sinh viên Lào vốn kiến thức cơ bản để có thể giao tiếp, đọc, dịch những tài liệu đơn giản trong đời sống và trong chuyên ngành.

+ Học xong chương trình sinh viên Lào có thể giao tiếp với mọi người, đọc, dịch được một số tài liệu tiếng Việt cơ bản và tiếng Việt chuyên ngành.

            - Kỹ năng:

 Vận dụng kiến thức đã học về ngữ âm tiếng Việt, từ vựng tiếng Việt thông qua việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp thông thường hằng ngày bằng Tiếng Việt, đọc và dịch được một số tài liệu tiếng Việt từ cơ bản đến tiếng Việt chuyên ngành.

5. Mô tả vắn tắt nội dung môn học

Là một môn học cơ bản bắt buộc đối với sinh viên Lào khi sang tham gia học tập hệ đào tạo Đại học chính quy tại Việt Nam. Môn học này được dạy trong năm học đầu tiên trước khi sinh viên Lào tham gia chính thức vào học tập. Với tổng số tiết là 800 tiết (Trong đó bao gồm cả kiểm tra; ôn tập và thi hết môn).

Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán của nước Việt Nam, mà chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Việt. Đồng thời, rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bước đầu làm quen với văn bản tiếng Việt. Ngoài ra, môn học còn giúp sinh viên rèn luyện thêm các kĩ năng dùng từ, đặt câu, một số ngữ pháp cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt như: từ loại tiếng Việt, các kiểu câu trong tiếng Việt... Từ đó, sinh viên giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày, học tập và nghiên cứu.

Môn học gồm 5 học phần được phân theo các cấp độ sau:

- Sơ cấp: gồm 2 HP:             + Tiếng Việt trình độ A.1

                                                            +Tiếng Việt trình độ A.2

            - Trung cấp:gồm 1 HP:        + Thực hành Tiếng Việt B

            - Cao cấp: gồm 2 HP:          + Thực hành Tiếng Việt C

+ Tiếng Việt nâng cao

5.1. Nội dung tổng quát     

STT

Nội dung môn học

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Tiếng Việt trình độ A.1

160

160

0

2

Tiếng Việt trình độ A.2

120

120

0

3

Thực hành Tiếng Việt B

180

180

0

4

Thực hành Tiếng Việt C

180

180

0

5

Tiếng Việt nâng cao

160

160

0

 

                                       Tổng:

800 tiết

 

 

 

5.2. Nội dung chi tiết

5.2.1. Tiếng Việt trình độ A.1

+ Giảng viên biên soạn:

1. ThS. Hoàng Thanh Bình

2. ThS. Lê Thị Hương

+ Số tiết:  160 tiết

5.2.1.1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên Lào học tiếng Việt kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt để phát âm đúng tiếng Việt, nắm vững kiến thức về cấu tạo từ, cấu tạo các mẫu câu cơ bản trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày.

            - Kỹ năng:

Kỹ năng tiếp nhận văn bản

Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng tương tác

Nghe

Đọc

Nói

Viết

Nói

Viết

Nhận biết được các từ và nhóm từ quen thuộc về bản thân, gia đình và môi trường sống xung quanh mình khi người nói nói chậm và rõ ràng.

- Nhận diện được các từ, nhóm từ quen thuộc và các câu đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình và môi trường xung quanh gần gũi với mình.

- Hiểu được các văn bản quảng cáo, thông báo ngắn.

Sử dụng được các cụm từ và câu đơn giản để nói về các chủ đề quen thuộc, như bản thân, gia đình, nhà trường.

Viết được những cụm từ hoặc những câu đơn giản về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc..

Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chủ đề quen thuộc về bản thân, gia đình, nhà trường khi người khác nói chậm, rõ ràng và đôi khi nhắc lại để giúp mình thể hiện điều muốn nói.

- Viết được bưu thiếp đơn giản và ngắn gọn.

- Điền được biểu mẫu với các thông số cá nhân (ví dụ: điền tên, quốc tịch, địa chỉ vào phiếu đăng ký đặt phòng khách sạn).

 

- Độ chuẩn xác của kỹ năng nói: - Phát âm tương đối rõ ràng, tương đối đúng các thanh điệu trong các từ/câu ngắn với tốc độ rất chậm.

- Vốn từ vựng: Có vốn từ cơ bản gồm các từ, cụm từ đơn lẻ trong tình huống cụ thể.

- Độ chính xác về ngữ pháp: Dùng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và kiểu câu đơn giản đã được học.

- Độ chính xác về chính tả:  Chép lại được các từ và cụm từ ngắn quen thuộc như: tên các biển hiệu hoặc những lời chỉ dẫn đơn giản, tên các vật dụng hằng ngày, tên các cửa hiệu và các cụm từ thường xuyên sử dụng.

- Có khả năng viết đúng chính tả địa chỉ, quốc tịch và các thông tin cá nhân.

5.2.1.2. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Là học phần cơ sở bắt buộc đối với sinh viên Lào khi sang tham gia học tập hệ đào tạo Đại học chính quy tại Việt Nam. Học phần được dạy ngay khi sinh viên vào học trong năm học đầu tiên trước khi sinh viên tham gia chính thức vào học chuyên ngành. Với tổng số tiết là 160 tiết (Trong đó bao gồm cả kiểm tra và ôn tập thi hết học phần).

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt, cấu tạo từ tiếng Việt, các mẫu câu cơ bản trong giao tiếp sinh hoạt. Kết hợp với việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bước đầu làm quen với văn bản tiếng Việt. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên rèn luyện các kĩ năng dùng từ, đặt câu thông qua tạo lập các mẫu hội thoại ngắn trong giao tiếp hàng ngày về: giới thiệu bản thân, gia đình, thời gian, đồ vật, nhà ở… Từ đó, sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày, học tập và nghiên cứu.

Học phần gồm: - Phần ngữ âm: 6 bài

                                     - Phần chủ đề: 14 bài

5.2.1.3.  Nội dung học phần

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

 

Học phần 1: Tiếng Việt trình độ A1

 

 

 

A

Ngữ âm tiếng Việt

 

 

 

1.

Bài 1: Làm quen với âm và chữ của tiếng Việt

05

05

0

2.

Bài 2: Phụ âm, nguyên âm và thanh điệu tiếng Việt

08

08

0

3.

Bài 3: Luyện phát âm (Nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư)

08

08

0

4.

Bài 4: Luyện phát âm (Nguyên âm đôi: iê (yê, ya, ia); uơ (ưa); uô (ua) + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

5.

Bài 5: Luyện phát âm (Phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n)

08

08

0

6.

Bài 6: Luyện phát âm (Phụ âm: nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x) + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

B

Chủ đề giảng dạy

 

 

 

I

Giới thiệu và làm quen

 

 

 

1.

Bài 1: Anh tên là gì?

08

08

0

2.

Bài 2: Anh làm nghề gì?

08

08

0

3.

Bài 3: Anh bao nhiêu tuổi? + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

II

Gia đình

 

 

 

4.

Bài 4: Đây là nhà tôi

08

08

0

5.

Bài 5: Anh có em gái không?

08

08

0

6.

Bài 6: Nhà mới của chị có đẹp không?

08

08

0

7.

Bài 7: Bài ôn + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

III

Thời gian

 

 

 

8.

Bài 8: Bây giờ là mấy giờ?

07

07

0

9.

Bài 9: Hôm nay là ngày bao nhiêu?

08

08

0

10.

Bài 10: Bây giờ là mùa xuân + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

IV

Nhà ở, đồ vật

 

 

 

11.

Bài 11: Trong phòng có một cái tủ lạnh

08

08

0

12.

Bài 12: Nhà tôi không rộng lắm

08

08

0

13.

Bài 13: Phòng khách rộng bằng phòng ngủ

08

08

0

14.

Bài 14: Bài ôn + Kiểm tra 45 phút

08

08

0

15.

Ôn tập và thi hết học phần

04

04

0

 

Tổng:

160

160

 

5.2.1.4.Giáo trình giảng dạy

 Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2011), Tiếng Việt trình độ A, tập 1, NXB Thế giới, Hà Nội.

5.2.2. Tiếng Việt trình độ A.2

+ Giảng viên biên soạn:

1. ThS. Lê Thị Hương

2. ThS.Phạm Thị Hiền

+ Số tiết:     160 tiết

5.2.2.1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên Lào học tiếng Việt kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt để phát âm đúng tiếng Việt, nắm vững kiến thức về cấu tạo từ, cấu tạo các mẫu câu cơ bản trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày.

            - Kỹ năng:

Kỹ năng tiếp nhận văn bản

Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng tương tác

Nghe

Đọc

Nói

Viết

Nói

Viết

- Hiểu được các nhóm từ, ngữ thường dùng về những chủ đề liên quan trực tiếp như gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp.

- Hiểu được ý chính trong các thông báo, ghi âm ngắn, đơn giản và rõ ràng (như thời tiết, sự kiện)

- Hiểu được các từ, ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến bản thân (ví dụ: các thông tin cơ bản liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, việc làm).

- Hiểu được ý chính của các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản.

Sử dụng được các cụm từ và các câu đã học để mô tả một cách đơn giản về gia đình mình và những người khác; về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc gần đây nhất của bản thân.

Viết được một số cụm từ hoặc câu đơn giản nối với nhau bằng những liên từ như: và, nhưng, bởi vì.

- Giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi mình sinh sống.

- Thực hiện được các cuộc giao tiếp đơn giản quen thuộc nhưng chưa duy trì được cuộc hội thoại.

- Nói được yêu cầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như đi lại, chỗ ở, ăn uống, mua sắm.

- Viết được tin nhắn đơn giản, ngắn gọn thuộc những phạm vi, nhu cầu cấp thiết.

- Viết được một lá thư cá nhân rất đơn giản (ví dụ: thư cảm ơn).

 

- Độ chuẩn xác của kỹ năng nói:

+  Phát âm rõ ràng, tương đối đúng các thanh điệu khi sử dụng câu ngắn, nhưng đôi khi người đối thoại vẫn phải yêu cầu nhắc lại.

+ Có khả năng làm cho người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn khi tìm cách diễn đạt lại.

- Vốn từ vựng: - Có đủ vốn từ để thực hiện các giao tiếp thường ngày về các chủ đề và trong các tình huống quen thuộc.

- Độ chính xác về ngữ pháp: Sử dụng đúng một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản

- Độ chính xác về chính tả:

+  Chép lại được những câu ngắn về các chủ đề hằng ngày (ví dụ: các câu chỉ đường, hướng dẫn thuê chỗ ở).

+ Viết lại đúng chính tả (không nhất thiết tuyệt đối chính xác) các từ ngữ ngắn sau khi nghe phát âm bằng miệng.

5.2.2.2. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Là học phần kế tiếp nội dung giảng dạy học phần cơ sở ban đầu với tổng số tiết là 160 tiết (Trong đó bao gồm cả kiểm tra; ôn tập và thi hết học phần).

Học phần tiếp tục cung cấp kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt, cấu tạo từ tiếng Việt, các mẫu câu cơ bản trong giao tiếp sinh hoạt. Kết hợp với việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bước đầu làm quen với văn bản tiếng Việt. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên rèn luyện thêm các kĩ năng dùng từ, đặt câu theo các dạng thức thông qua tạo lập các mẫu hội thoại ngắn trong giao tiếp hàng ngày với cấu trúc câu phức tạp hơn về: chủ đề du lịch, giao thông, sở thích, giải trí, thời trang, ăn uống, sức khỏe, thể thao... Từ đó, sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày, học tập và nghiên cứu.

Học phần gồm: 14 bài theo các chủ đề

5.2.2.3. Nội dung học phần

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

 

Học phần 2: Tiếng Việt trình độ A2

 

 

 

I

Du lịch và giao thông

 

 

 

1.

Bài 15: Anh làm ơn cho tôi hỏi, nhà thờ ở đâu ạ?

8

8

0

2.

Bài 16: Nếu đi du lịch thì tôi thích đi bằng ô tô

8

8

0

3.

Bài 17: Bạn đã ăn bún bò Huế bao giờ chưa? + Kiểm tra

10

10

0

II

Sở thích và giải trí

 

 

 

4.

Bài 18: Tôi thích nghe nhạc nhưng không biết chơi nhạc

8

8

0

5.

Bài 19: Tôi chỉ thích phim Việt Nam thôi

8

8

0

6.

Bài 20: Tôi không bao giờ ngủ trước 12 giờ đêm

8

8

0

7.

Bài 21: Bài ôn + Kiểm tra

10

10

0

III

Thời trang và ăn uống

 

 

 

8.

Bài 22: Cái này bao nhiêu tiền?

8

8

0

9.

Bài 23: Cho tôi thêm một cốc bia nữa + Kiểm tra

10

10

0

IV

Dịch vụ và thời tiết

 

 

 

10.

Bài 24: Ở đây, tất cả các dịch vụ đều rẻ

8

8

0

11.

Bài 25: Mặc dù trời mưa to nhưng họ vẫn đi làm + Kiểm tra

10

10

0

V

Sức khỏe và thể thao

 

 

 

12.

Bài 26: Tôi bị ốm

8

8

0

13.

Bài 27: Ai cũng thích bóng đá

8

8

0

14.

Bài 28: Bài ôn + Kiểm tra

06

06

0

15.

Ôn tập và thi hết học phần

02

02

0

 

Tổng:

120

120

 

 

5.2.2.4. Giáo trình giảng dạy

Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2011), Tiếng Việt trình độ A, tập 2, NXB Thế giới, Hà Nội.

5.2.3. Thực hành Tiếng Việt B

+ Giảng viên biên soạn:

1. ThS. Phạm Thị Hiền

2. ThS. Lê Thị Hương

+ Số tiết:  180 tiết

5.2.3.1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Thực hành Tiếng Việt B nhằm trang bị cho sinh viên Lào kiến thức phát âm chuẩn hơn, các công thức ngữ pháp phổ biến trong hội thoại tiếng Việt. Qua học phần, sinh viên có thể mở rộng thêm vốn từ và sử dụng thành thạo các công thức ngữ pháp trong hội thoại tiếng Việt.

            - Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức đã học ở trình độ A, thông qua việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp thông thường hằng ngày bằng Tiếng Việt, đọc và dịch được một số tài liệu tiếng Việt cơ bản và là cơ sở để tiếng Việt ở trình độ cao hơn.

 

Kỹ năng tiếp nhận văn bản

Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng tương tác

Nghe

Đọc

Nói

Viết

Nói

Viết

- Hiểu được ý chính của bài phát biểu chuẩn, rõ ràng về những vấn đề quen thuộc, thường gặp trong công việc, trường học, giải trí, gồm cả những câu chuyện ngắn, đơn giản.

- Hiểu được ý chính các chương trình phát thanh hay truyền hình về các vấn đề thời sự hoặc các chủ đề mình quan tâm khi bài phát biểu tương đối chậm và rõ ràng.

- Hiểu được các ý chính của các văn bản chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, học tập.

- Hiểu được các sự kiện, cảm xúc, mong ước, qua các thư trao đổi cá nhân.

- Kết nối được một cách đơn giản các nhóm từ để thuật lại một câu chuyện, sự kiện, ước mơ và hy vọng.

- Đưa ra được lý do để giải thích về quan điểm, kế hoạch của mình.

- Kể lại được câu chuyện đơn giản về một cuốn sách hoặc bộ phim và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Viết được một bài đơn giản có bố cục về một chủ đề quen thuộc hoặc quan tâm.

Giao tiếp được, không cần chuẩn bị, về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến sở thích cá nhân, cuộc sống hoặc thông tin thường ngày (ví dụ: gia đình, sở thích, công việc, du lịch và các sự kiện đang diễn ra).

- Viết được bài với bố cục đơn giản về những chủ đề quen thuộc hay những mối quan tâm cá nhân.

- Viết được thư mô tả trải nghiệm hoặc cảm nhận của bản thân.

 

- Độ chuẩn xác của kỹ năng nói:

+  Phát âm rõ ràng, đúng các thanh điệu, phân biệt được các phụ âm khó như: g, t, th, kh, ng và các nguyên âm đôi, âm đệm, các âm tiết, mặc dù đôi lúc giọng vẫn chưa tự nhiên và thỉnh thoảng còn phát âm sai.

+ Diễn đạt dễ hiểu những câu dài, mặc dù đôi khi còn mắc lỗi về phát âm/dùng từ/cấu trúc.

- Vốn từ vựng: Có đủ vốn từ để diễn đạt những chủ đề liên quan đến bản thân, tuy còn dài dòng, như gia đình, thói quen, sở thích, công việc, đời sống hằng ngày và các sự kiện đang diễn ra.

- Độ chính xác về ngữ pháp: Sử dụng được khá chính xác những kiểu câu thường dùng liên quan tới những tình huống quen thuộc.

- Độ chính xác về chính tả: Viết được đoạn văn dễ hiểu từ đầu tới cuối, trong đó chính tả, dấu câu, bố cục đoạn đủ chính xác để người đọc dễ dàng theo dõi.

5.2.3.2.  Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Thực hành tiếng Việt B là sự tiếp nối và nâng cao của Thực hành tiếng Việt A. Thông qua các chủ đề của giáo trình đề cập đến các vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người Việt, người học sẽ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Qua đó, có thể mở rộng vốn từ, sử dụng thành thạo các công thức ngữ pháp khác trong hội thoại của tiếng Việt.

5.2.3.3.  Nội dung của học phần

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Gọi điện thoại

10

10

 

2

Bài 2: Chuyện gia đình

12

12

 

3

Bài 3: Liên hoan

10

10

 

4

Kiểm tra 1 tiết

1

1

 

5

Bài 4: Phỏng vấn

10

10

 

6

Bài 5: Đi xem hội

12

12

 

7

Bài 6: Chuyện học hành

10

10

 

8

Bài 7: Vô tuyến truyền hình

10

10

 

9

Bài 8: Trên đường phố

10

10

 

10

Kiểm tra 1 tiết

1

1

 

11

Bài 9: Đám cưới

12

12

 

12

Bài 10: Đi tham quan

12

12

 

13

Bài 11: Tết nguyên đán

12

12

 

14

Kiểm tra 1 tiết

1

1

 

15

Bài 12: Viết thư

10

10

 

16

Bài 13: Ở bệnh viện

10

10

 

18

Bài 14: Thuê nhà

10

10

 

19

Kiểm tra 1 tiết

1

1

 

20

Bài 15: Dịch vụ sửa chữa

10

10

 

21

Bài 16: Văn Miếu - Trường đại học đầu tiên

12

12

 

22

Ôn tập

4

4

 

 

Tổng:

180

180

 

 

5.2.3.4.  Giáo trình giảng dạy:

            Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Nguyễn Khánh Hà, Nguyễn Phương Trang, Trịnh Cẩm Lan (2007), Thực hành tiếng Việt trình độ B, NXB Thế giới, Hà Nội.

5.2.4. Thực hành tiếng Việt C

+ Giảng viên biên soạn:

1.ThS. Hoàng Thị Kim Oanh

                        2. ThS. Lê Thị Hương

+ Số tiết:  180 tiết

5.2.4.1. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Thực hành Tiếng Việt C nhằm trang bị cho sinh viên Lào kiến thức nâng cao hơn về từ cũng như ngôn ngữ hội thoại của tiếng Việt. Qua học phần, sinh viên có thể mở rộng thêm vốn từ, các thuật ngữ và một số kết cấu ngữ pháp khác trong tiếng Việt.

            - Kỹ năng:

Kỹ năng tiếp nhận văn bản

Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng tương tác

Nghe

Đọc

Nói

Viết

Nói

Viết

- Hiểu được các lời phát biểu hay bài giảng dài, theo dõi và hiểu được các lập luận phức tạp về những chủ đề mình quan tâm hoặc tương đối quen thuộc.

- Hiểu được hầu hết các chương trình thời sự trên truyền hình, phim ảnh sử dụng ngôn ngữ chuẩn và xác định được thái độ của người nói.

- Hiểu được các bài viết, báo cáo liên quan đến các vấn đề thời cuộc mà người viết bày tỏ quan điểm của mình.

- Hiểu được các bài viết về văn học đương thời.

- Trình bày được một cách rõ ràng, chi tiết về nhiều loại chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm.

- Giải thích được một quan điểm nào đó về một vấn đề thời sự và chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của các phương án khác nhau.

- Tham gia tích cực được vào cuộc thảo luận trong bối cảnh quen thuộc, trình bày ý kiến, đánh giá, đề xuất.

- Viết được bài về những vấn đề khác nhau mà mình quan tâm.

- Viết được một bài luận hay một báo cáo truyền đạt thông tin hoặc đưa ra lý do tán thành hay phản đối một quan điểm cụ thể nào đó.

- Giao tiếp tương đối trôi chảy, tự nhiên được với người Việt.

- Chủ động tham gia thảo luận được về các chủ đề quen thuộc, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình.

Viết được thư nói lên được tầm quan trọng của sự kiện hoặc trải nghiệm đối với bản thân.

 

- Độ chuẩn xác của kỹ năng nói:

+ Phát âm rõ ràng, đúng cao độ, ngữ điệu tương đối tự nhiên.

+ Giao tiếp dễ dàng và tương đối lưu loát, kể cả khi nói những đoạn dài và phức tạp.

- Vốn từ vựng: Có đủ vốn từ để bày tỏ quan điểm và triển khai lập luận một cách rõ ràng. Có khả năng sử dụng một vài kiểu câu phức tạp để diễn đạt.

- Độ chính xác về ngữ pháp: Kiểm soát ngữ pháp tốt, đôi khi cũng mắc những lỗi nhỏ trong sử dụng cấu trúc câu nhưng ít khi xảy ra và thường có khả năng tự sửa chữa khi xem lại.

- Độ chính xác về chính tả: Viết được một đoạn văn mạch lạc, dễ hiểu, có bố cục và phân đoạn theo chuẩn mực. Tuy nhiên, chính tả và dấu câu chưa được chính xác tuyệt đối.

5.2.4.2.  Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Học phần Thực hành tiếng Việt C là sự tiếp nối và nâng cao của Thực hành tiếng Việt B. Trong đó thông qua các chủ đề của giáo trình đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa hoặc những vấn đề nhân sinh, người học sẽ hiểu hơn về Việt Nam qua các lĩnh vực trên. Qua đó, có thể mở rộng vốn từ, phân biệt sắc thái của những từ đồng nghĩa, từ trừu tượng, các thuật ngữ cũng như một số kết cấu ngữ pháp khác.

Giáo trình cũng nâng cao hơn nữa ngôn ngữ hội thoại qua việc giới thiệu một số thành ngữ và từ thông tục, đồng thời có thể thể hiện thái độ, cảm xúc của mình bằng những từ tình thái. Từ đó hiểu được nội dung giao tiếp trong từng tình huống cụ thể.

5.2.4.3. Nội dung của học phần    

 

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Bài 1: Báo chí

10

10

 

2

Bài 2: Đi tham quan

9

10

 

3

Bài 3: Chuyện của người già

10

10

 

4

Bài 4: Hồ gươm

10

10

 

5

Bài 5: Nấu nướng

9

10

 

6

Bài 6: Phụ nữ

10

10

 

7

Kiểm tra

3

3

 

8

Bài 7: Giáo dục

10

10

 

9

Bài 8: Kinh tế

11

11

 

10

Bài 9: Khoa học

10

10

 

11

Bài 10: Bệnh tật

10

10

 

12

Bài 11: Thể thao

10

10

 

13

Kiểm tra

3

3

 

14

Bài 12: Nghệ thuật

10

10

 

15

Bài 13: Lao động và việc làm

9

10

 

16

Bài 14: Triển lãm

10

10

 

17

Bài 15: Tranh Việt Nam

9

10

 

18

Bài 16: Thiên tai và môi trường

10

10

 

19

Bài 17: Hội đền Hùng

10

10

 

20

Kiểm tra

3

3

 

21

Ôn tập

4

 

 

 

Tổng:

180

180

 

 

5.2.4.4.  Giáo trình giảng dạy:

            Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Nguyễn Khánh Hà, Phạm Như Quỳnh (2007), Thực hành tiếng Việt trình độ C, NXB Thế giới, Hà Nội.

5.2.5. Tiếng Việt nâng cao

+ Giảng viên biên soạn:

1. ThS. Hoàng Thị Kim Oanh

                        2. ThS. Phạm Thị Hiền

+ Số tiết:   160 tiết

5.2.5.1. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

+  Học phần tiếng Việt nâng cao cho sinh viên Lào nằm trong tổng thể nội dung môn học Thực hành tiếng Việt  nhằm trang bị cho sinh viên Lào vốn kiến thức hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán của Nước Việt Nam. Đặc biệt là sử dụng được Tiếng Việt trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

+ Học phần trang bị cho sinh viên Lào vốn kiến thức cơ bản về từ, cụm từ, câu, văn bản…để có thể giao tiếp, đọc, dịch những tài liệu đơn giản trong đời sống và trong chuyên ngành.

+ Học xong chương trình tiếng Việt nâng cao, sinh viên Lào có thể giao tiếp với mọi người, đọc, dịch được một số tài liệu tiếng Việt cơ bản và tiếng Việt chuyên ngành.

            - Kỹ năng:

Kỹ năng tiếp nhận văn bản

Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng tương tác

Nghe

Đọc

Nói

Viết

Nói

Viết

- Hiểu được các bài nói dài, cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng.

- Hiểu được các chương trình truyền hình và xem các bộ phim mà không phải cố gắng quá nhiều.

- Hiểu tất cả các loại phát ngôn dù nghe trực tiếp hay nghe qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi lời nói được diễn đạt với tốc độ của người Việt nói tự nhiên, nhưng phải có một khoảng thời gian để làm quen với giọng nói.

- Hiểu được nhiều loại văn bản dài và phức tạp, cảm thụ được nét khác biệt tinh tế về văn phong, về nghĩa hàm ngôn cũng như hiển ngôn.

- Hiểu được các bài viết dài về chuyên môn hoặc hướng dẫn kỹ thuật ngay cả khi không liên quan đến lĩnh vực của mình.

Trình bày được một cách rõ ràng, chi tiết về chủ đề phức tạp bao hàm nhiều tiểu chủ đề, đi sâu vào một vài vấn đề cụ thể và đưa ra được kết luận phù hợp.

- Viết được một bài văn diễn đạt rõ ràng, có bố cục chặt chẽ, trình bày quan điểm với một độ dài nhất định.

- Viết được thư, bài luận hay một báo cáo rõ ràng, mạch lạc với văn phong phù hợp về những chủ đề phức tạp nêu bật những vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm.

- Viết được tóm tắt và bài phê bình về những công trình thuộc chuyên môn của mình cũng như các tác phẩm văn học.

- Diễn đạt được ý mình một cách trôi chảy, tự nhiên và không gặp khó khăn khi tìm cách diễn đạt.

- Có khả năng sử dụng được ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội và chuyên môn.

- Đưa ra được ý kiến, quan điểm chính xác và khéo léo đưa đẩy câu chuyện với những người khác.

Đạt trình độ viết có tương tác với cách diễn đạt rõ ràng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả;  phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa trong các tình huống phức tạp gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo.

Hoàn toàn không gặp khó khăn trong việc

- Hiểu và phân tích được một cách có phê phán hầu hết các loại văn bản, bao gồm cả văn bản trừu tượng, phức tạp về mặt cấu trúc và ngôn ngữ lẫn các tác phẩm văn học và phi văn học.

Mô tả hoặc thảo luận được một cách rõ ràng, lưu loát theo phong cách phù hợp với bối cảnh và có cấu trúc logic, có hiệu quả, làm cho người nghe quan tâm và nhớ được các ý quan trọng.

- Viết được một bài văn

- Viết được thư, báo cáo hay bài báo phức tạp trình bày sự việc với cấu trúc logic, giúp cho người đọc nhận biết và nhớ được những ý quan trọng.

- Tham gia được vào bất kỳ cuộc đàm thoại hoặc thảo luận nào; không hề gặp khó khăn với cách dùng thành ngữ, ngôn ngữ thông tục.

- Diễn đạt được ý mình một cách trôi chảy và truyền tải các sắc thái ngữ nghĩa tinh tế, chính xác. Nếu gặp khó khăn, có khả năng diễn đạt cách khác một cách khéo léo, trôi chảy đến mức những người đối thoại với mình khó nhận ra điều đó.

Đạt trình độ viết có tương tác với khả năng phân biệt được những khác biệt tinh tế về ý nghĩa trong các tình huống phức tạp gồm cả những nội dung thuộc chuyên môn được đào tạo

- Độ chuẩn xác của kỹ năng nói:

+ Có khả năng thay đổi ngữ điệu tự nhiên gần giống như người Việt để thể hiện các sắc thái ý nghĩa tinh tế.

- Diễn đạt trôi chảy, tự nhiên ý của mình, gần như không gặp khó khăn, trừ một số chủ đề có những khái niệm khó.

- Vốn từ vựng: Có vốn từ vựng rộng để diễn đạt. Hiểu thành ngữ và tục ngữ trong giao tiếp tiếng Việt.

- Độ chính xác về ngữ pháp: Kiểm soát tốt về ngữ pháp đối với những cấu trúc ngôn ngữ phức tạp trong mọi tình huống; hiếm khi mắc lỗi

- Độ chính xác về chính tả:

+ Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý.

+ Viết đúng chính tả

5.2.5.2. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Tiếng việt nâng cao là học phần cuối cùng trong phân môn Thực hành tiếng Việt dành cho sinh viên Lào. Học phần này trang bị cho Sinh viên những kiến thức sâu hơn về từ, câu, đoạn văn, văn bản. Giúp cho Sinh viên có cái nhìn hệ thống nhất về ngữ pháp tiếng Việt và có thể hoàn thiện hơn nữa khả năng giao tiếp tiếng Việt.

Môn học gồm có 3 phần:

Phần I:     Từ tiếng Việt

Phần II:    Ngữ pháp tiếng Việt

Phần III:  Văn bản

5.2.5.3. Nội dung của học phần

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Phần I: Từ tiếng Việt

30

30

 

1

Bài 1: Cấu tạo từ

5

5

 

2

Bài 2: Nghĩa của từ. tính nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa

6

6

 

3

Bài 3: Từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Từ đồng âm, gần âm

 

6

6

 

4

Bài 4: Từ mượn. Từ Hán Việt

Phương và phương ngữ xã hội

4

4

 

5

Bài 5: Một số biện pháp tu từ về từ

6

4

 

 

Kiểm tra: 1 tiết

3

3

 

Phần II: Ngữ pháp tiếng Việt

75

75

 

2.1. Từ loại

8

Bài 1: Danh từ, cụm danh từ

6

6

 

9

Bài 2: Động từ, cụm động từ

6

6

 

10

Bài 3: Tính từ, cụm tính từ

6

6

 

11

Bài 4: Số từ

4

4

 

12

Bài 5: Đại từ

4

4

 

13

Bài 6: Phó từ

4

4

 

14

Bài 7: Kết từ

4

4

 

 

Kiểm tra: 1 tiết

3

3

 

2.2. Các kiểu câu

16

Bài 1: Câu đơn

5

5

 

17

Bài 2: Câu phức

5

5

 

18

Bài 3: Câu ghép

5

5

 

 

Kiểm tra: 1 tiết

3

3

 

2.3. Câu chia theo mục đích nói

19

Bài 1: Câu tường thuật

4

4

 

20

Bài 2: Câu nghi vấn

4

4

 

21

Bài 3: Câu cầu khiến

4

4

 

22

Bài 4: Câu cảm thán

4

4

 

 

Kiểm tra: 1 tiết

3

3

 

Phần III: Văn bản

56

56

 

23

Bài 1: Văn bản

4

4

 

24

Bài 2: Liên kết trong văn bản

4

4

 

25

Bài 3: Đặc điểm ngôn ngữ trong một số văn bản thuộc phong cách chức năng thường gặp

3

3

 

26

Bài 4: Đơn từ

4

4

 

27

Bài 5: Biên bản

2

2

 

28

Bài 6: Báo cáo

4

4

 

29

Bài 7:  Cách làm văn nghị luận

4

4

 

30

Bài 8: Thuyết trình

4

4

 

31

Bài 9: Bài khóa

2

2

 

32

Bài 10: Bài khóa (thuyết trình)

2

2

 

33

Bài 11: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

34

Bài 12: Bài khóa (thuyết trình)

2

2

 

35

Bài 13: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

36

Bài 14: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

37

Bài 15: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

38

Bài 16: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

39

Bài 17: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

40

Bài 18: Bài khóa (đọc thêm có hướng dẫn)

2

2

 

 

Kiểm tra

3

3

 

41

Ôn tập

4

4

 

 

Tổng:

160

160

 

 

5.2.5.4. Giáo trình giảng dạy:

Đỗ Việt Hùng, Đinh Văn Thiện (2011),Tiếng Việt nâng cao, Nxb Lao động, Hà Nội.

II. Học phần bổ sung kiến thức

1. Tên học phần: Khái quát về Đất nước và con người Việt Nam

+ Số tiết: 60 tiết

2. Giảng viên biên soạn:    - TS. Lê Thị Thảo

- ThS. Hoàng Thị Kim Oanh

3. Loại học phần:     Bắt buộc

4. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Học phần Khái quát về Đất nước và con người Việt Nam nhằm trang bị cho sinh viên Lào vốn kiến thức hiểu biết cơ bản về lịch sử, địa lý, dân cư, tôn giáo tín ngưỡng và những đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán… của nước Việt Nam. Học phần giúp lưu học sinh hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, từ đó có nền tảng kiến thức về giao tiếp trong đời sống hằng ngày với người Việt cũng như bước đầu làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành.

+ Học phần cơ bản cung cấp những kiến thức sơ lược về các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể thao, kinh tế, chính trị, du lịch, là cơ sở để lưu học sinh tiếp nhận kiến thức chuyên ngành.

            - Kỹ năng:

Học phần rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ cao hơn, giúp lưu học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giảng dạy chuyên ngành của giảng viên. Từ đó có thể nhanh chóng tiếp nhận với cách dạy – học chuyên ngành sau này.

5. Mô tả vắn tắt nội dung môn học

STT

Nội dung học phần

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Phần 1: Lịch sử

15

15

 

2

Phần 2: Địa lý

05

05

 

3

Phần 3: Dân cư

05

05

 

4

Phần 4: Tôn giáo và tín ngưỡng

05

05

 

5

Phần 5: Văn hóa

+ Phong tục tập quán

+ Ngôn ngữ và văn học

+ Lễ hội và trò chơi dân gian

+ Nghệ thuật biểu diễn

+ Trang phục

+ Kiến trúc, mĩ thuật

+ Ẩm thực

+ Chợ

+ …

30

30

 

 

Tổng:

60

 

 

 

III. Chương trình ngoại khóa: 40 tiết

 

           

 

 

                                                                       

 

 

 

 

 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KCT ĐHCQ ngành Ngôn ngữ Anh 2022 (14/09/22)
 05 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (23/05/22)
 PHƯƠNG PHÁP HỌC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ (23/05/22)
 HỌC NGOẠI NGỮ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (21/04/22)
 NHỮNG TRỞ NGẠI KHI HỌC NGOẠI NGỮ VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC (21/04/22)
 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI (25/03/22)
 NGÀNH NGÔN NGỮ ANH –SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN (25/03/22)
 PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU (12/01/22)
 CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ (12/01/22)
 NHỮNG CÁCH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ  (21/12/21)
Hôm nay 18
Hôm qua 976
Tuần này 5929
Tháng này 28155
Tất cả 1443959
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường