NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tóm tắt đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: Nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày  18 tháng 12 năm 2016

 

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ

1. Thông tin chung:

 -   Tên đề tài:  Nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa

            Mã số:      DT- 2016 -11

- Chủ nhiệm đề tài:  ThS. Phạm Thị Hoàng Hiền

 Điện thoại: 0912395364 . E-mail: phamhoanghien.vhnt@yahoo.com.vn

 - Thành viên phối hợp thực hiện:

  1. ThS. Trịnh Thị Thúy Khuyên
  2. ThS. Lê Thị Thu Trang
  3. ThS. Bùi Thị Thu

- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Bộ môn): Khoa Âm nhạc

      - Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2016)

  1. Mục tiêu:

- Hệ thống hóa, phát triển cơ sở lý luận của dạy  học Thanh nhạc, thực hành nghề nghiệp ngành Thanh nhạc tại Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

- Đánh giá thực trạng dạy học kỹ năng biểu diễn, thực hành nghề nghiệp ngành Thanh nhạc tại Khoa Âm nhạc, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

- Tìm ra  các giải pháp  nhằm nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc tại Khoa Âm nhạc Trường Đại học Văn Hóa Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa.

  1. Nội dung chính:

MỞ ĐẦU

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1. Ở nước ngoài

Ngay từ thời kỳ Âm nhạc Phục Hưng, thanh nhạc đã phát triển phong phú và đa dạng, được biểu hiện chính là các Aria trong các vở Opera, đây là thời kỳ hoàng kim của thể loại nhạc kịch Ý vừa mang tính kỹ thuật thanh nhạc cao và ngôn ngữ đẹp. Đến  thời kỳ Âm nhạc lãng mạn, thanh nhạc đã trở thành một thể loại chính, được sánh ngang các thể loại khác như giao hưởng, nhạc kịch... Đến nay tại Châu âu nước Nga được coi là cái nôi nuôi dưỡng những tài năng âm nhạc với chính sách thu hút mở rộng các cơ sở đào tạo đỉnh cao như: Thanh nhạc, Piano, Violon...ở Nhạc viện Traicopxki, Nhạc viện Pêtecburg; nước Đức lại là một thương hiệu cho sự đào tạo chuẩn mực, hoàn chỉnh và toàn diện nhất với những chính sách đãi ngộ của người dạy và người các ngành đặc thù: Thanh nhạc, kèn, hơi...được tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu đãi trong công tác và học tập. Còn ở Mỹ, ở Italia các mô hình đào tạo âm nhạc thể hiện tính đa dạng và phong phú, với việc tập trung tăng cường ươm mầm những tài năng nghệ thuật, đặc biệt là ngành Thanh nhạc ở Nhạc viện Milan, Venise, ĐH Nam Louisiana, ĐH âm nhạc Berklee...

Ở Châu Âu cũng như ở một số nước châu Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về về kỹ thuật hát và các kỹ năng kỹ xảo trong hát và thực hành biểu diễn.. Những nghiên cứu đó đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc trong việc tổ chức thực hành rèn luyện kỹ năng hát chuyên nghiệp cho Sinh viên Thanh nhạc.

Trên Thế giới đã có một số nghiên cứu về đào tạo thanh nhạc với chiều dài lịch sử của nền ca hát đỉnh cao thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển năng lực, bản lĩnh biểu diễn nghệ thuật của Học sinh, Sinh viên.. Các nghiên cứu này mang tính chất chuyên khảo hoặc được nghiên cứu đan xen với vấn đề khác trong các giáo trình về Lịch sử hoặc các giáo trình Phương pháp Sư phạm cho các Chuyên ngành Biểu diễn.   

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã chỉ ra được một quy trình tương đối cơ bản và toàn diện về phương pháp giảng dạy Thanh nhạc, các kỹ năng, kỹ xảo trong ca hát, các yêu cầu về kỹ năng biểu  diễn .Những vấn đề này có một ý nghĩa nhất định đối với việc đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp  tại các trường nghệ thuật.

Tuy nhiên, hầu như rất ít công trình đề cập đến kỹ năng thực hành biểu diễn, thực hành  nghề nghiệp ngành Thanh nhạc nói riêng, âm nhạc nói chung cho Học sinh Sinh viên khi các em đáng còn học tập trong trong các môi trường đào tạo giáo dục.

1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về kỹ năng kỹ thuật Thanh nhạc  và thực hành kỹ năng biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cho Học sinh sinh viên chuyên ngành biểu diễn Thanh nhạc với việc xác định như sau:

Có thể thấy rằng nghệ thuật biểu diễn Thanh nhạc có sự liên quan chặt chẽ tới các yếu tố gắn liền với tâm sinh lý con người. Người ca sĩ muốn duy trì phong độ, đạt được sự hưng phấn, xuất thần và sáng tạo trong biểu diễn, phải lao động nghệ thuật một cách công phu và nghiêm túc. Người nghệ sĩ tương lai phải từng bước làm chủ kỹ thuật  thanh nhạc cơ bảnt, nâng cao khả năng thể hiện âm nhạc, làm chủ giọng hát, làm chủ tác phẩm, từ đó hình thành và phát triển năng lực, bản lĩnh biểu diễn.

          Ở Việt Nam đã có một số Luận án Tiến sĩ về Lịch sử Nghệ thuật Biểu diễn, về Phương pháp sư phạm cho các NCCĐPT.  Các tác giả đã đưa ra những vấn đề trong từng khía cạnh của rèn luyện bản lĩnh biểu diễn, hoặc đi sâu nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn của từng bộ môn nhất định. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu về vấn đề kỹ năng thực hành  biểu diễn Thanh nhạc, thực tập nghề nghiệp trong Thanh nhạc.

  1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

   Trong chương trình đào tạo Thanh nhạc, bên cạnh  việc học tập các kiến thức về lý luận âm nhạc, hoàn thiện giọng hát , phát triển kỹ thuật Thanh nhạc thì việc học tập nghệ thuật biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cũng đóng góp một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình dạy và học.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thì chất lượng nghệ thuật biểu diễn âm nhạc nói chung , nghệ thuật ca hát nói riêng cần phải có một hướng đi đúng ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì lí do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du Lịch Thanh Hóa” đề làm đề tài nghiên cứu.

  1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng rèn luyện kỹ năng , kỹ thuật cơ bản của Thanh nhạc, các kỹ năng, kỹ thuật thực hành biểu diễn  cho sinh viên ngành Thanh nhạc, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Thực hành nghề nghiệp đối với Ngành Thanh nhạc tại Khoa Âm nhạc, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sinh viên ngành Âm nhạc nói chung, ngành Thanh nhạc nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học  các ngành Nghệ thuật hiện nay.

  1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Quan điểm thực tiễn: Xem xét quá trình dạy học môn kỹ thuật chuyên ngành và kỹ thuật biểu diễn cho Sinh viên ngành Thanh nhạc, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của thực tế chất lượng biểu diễn Thanh nhạc của Sinh viên tại các đoàn Nghệ thuật trong và ngoài tỉnh, các chương trình biểu diễn, Hội thi từ  cấp cơ sở đến cấp Quốc gia.

- Quan điểm hệ thống: Nghiên cứu  quá trình dạy học môn kỹ thuật chuyên ngành và kỹ thuật biểu diễn cho Sinh viên ngành Thanh nhạc trong mối quan hệ của các thành tố cơ bản khác của quá trình dạy học nhằm phát huy tối đa các tác động của từng thành tố để nâng cao chất lượng Nghệ thuật biểu diễn trong Sinh viên.

  1. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá lý thuyết từ các nguồn tư liệu liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng dạy học kỹ thuật biểu diễn, thực hành nghề nghiệp của Sinh viên ngành Thanh nhạc

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  - Phương pháp quan sát

 -  Phương pháp điều tra 

-   Phương pháp chuyên gia

-  Phương pháp dự báo,

-  Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ (xử lí số liệu)

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc.

6.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu             

6.2.1. Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu: 95 sinh viên Thanh nhạc đang học tại Khoa Âm nhạc, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.. 10 giảng viên dạy ngành Thanh nhạc tại trường . 20 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên đang hoạt động nghệ thuật biểu diễn ca hát tại các đoàn Nghệ thuật,các trung tâm biểu diễn nghệ thuật ở Trung ương và trong Tỉnh.

6.2.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Thanh nhạc tại Khoa Âm nhạc thông qua hoạt động rèn luyện thực hành kỹ thuật biểu diễn Thanh nhạc.


CHƯƠNG 1

 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP THANH NHẠC

 

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Thực hành nghề nghiệp

Thực hành nghề nghiệp là quá trình rèn luyện nhằm hình thành tổ hợp các kỹ năng nghề của sinh viên đảm bảo cho họ thực hiện có hiệu quả và chất lượng cao các hoạt động nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.1.2. Thực hành nghề nghiệp Thanh nhạc

Thực hành nghề nghiệp Thanh nhạc là một loại hình đặc thù hướng tới sự hình thành và phát triển cách cảm thụ âm nhạc của con người, nhân cách nghề  nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với nhu cầu phát triển của mỗi con người gắn với nhu cầu xã hội.

1.2. Vai trò, vị trí và những đặc thù trong thực hành nghề nghiệp

1.2.1. Vai trò, vị trí của thực hành nghề nghiệp

1.2.2. Đặc thù nghề nghiệp của sinh viên Thanh nhạc

1.2.3. Các kỹ năng nghề nghiệp thanh nhạc

            * Kỹ năng ca hát

            * Kỹ năng biểu diễn một tác phẩm âm nhạc

            * Kỹ năng tư duy âm nhạc

            * Kỹ năng phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc

1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình thực hành nghề nghiệp

1.3.1. Mục tiêu rèn luyện

1.3.2 Nội dung rèn luyện

1.3.3. Hệ thống kỹ thuật, thao tác hoạt động và các kỹ xảo tương ứng

1.3.4 Biện pháp, con đường và phương tiện luyện tập

1.3.5 Quy trình thực hành nghề nghiệp

* Giai đoạn 1: Học tập kỹ năng thực hành biểu diễn tại trường:

* Giai đoạn  2: Thực hành biểu diễn trong các chương trình phục vụ ngoài  xã hội .

1.3.6. Quy trình kiểm tra, đánh giá

1.3.7. Tính tích cực rèn luyện của sinh viên

1.3.8. Năng lực sư phạm của giảng viên

1.3.9. Cơ sở vật chất, môi trường thực hành nghề nghiệp

1.4. Các con đường thực hành nghề nghiệp của sinh viên thanh nhạc

1.4.1. Thông qua hoạt động dạy học

            Đây là biện pháp quan trọng và chủ yếu trong quá trình đào tạo nghề cho sinh viên. Có thể nói, tất cả các môn học trong chương trình đào tạo lĩnh vực thanh nhạc đều có khả năng giáo dục, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Đặc biệt, thông qua dạy học các môn nghiệp vụ như: Thực hành biểu diễn, Phương pháp dạy học bộ môn…, qua đó giúp sinh viên có những tri thức cơ bản, làm cơ sở cho việc hình thành các kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp.

1.4.2. Thông qua hoạt động thực hành nghề nghiệp và các Hội thi Tài năng Nghệ thuật

            Khi sinh viên đã tiếp thu hệ thống tri thức về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết, họ cần phải biến những tri thức đó thành năng lực thực tiễn ngay từ khi còn học ở trường , bằng cách thông qua các hình thức hoạt động, rèn luyện thực hành biểu diễn thường xuyên  tại trường, thực hành biểu diễn ngoài xã hội, tham gia các cuộc thi nghệ thuật chuyên ngành.

           


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

 

 Thực hành nghề nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng đối với sinh viên Thanh nhạc. Nhưng thực tế cho thấy, trong quá trình đào tạo, dù đã cố gắng thay đổi hình thức, nội dung, phương pháp, trang bị phương tiện dạy học... nhưng việc thực hành nghề nghiệp cho sinh viên Thanh nhạc vẫn còn nhiều hạn chế.

Thực hành nghề nghiệp là một quá trình trải suốt khoá đào tạo, là một chỉnh thể thống nhất, liên tục, nằm trong hệ thống chương trình đào tạo từ việc trang bị tri thức, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đến thực hành, thực tậpnghề nghiệp. Trong quá trình đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc, Thực hành nghề nghiệp là một bộ phận quan trọng bậc nhất và chiếm tỉ trọng khá lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo.

Do vậy, các trường đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc phải có quyết tâm cao hơn, đổi mới quản lý đào tạo một cách tích cực, tạo môi trường dạy - học tương thích để mục tiêu đào tạo gắn đào tạo và yêu cầu xã hội mới có thể có hiệu quả tốt nhất.

 

 


CHƯƠNG 2 

THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC

 

2.1. Thực trạng dạy và học Thanh nhạc, thực hành nghề nghiệp ngành Thanh nhạc tại một số trường đào tạo Thanh nhạc tại Việt Nam

Ở các trường Học viện, Nhạc viện, các trường Văn hóa Nghệ thuật là cơ sở đào tạo ra những nghệ sĩ âm nhạc nói chung, ca sĩ ,nghệ sĩ Thanh nhạc nói riêng  là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội . Nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu của các trường là đào tạo tài năng Âm nhạc, đào tạo những nghệ sĩ biểu diễn mang tính chuyên nghiệp Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế, những thành tựu về nghệ thuật biểu diễn đã có đóng góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền Văn hoá Âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, tiềm lực của HS, SV âm nhạc vẫn còn rất lớn, chúng ta vẫn chưa phát huy các điều kiện và khả năng để bồi dưỡng một cách tích cực các tài năng trẻ cho đất nước. Việc rèn luyện năng lực, kỹ năng biểu diễn, bản lĩnh biểu diễn là khâu đột phá quan trọng trong đào tạo tài năng và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực âm nhạc. 

2.1.1.  Về đội ngũ giảng viên thanh nhạc      

Đội ngũ  Giảng viên  thanh nhạc tại các Học viện âm nhạc, Nhạc viện và một số trường đào tạo thanh nhạc tại VN không giới hạn hoạt động trên lĩnh vực biểu diễn. Họ tham gia đều khắp trên nhiều lĩnh vực giảng dạy,NCKH và biểu diễn. Các thế hệ GV thanh nhạc tại các HVAN, chuyên nghiệp nhạc viện và các trường chuyên nghiệp có sự nối tiếp sự hình thành và phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp VN. Ở mỗi thế hệ đều có những điểm mạnh được thừa hưởng của các thế hệ trước và mang dấu ấn, hơi thở của thời đại, trong đó rõ nét nhất là vai trò của GV thuộc các thế hệ đầu với sức lan tỏa sâu rộng ở mọi hoạt động trong lĩnh vực thanh nhạc hiện nay.

2.1.2. Về  Chương trình,Giáo trình  thanh nhạc chuyên nghiệp

Từ khi chương trình Giáo trình  thanh nhạc lần lượt ra đời, đã khẳng định tính chuyên nghiệp trong đào tạo thanh nhạc tại các học viện âm nhạc và nhạc viện. Đây cũng có thể được coi là những thành tựu nổi bật của đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp VN trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới, trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện theo hướng phát triển bền vững và hội nhập, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp không tránh khỏi những bất cập.Tính đến thời điểm này, chương trình , giáo trình chuyên ngành thanh nhạc đã được xây dựng về cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Trong thời gian tới  sẽ đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo thanh nhạc theo hướng đa dạng hóa, được bổ sung và chuyên sâu hơn cho các mô hình đào tạo.

2.1.3. Tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

               Hầu hết các trường đều được đầu tư và phát triển hệ thống trang thiết bị tiên tiến, để đáp ứng với nhu cầu của sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu của người học. Mô hình chung ở các trường đều có hệ thống máy chiếu, âm thanh,  phòng thực hành chức năng, phòng studio, phòng hòa nhạc nhà biểu diễn,.. Nhìn chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các cơ sở đào tạo đều đảm bảo yêu cầu và chất lượng giáo dục của ngành học đặc thù.

2.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp và thực hành nghề nghiệp tại một số trường đào tạo Thanh nhạc tại Việt Nam

2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan

Sự biến động của đất nước trên tất cả các lĩnh vực cơ bản là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự lúng túng, nhiều lúc bối rối của lực lượng hoạt động văn học nghệ thuật, trong đó có đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp.

2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan

2.1.4.3. Nguyên nhân căn bản và phổ biến

2.1.5. Về việc dạy thực hành biểu diễn, bản lĩnh biểu diễn, thực hành nghề nghiệp

Trong chương trình đào tạo của các trường, ngoài việc dạy các kỹ thuật Thanh nhạc cơ bản, các trường đều hướng cho Sinh viên hướng tới chất lượng biểu diễn, xây dựng chương trình thực hành biểu diễn cho HSSV. Bởi vì muốn trở thành người người ca sĩ có bản lĩnh sân khấu, trước tiên HS, SV phải có năng lực biểu diễn tốt. Từ đó, các em có thể xây dựng một nền tảng kỹ thuật vững chắc, một khả năng thể hiện âm nhạc phong phú. Sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật sẽ tăng cường tâm lý tự tin, củng cố ý chí cho các em khi ra biểu diễn. Các em còn được  rèn luyện cả về mặt kiến thức và kỹ thuật để thể hiện tốt nội dung của tác phẩm, phong cách âm nhạc tác giả, tác phẩm qua các thời đại. Đây chính là cơ sở để người nghệ sĩ tương lai có sự độc lập, sáng tạo trong học tập và biểu diễn, từ đó dẫn tới sự hấp dẫn và thuyết phục thính giả trong nghệ thuật biểu diễn. 

2.2. Thực trạng dạy và học Thanh nhạc

2.2.1. Khái quát tình hình dạy học thanh nhạc

            Khoa Âm nhạc - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những khoa có lịch sử phát triển song song với lịch sử phát triển của nhà trường, trong đó ngành Thành nhạc là một ngành đặc thù và trong những năm qua luôn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ góp phần đóng góp vào những thành tích chung của Nhà trường.

2.2.2. Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu tham khảo

  1. Chương trình đào tạo:
  2. Giáo trình, tài liệu tham khảo

2.2.3. Đội ngũ giảng viên

Đối với trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, phần lớn đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, chính quy trong các trường nghệ thuật lớn mang tính hàn lâm. Đó là một thuận lợi. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, với yêu cầu và nhiệm vụ mới thì sự vững vàng về chuyên môn thôi hẳn chưa đủ. Cũng như các sinh viên của chúng ta, đội ngũ giảng viên đa phần được đào tạo mang tính kỹ năng chuyên sâu về chuyên môn nhưng lý luận, kiến thức nền về giáo dục và giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế. Có những người cảm thụ nghệ thuật rất tốt, sáng tác giỏi nhưng truyền đạt và giáo dục thẩm mỹ lại là một vấn đề khác nữa. Trong bối cảnh hiện nay khi mà nhịp sống thay đổi từng giờ, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội nên các trào lưu nghệ thuật cũng thay đổi. Thậm chí quan điểm nghệ thuật cũng không ngừng vận động. Việc cập nhật thông tin, sàng lọc và nhận định của từng cá thể trong xã hội luôn là một đòi hỏi nếu như mỗi con người không muốn tự loại mình. Với các giảng viên đại học thì công việc đó càng trở nên cần thiết.

Nhà trường cũng thường xuyên cho cho các cán bộ giảng viên đi tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy  tại các cơ sở đào tạo Âm nhạc uy tín như Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa NGhệ thuật Quân đội,Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật trung ương...

2.2.4. Học sinh sinh viên

Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hoá gần 50 năm xây dựng và phát triển đã đào tạo được 29 khoá bậc TCCN, 7 khoá bậc CĐCN; 4 khóa bậc đại học chính quy. Trong đó nhiều người giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động âm nhạc của tỉnh và trung ương, nhiều người đã trở thành những giảng viên trong các cơ sở đào tạo Quốc gia, nhiều nghệ sĩ ưu tú, nhiều ca sĩ nổi tiếng đạt các giải cao ở các kỳ thi Quốc tế và trong nước….như: Lê Anh Thơ, Hồ Quang Tám, Trần Phương Linh, Đỗ Hương Giang, Mai Út, Lê Minh Tuyến ..., và liên tục những năm gần đây Sinh viên ngành Thanh nhạc luôn đạt những giải thưởng cao cấp toàn quốc như: sinh viên Đỗ My Lam đạt giải Nhất dòng nhạc nhẹ Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, giải thí sinh có lượt bình chọn nhiều nhất dòng nhạc nhẹ  Liên hoan Tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai  toàn Quốc 2011, Ngô Thanh Huyền đạt giải nhất Dòng nhạc nhẹ  Liên hoan tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai toàn Quốc 2013,  Hoàng Thị Thủy đã đạt giải Nhì  Dòng nhạc nhẹ Liên hoan tiếng hát truyền hình - Giải Sao Mai 2015, và Nguyễn Văn Thắng huy chương vàng Tài năng Trẻ Sinh viên các trường đào tạo Văn hóa nghệ thuật thể thao và Du lịch toàn Quốc 2015, NGô Trung Quang - Quán quân Thần tượng Bolero 2016…và nhiều giải thưởng cấp tỉnh và khu vực….

2.2.5. Cơ sở vật chất

Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập ngành thanh nhạc tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã được trang bị đầy đủ gồm: 12 phòng chuyên môn, 10 phòng giảng dạy lý thuyết, Phòng hòa nhạc, nhà biểu diễn...

Phòng hòa nhạc với đầy đủ hệ thống loa máy, nhạc cụ, máy chiếu...

Ngoài ra nhà biểu diễn của nhà trường còn được trang bị hệ thống ánh sáng, âm thanh loa máy hiện đại, các cơ sở vật chất phục vụ cho giờ thực hành biểu diễn chuyên ngành thanh nhạc. 

2.2.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giảng dạy

2.2.6.1. Thuận lợi

2.2.6.2. Khó khăn

2.3. Thực trạng dạy và học kỹ năng Thực hành nghề nghiệp Thanh nhạc

Việc  học tập thực hành nghề nghiệp Thanh nhạc tại Khoa Âm  nhạc đã giúp cho Học sinh, Sinh viên theo học chuyên ngành được nâng cao kiến thức cơ bản, rèn luyện nâng cao chất lượng học tập, say mê sáng tạo trong chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng thực hành nghề, chuẩn bị tốt hành tran, hội nhập vào thị trường xã hội có yêu cầu ngày một cao, đáp ứng nhu cầu xã hội khi ra trường. Nhiều em trong  những năm qua đã trưởng thành, tham gia liên tục trong các chương trình biểu diễn phục vụ xã hội, đã đạt nhiều thành tích cao trong tại các Hội thi tài năng nghệ thuật  cấp trường, cấp tỉnh, khu vực  và cấp Quốc gia.

Thực hành nghề nghiệp  Thanh nhạc được chia làm 2 giai đoạn.

* .Giai đoạn 1: Học tập kỹ năng thực hành biểu diễn tại trường:

* Giai đoạn  2: Thực hành biểu diễn trong các chương trình phục vụ ngoài  xã hội .

2.4.1. Khảo sát về kết quả học tập của sinh viên

2.4.1.1. Kết quả học tập chung

2.4.1.2. Kết quả học tập Môn Thanh nhạc

2.4.2. Khảo sát công tác thực hành nghề nghiệp thanh nhạc tại cơ sở chuyên nghiệp

2.5.  Nguyên nhân của thực trạng

2.5.1. Nguyên nhân khách quan

2.5.2. Nguyên nhân chủ quan


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

 

Như vậy, có thể khẳng định, Thực hành biểu diễn, thực tập nghề nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng đối với Học sinh sinh viên ngành Thanh thuộc Khoa Âm nhạc. Nhưng thực tế cho thấy, trong quá trình đào tạo, dù đã cố gắng thay đổi hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục, trang bị phương tiện dạy học... nhưng việc rèn luyện Thực hành nghề nghiệp  của sinh viên Âm nhạc nói chung , ngành Thanh nhạc nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Những biểu hiện cụ thể: còn tình trạng sinh viên thờ ơ coi nhẹ rèn luyện kỹ Thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp, chỉ tập trung vào giờ kỹ thuật cá nhân, nhiều sinh viên có năng khiếu về hát, có giọng hát tốt, kỹ thuật hát được,  nhưng kỹ năng biểu diễn, bản lĩnh sân khấu lại yếu, nhút nhát,không dám hiện ra trước đám đông việc giảng dạy và tổ chức hoạt động của sinh viên còn nhiều lúng túng, chưa biết vận dụng tốt kiến thức mà mình đã học vào thực tiễn thực hành biểu diễn, còn dựa vào giáo viên hướng dẫn và giáo viên chỉ đạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là Khoa và bộ môn chưa xây dựng được biện pháp để làm tốt công tác rèn luyện thực hành  biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

            Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cho HSSV Khoa Âm nhạc  Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã diễn ra tương đối liên tục, bám sát các quy định, chương trình khung của Bộ của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn nhu cầu xã hội Tuy nhiên, quá trình đào tạo thực hành biểu diễn cho sinh viên của trường vẫn đang còn nhiều hạn chế.

            Việc nghiên cứu thực trạng, tìm nguyên nhân để đưa ra  giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp ngành Thanh nhạc chuyên nghiệp  cho sinh viên Khoa Âm nhạc nói chung , Sinh viên ngành Thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói riêng  là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao  chất lượng hiệu quả đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu xã hội.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC

 

3.1. Nâng cao nhận thức của Giảng viên trong quá trình hướng dẫn kỹ năng Thực hành Nghề nghiệp cho Sinh viên

3.1.1 Yêu cầu về thái độ, phẩm chất nghề

3.1.2 Yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn

3.1.3. Yêu cầu về kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

3.1.4. Người giáo viên cần có kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.

3.2. Hoàn thiện chương trình đào tạo thanh nhạc, giáo trình, tài liệu tham khảo.

3.2.1 Hoàn thiện chương trình đào tạo Thanh nhạc

3.2.2  Hoàn thiện giáo trình, tài liệu tham khảo

3.3. Trang bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học

Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của trường Đại Học Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa đã được trang bị tương đối đầy đủ

3.4. Đổi mới phương pháp  dạy và học Thanh nhạc

3.4.1. Những kiến thức cơ bản trong giảng dạy môn Thanh nhạc

Những kỹ thuật cơ bản trong giảng dạy Thanh nhạc gồm: Khái niệm về tư thế đứng, phương pháp hơi thở, mở khẩu hình, vị trí âm thanh, bật và ngân âm thanh đúng, sử lý tác phẩm....

3.4.2. Nhận thức về giáo trình môn thanh nhạc hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hoá

3.4.3. Đổi mới phương pháp dạy và học môn Thanh nhạc

3.4.4. Những phương pháp đổi mới

a.Đổi mới quan điểm dạy học phát huy tính tích cực của HSSV

  1. Đa dạng hình thức tổ chức lớp học

c.Cải thiện môi trường học tập

  1. Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học

đ.Về rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

  1. Bổ sung kiến thức về văn học, ngôn ngữ học.
  2. Nghiên cứu và giới thiệu phong cách hát các thể loại nhạc nhẹ

h.Nhận thức vềPhương pháp Xác định 5 W ( Who? What?Why? Where?When?)

  1. Phương pháp tiếp cận xã hội.

k.. Vai trò của người thầy trong phương pháp.

  1. Vai trò của người học.
  2. Thiết kế giờ dạy, kiểm tra và giao bài về nhà.
  3. Tự học, tự rèn luyện của học sinh.
  4. Rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh.

3.5. Nâng cao hiệu quả của việc học kỹ thuật Thanh nhạc trong việc vận dụng rèn luyện thực hành nghề nghiệp cho Sinh viên Ngành Thanh nhạc

3.5.1. Yêu cầu về phương pháp học tập

3.5.2. Yêu cầu về kiến thức âm nhạc

3.5.3. Yêu cầu về học tập kỹ  thuật  biểu diễn

3.6. Kết nối các cơ sở có hoạt động biểu diễn âm nhạc trong quá trình đào tạo

 


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

 

Như vậy, quá trình rèn luyện kỹ năng Thực hành biểu diễn, thực tập nghề nghiệp là một quá trình trải suốt khoá đào tạo, là một chỉnh thể thống nhất, liên tục, nằm trong hệ thống chương trình đào tạo từ việc trang bị tri thức, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên đến thực hành, thực tập. Hai hoạt động này là một quá trình thống nhất có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quá trình rèn luyện thực hành biểu diễn thường xuyên tại trường là giai đoạn đầu, nhằm giúp giáo sinh hình thành những kỹ năng cơ sở, bộ phận, tập luyện những công đoạn của quá trình dạy học và giáo dục, chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc thực hành, thực tập Nghề nghiệp ở giai đoạn 2 . Nói chung, việc  học tập thực hành nghề nghiệp đã giúp cho Học sinh, Sinh viên theo học chuyên ngành được nâng cao kiến thức cơ bản, rèn luyện nâng cao chất lượng học tập, say mê sáng tạo trong chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng thực hành nghề, chuẩn bị tốt hành trang, hội nhập vào thị trường xã hội có yêu cầu ngày một cao, đáp ứng nhu cầu xã hội khi ra trường. Nhiều em trong  những năm qua đã trưởng thành, tham gia liên tục trong các chương trình biểu diễn phục vụ xã hội, đã đạt nhiều thành tích cao trong tại các Hội thi tài năng nghệ thuật  cấp trường, cấp tỉnh, khu vực  và cấp Quốc gia.  Trong quá trình đào tạo, thì việc rèn luyện kỹ năng biểu diễn, thực tập nghề nghiệp cho Học sinh , Sinh viên là một bộ phận quan trọng bậc nhất và chiếm tỉ trọng khá lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo Thanh nhạc chuyên nghiệp.

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

  1. Kết luận

 Thực hành nghề nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng đối với sinh viên thanh nhạc. Nhưng thực tế cho thấy, trong quá trình đào tạo, dù đã cố gắng thay đổi hình thức, nội dung, phương pháp, trang bị phương tiện dạy học... nhưng việc thực hành nghề nghiệp cho sinh viên Thanh nhạc vẫn còn nhiều hạn chế.

Thực hành nghề nghiệp là một quá trình trải suốt khoá đào tạo, là một chỉnh thể thống nhất, liên tục, nằm trong hệ thống chương trình đào tạo từ việc trang bị tri thức, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đến thực hành, thực tậpnghề nghiệp. Trong quá trình đào tạo chuyên ngành Thanh nhạc, Thực hành nghề nghiệp là một bộ phận quan trọng bậc nhất và chiếm tỉ trọng khá lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo.

  1. Kiến nghị

Để đáp ứng với mục tiêu đổi mới của nhà trường trong giai đoạn mới đảm bảo với chất lượng giáo dục Đại học thì Công tác chỉ đạo, giám sát, điều hành, kiểm tra, đánh giá...các hoạt động có liên quan đến thực hành biểu diễn, thực hành nghề nghiệp cần phải nâng cao.

     

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1] Ban Tư tưởng – Văn Hoá TW (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

[2] Bộ Văn hóa – Thông tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: Thực tiễn và giải pháp, Văn phòng Bộ Văn hóa, Thông tin, Báo văn hóa và Tạp chí văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009- 2020, NXB Giáo dục

[4] Nguyễn Bách (2001),  Để thành công trong nghệ thuật ca hát, Nxb trẻ.

[5] G.D. Sharma và Shakati R.Ahmed, Denise Chelmer và Richard Fuller (2001), trong cuốn Phương pháp dạy học và dạy cách học ở Đại học, người dịch: Lê Khánh Bằng, Hà Nội,

[6] Phạm Lê Hòa (2009), Những âm điệu cuộc sống, Nxb Âm nhạc.

[7] Hội nghị chuyên đề (8/2002) “Đổi mới phương pháp dạy và học”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Trung Kiên (1996), Phấn đấu vì một nền nghệ thuật hát tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật – Số 10.

[9] Nguyễn Trung Kiên (2001) Phương pháp sư phạm Thanh nhạc, Bộ Văn hóa thông tin- Nhạc viện Hà Nội - Viện Âm nhạc

[10] Nguyễn Trung Kiên (2004) Nghệ thuật Opera, Viện Âm nhạc Hà Nội

[11] Nguyễn Trung Kiên (2009), Chủ nhiệm công trình, “Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn mới”. Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam

[12]. Kixêgôp  X.I (1976), Hình thành các kỹ năng và kỹ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học. Tư liệu Đại học Sư phạm

[13] Hồ Mộ La ( 2005) Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc Phương Tây, NXB từ điển Bách khoa

[14] Hồ Mộ La ( 2008) Phương pháp dạy Thanh nhạc, NXB từ điển Bách khoa

[15] Vũ Tự Lân (2006),“Công chúng và thẩm mỹ âm nhạc”,Văn hóa nghệ thuật

[16] Vũ Tự Lân (2007), Lịch sử nhạc Jazz, Rock, Pop, Giáo trình bậc Đại học, ĐHVHNT Quân Đội

[17] Vũ Tự Lân (2009), Âm nhạc Việt Nam - tác giả - tác phẩm, Nxb Văn hóa dân tộc

[18] Nguyễn Đức Lộc ( 1968),  Nghệ thuật diễn viên, NXB Văn hóa – Nghệ thuật Bộ Văn hóa

[19] L.V.Dmitriev ( 1968), Những vấn đề cơ bản của Phương pháp Thanh nhạc, NXB Âm nhạc Maxcova

[20] Nguyễn Thị Tố Mai (1995), Tìm hiểu những ca khúc Việt Nam có tiếp thu phong cách nhạc rock,luận văn tốt nghiệp Đại học.

[21] Nicola Vaccaj, Phương pháp Thanh nhạc thực hành, Nhạc viện Hà Nội (Lưu hành nội bộ)

[22] Nhiều tác giả (2005), Truyền thống âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc và Múa.

[23] N.ToporpoKop ( 1985), Kỹ thuật diễn viên, người dịch Nguyễn Nam , NXB Hội NSSK Việt Nam

[24] Panofca ( 1968), Nghệ thuật ca hát, NXB Maxcowva.

[25] Nguyễn Bích Vân (2010), Rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho học sinh, sinh viên nhạc cụ cổ điển phương Tây, Luận án Tiến sĩ

[26] William Venner ( 2000), Ca hát – cơ chế và kỹ xảo, Công ty xuât bản đồ thư thế giới, Bắc Kinh, Thượng Hải

[27] Lê Thị Minh Xuân (2015), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo Thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới, Luận án Tiến sĩ

 

  

 

 

 

Nguồn tin: Khoa Âm nhạc,   Tác giả: Khoa Âm nhạc
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH THANH NHẠC, KHOA ÂM NHẠC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA. (13/05/16)
Hôm nay 2245
Hôm qua 2742
Tuần này 8790
Tháng này 31182
Tất cả 1464786
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA ÂM NHẠC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở 1: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Cơ sở 2: Số 20 Nguyễn Du, P. Điện Biên, TP. Thanh Hóa  Điện thoại : (037) 3728 883 
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường