NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2020 " Nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm Aria cho sinh viên Đại học Thanh nhạc tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa"

Năm 2020, ThS Lê Thị Thu Trang - Giảng viên Khoa Âm nhạc đã thực hiện Nghiên cứu khoa học Đề tài KH&CN cấp cơ sở: " Nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm Aria cho sinh viên Đại học Thanh nhạc tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa"

    1.Tính cấp thiết của đề tài:

Trong chương trình đào tạo Thanh nhạc, bên cạnh việc học tập các tác phẩm Romance, tác phẩm Việt Nam thì học các tác phẩm aria là một trong những nhiệm vụ quan trọng

Cùng với sự phát triển và đổi mới của hệ thống giáo dục Đại học trên toàn quốc, trong những năm qua, Trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa đã từng bước đổi mới, tiếp cận và hoà nhập với hệ thống giáo dục Đại học, thể hiện rõ nét trong công tác quản lý giáo dục, trong phương pháp giảng dạy, biên soạn đề cương chi tiết bài giảng, tập bài giảng, giáo trình.

 Trong sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, thực hành thanh nhạc nhằm tạo dựng thương hiệu, nhà trường là một việc làm mà đội ngũ CBGV, SV nhà trường luôn coi trọng và đó là việc làm thường xuyên và liên tục. Thực tiễn đã cho thấy, trong đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc đã được bộ môn Thanh nhạc, khoa Âm nhạc cập nhật, vi chỉnh, chương trình đào tạo cũng như đổi mới phương pháp dạy - học. Đặc biệt chú trọng đến việc đưa các tác phẩm vào chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Việc đưa các tác phẩm aria vào trong chương trình đào tạo thanh nhạc sẽ giúp người học có được một nền tảng vững chắc về các kỹ thuật thanh nhạc. SV lĩnh hội được kỹ thuật Thanh nhạc và hệ thống được phương pháp học hát một cách khoa học, phù hợp, đạt được kết quả cao. Chính vì lẽ đó, yêu cầu về việc rèn luyện và học tập của sinh viên với các tác phẩm aria trong chương trình giảng dạy của chuyên ngành Thanh nhạc - Khoa âm nhạc, Trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa là một trong những điều kiện cần phải có để bảo đảm cho hoạt động giảng dạy và giúp cho sinh viên vừa phát triển được giọng hát của mình vừa phát triển được nền nghệ thuật Thanh nhạc nước nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế về chất lượng thể hiện các tác phẩm aria ở chuyên ngành Thanh nhạc của Trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa. Ví dụ phương pháp giảng dạy tác phẩm aria còn khá nhiều “bất cập” trong quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế ở các tác phẩm aria như: phát âm chưa đúng với cách hát opera, chưa thể hiện được tính chất yêu cầu kỹ thuật của thể loại này và đây là vấn đề cần được các giảng viên thanh nhạc quan tâm, bên cạnh đó việc sưu tầm và biên soạn các tác phẩm aria đưa vào trong hệ thống chương trình giảng dạy còn hạn chế. Vì vậy việc học tập các tác phẩm nước ngoài nói chung và aria nói riêng cần được chú trọng hơn nữa đối với SV ngành Thanh nhạc – Khoa âm nhạc. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy của giảng viên, khả năng ca hát của sinh viên hệ Đại học nói chung vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi SV thanh nhạc thuộc khoa Âm nhạc Trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

            Tiếp đó là những vấn đề về kinh nghiệm, phương pháp sư phạm của đội ngũ giảng viên, việc trau dồi kỹ thuật, kỹ năng - kỹ xảo của hát aria đã dẫn đến việc thể hiện các tác phẩm aria chưa thỏa mãn được yêu cầu đây là vấn đề đang đặt ra đối với chuyên ngành Thanh nhạc cần giải quyết.

 Chính vì lí do đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các tác phẩm Aria tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh hóa.” Để làm đê tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đây là việc làm cần thiết, có tính thiết thực đối với công tác đào tạo của nhà trường giai đoạn hiện nay.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu.

2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

            *  Ở nước ngoài

Ý là quê hương của opera, opera Ý thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ phát triển khá rực rỡ với nhiều trường phái như Floren,Rome,Venice...ghi danh nhiều các nhạc sĩ tên tuổi và hình thành hai thể loại chính là opera seria và opera buffa. Học tập Ý nước Pháp đã phát triển opera theo xu hướng dân tộc mà công lao phải kể đến J.B. lully. Opera của các nước Anh, Đức không phát triển bằng Ý, Pháp nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định cho nghệ thuật opera của nước mình cũng như vào lịch sử opera thế giới. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, opera ở thế kỷ XX đã có thể chia ra thành 3 dạng chính:

- Dạng của nhóm các nhạc sĩ dựa trên cốt cách truyền thống cả về cấu trúc, thể loại và ngôn ngữ âm nhạc.

- Dạng thứ hai là của nhóm các nhạc sĩ vẫn dựa trên truyền thống nhưng có nhiều đổi mới về ngôn ngữ âm nhạc.

- Dạng thứ ba là sự bứt phá khác xa truyền thống.

Nửa sau thế kỷ XX một xu hướng mới của opera là ca khúc và kịch hát.

Thế giới ngày nay coi giáo dục là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã đạt được thành công đáng kể về lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng các thành tựu khoa học giáo dục vào công tác đào tạo.  Văn hóa Nghệ thuật là nền tảng, là động lực của sự phát triển xã hội... Trong đó Âm nhạc đã đi vào đời sống con người từ rất lâu, đặc biệt là nghệ thuật ca hát.

Ở Châu Âu cũng như ở một số nước châu Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về về kỹ thuật hát và các kỹ năng kỹ xảo trong hát và thực hành biểu diễn.. Những nghiên cứu đó đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc trong việc tổ chức thực hành rèn luyện kỹ năng hát chuyên nghiệp cho Sinh viên Thanh nhạc.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã chỉ ra được một quy trình tương đối cơ bản và toàn diện về phương pháp giảng dạy Thanh nhạc, các kỹ năng , kỹ xảo trong ca hát, các yêu cầu về kỹ năng biểu  diễn .Những vấn đề này có một ý nghĩa nhất định đối với việc đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp  tại các trường nghệ thuật.  

            * Ở Việt Nam

Thanh nhạc là môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ, tuy là âm nhạc, nhưng cơ quan tạo nên giọng hát của con người khác xa với những nhạc cụ bình thường, có thể gọi là nhạc cụ sống với sức mạnh biểu hiện lớn lao, khả năng phổ cập rộng rãi, đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng. Ca hát là tiếng nói của tâm hồn đã trở thành nghệ thuật lâu đời nhất, phổ cập, dễ hiểu và được mọi người yêu thích nhất. Tuy phong phú, dễ hiểu và phổ cập như vậy, nhưng nghệ thuật ca hát lại là một trong những loại hình nghệ thuật khó nhất. Thật vậy, nghệ thuật ca hát được tạo ra bởi nhạc cụ sống- Cơ thể con người, mọi diễn biến tâm sinh lý của người ca sĩ đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghệ thuật. Hơn nữa cái khó của nghệ thuật ca hát còn ở chỗ: Ngoài những quy luật chung về âm thanh, về kỹ thuật Thanh nhạc, về thẩm mỹ… Nghệ thuật ca hát còn bao gồm  cả quy luật về ngôn ngữ.

Trong cuốn sách “Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc của GS- NSND Nguyễn Trung Kiên đã viết “ Nghệ thuật thanh nhạc cũng như nghệ thuật sân khấu, người ca sĩ – nghệ sĩ phải thể hiện trong diễn xuất của mình mở ra trước người nghe hiện thực bên trong của tác phẩm, đó là nội dung và hình tượng nghệ thuật. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện một cách đơn giản chính xác, tự nhiên và nhiệt thành, đồng thời phải đạt được sự súc tích, truyền cảm làm say mê người nghe bằng những ý tưởng và kỹ thuật kỹ năng biểu diễn của Nghệ thuật Thanh nhạc…….”

            Ngoài 3 cơ sở hàng đầu đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp là Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện âm nhạc Huế và Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh thì các trường đào tạo thanh nhạc trên cả nước như trường Đại học nghệ thuật quân đội, Cao Đẳng nghệ thuật Hà Nội, Đại học Hạ Long, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng...trong đó có cả trường ĐHVH,TT&DL Thanh Hóa trong quá trình giảng dạy các giảng viên thường áp dụng các phương pháp thuyết trình- phương pháp thị phạm, phương pháp thuyết trình kết hợp với thị phạm. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy sao cho hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng sinh viên còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự linh hoạt của giảng viên.

            Bên cạnh cuốn sách “Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc” của GS- NSND Nguyễn Trung Kiên chúng tôi còn nghiên cứu thêm nhiều công trình khoa học khác như:

- NSƯT Hồ Mộ La trong cuốn “Phương pháp giảng dạy thanh nhạc” (2008), Nxb Từ điển Bách Khoa. Với nội dung viết về các vấn đề của bộ máy phát âm, vấn đề cộng minh, vấn đề nguyên âm, phụ âm...cuốn sách này là nguồn tư liệu quý cho việc giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp

- Tiến sĩ Trần Ngọc Lan  trong cuốn “Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” (2011) của Nxb Giáo dục Việt Nam. Đã bàn đến những kiến thức cơ bản về kết cấu âm tiếng Việt và một số phương pháp hát tốt tiếng Việt trong ca hát.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Khảo sát chương trình dạy các tác phẩm aria cho hệ Đại học Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa

  • Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển các tác phẩm aria làm cơ sở nghiên cứu
  • Tiếp thu, lĩnh hội kinh nghiệm từ các giảng viên có thâm niên và thành tích về đào tạo Thanh nhạc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và đưa ra giải pháp nâng cao phương pháp dạy các tác phẩm aria tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa giai đoạn hiện nay.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giảng dạy các tác phẩm aria chuyên ngành Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy thông qua sách, tài liệu chuyên khảo, giáo trình...của bộ môn thanh nhạc Khoa âm nhạc, trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu.

-Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đề tài có sử dụng các cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1.Cách tiếp cận

*Tiếp cận tư liệu:

- Tìm hiểu lịch sử vấn đề các lý thuyết, tài liệu liên quan đến nội dung mà đề tài các tác giả đi trước đã khảo sát, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã có từ đó tìm ra những hướng đi mới của đề tài.

*Tiếp cận khảo sát trực tiếp

- Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế dạy học các tác phẩm aria cho sinh viên Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa từ đó so sánh với các cơ sở giáo dục khác nhằm có giải pháp tối ưu nhất.

* Quan điểm tiếp cận

- Quan điểm hệ hống: Nhằm có được cái nhìn khái quát về vấn đề được nghiên cứu.

- Quan điểm thực tiễn: Xem xét chất lượng dạy học các tác phẩm aria cho sinh viên Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa. Từ đó, đánh giá chất lượng dạy học thanh nhạc tại trường một cách khách quan và chính xác nhất.

4.2. Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp này được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.

- Đối với nguồn tài liệu: Để đạt được mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, các nguồn tài liệu từ các quyết đinh của các cấp, báo cáo kết quả của các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí, các tài liệu khoa học liêm quan đến vấn đề giảng dạy thanh nhạc nói chung và dạy các tác phẩm Aria nói riêng nhằm xây dựng cư sở lý luận và thực tiễn chô đề tài, làm cơ sỏ cho việc phân tích thực trạng.

- Đối với số liệu thứ cấp và so cấp: Phần số liệu được thu thập từ kết quả số liệu dạy học thanh nhạc tại trường từ năm 2011 trờ lại đây. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp đề tài có thể khái quát được thực trạng chất lượng và hiệu quả dạy hoc thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa. Từ đó đánh giá được thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng.

* Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp phân tích nhằm có cái nhìn cụ thể, chi tiết về thực trạng dạy các tác phẩm aria cho sinh viên thanh nhạc tại trường. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, đối tượng nghiên cứu.

* Phương pháp chuyên gia:

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập ý kiến của những chuyên gia, những nhà chuyên gia, những nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu khoa họ để tham khảo những vấn đề liên qua đến kết quả nghiên cứu đề tài.

* Phương pháp khảo sát thực tiễn:

Khảo sát thực trạng hiệu quả dạy học các tác phẩm aria cho sinh viên Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa.

  1. Đóng góp của đề tài

- Nghiên cứu thực trạng việc quả dạy học các tác phẩm Aria của giảng viên và quá trình họ tập của sinh viên Thanh nhạc tại trường ĐHVH,TT&DL Thanh hóa.

Nguồn tin: Khoa Âm nhạc,   Tác giả: Khoa Âm nhạc
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Hội nghị Nghiệm thu Đề tài cơ sở năm 2019 của ThS. Bùi Thị Thu - chủ nhiệm đề tài (12/12/19)
 Hội nghị Nghiệm thu Đề tài cơ sở cấp trường năm 2018 của Thạc sĩ Nguyễn Tiến Thành - Trưởng bộ môn Lý luận Âm nhạc (12/12/18)
 Hội nghị "Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận âm nhạc tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" (13/11/18)
 Thông báo tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường (19/04/18)
 Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường (18/04/18)
 Kê hoạch nghiên cứu khoa học  (12/01/18)
 Tóm tắt đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: Nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa (14/02/17)
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH THANH NHẠC, KHOA ÂM NHẠC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA. (13/05/16)
Hôm nay 1061
Hôm qua 1615
Tuần này 5085
Tháng này 32363
Tất cả 1500318
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA ÂM NHẠC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở 1: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Cơ sở 2: Số 20 Nguyễn Du, P. Điện Biên, TP. Thanh Hóa  Điện thoại : (037) 3728 883 
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường