NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH THANH NHẠC, KHOA ÂM NHẠC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA.

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN  NGÀNH THANH NHẠC, KHOA ÂM NHẠC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA.

 

1. Đặt vấn đề

 Khoa Âm nhạc là một trong những khoa  có lịch sử phát triển song song với lịch sử phát triển của nhà trường, trong đó Ngành Thành nhạc là một ngành đặc thù và trong những năm  qua luôn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ góp phần đóng góp vào những thành tích chung của Nhà trường. Dưới sự quan tâm, và dạy dỗ của nhà trường và Thầy Cô, sinh viên  ngành Thanh nhạc không ngừng phấn đấu trong học tập, và rèn luyện,  sinh viên Thanh nhạc liên tục đạt nhiều giải cao trong nhiều cuộc thi về âm nhạc như Lê Anh Thơ, Trần Phương Linh, Mai Út, Hương Giang, Minh Tuyến, Bảo Khuyên... và liên tục những năm gần đây Sinh viên Ngành Thanh nhạc luôn đạt những giải thưởng cao cấp toàn Quốc như: sinh viên Đỗ My Lam đạt giải Nhất dòng nhạc nhẹ Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, giải thí sinh có lượt bình chọn nhiều nhất dòng nhạc nhẹ  Liên hoan Tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai  toàn Quốc 2011, Ngô Thanh Huyền đạt giải nhất Dòng nhạc nhẹ  Liên hoan tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai toàn Quốc 2013,  Hoàng Thị Thủy đã đạt giải Nhì  Dòng nhạc nhẹ Liên hoan tiếng hát truyền hình – Giải Sao Mai 2015, và Nguyễn Văn Thắng huy chương vàng Tài năng Trẻ Sinh viên các trường đào tạo Văn hóa nghệ thuật thể thao và Du lịch toàn Quốc 2015 ….. Để đạt được những thành quả trên ngoài sự quan tâm của khoa, nhà trường, sự hướng dẫn dạy dỗ của Thầy, Cô thì đòi hỏi mỗi sinh viên cần có sự phấn đấu nỗ lực, cố gắng trong học tập chuyên môn và tham gia nghiên cứu khoa học.

Để ngày càng phát huy lòng say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng khoa học. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu khoa học đối với sinh viên đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm và từng bước phát triển.

2. Thực trạng NCKH đối với sinh viên ngành Thanh nhạc

Đối với mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, bên cạnh việc học tập các môn trên lớp, nghiên cứu khoa học được xem như một trong những nhiệm vụ và trách nhiệm của sinh viên. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn chúng ta yêu thích, mà còn cho ta một tác phong làm việc khoa học, rèn luyện cho chúng ta cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía. Tuy nhiên, là một sinh viên ngành thanh nhạc em nhận thấy hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự thu hút, lan tỏa sâu rộng mà chỉ dừng lại ở một bộ phận rất ít sinh viên. Đa số sinh viên đều có tinh thần học tập, có tinh thần học hỏi, ý thức tự rèn luyện tốt. Nhưng khi tham gia nghiên cứu khoa học là tính chủ động của bản thân mỗi sinh viên chưa cao, vẫn còn tư tưởng thụ động, đối với sự hiểu biết và cách thức nghiên cứu khoa học vẫn còn mới lạ. Chưa có một kênh thông tin nào thường xuyên và mạnh mẽ đưa những nội dung về vấn đề này đến sinh viên, vì thế các bạn sinh viên hầu hết hoặc là coi nghiên cứu khoa học là khá xa vời. Bên cạnh đó, cũng chưa có những cơ chế thu hút sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Có không ít bạn  chưa hiểu rõ nghiên cứu khoa học là như thế nào, không biết bắt đầu từ đâu hay nghiên cứu những gì. Sinh viên chỉ xoay quanh giảng đường với những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ sinh viên hiện nay thiếu sự đam mê học tập, một số bạn có giọng hát được thì hay chủ quan, hát tự do nhiều nên ảnh hưởng đến kỹ thuật đã học, ngoài ra một số bạn còn học lệch, chỉ giỏi về chuyên môn còn kiến thức nói chung thì kém.

3. Những kiến nghị và giải pháp

Với những thực trạng về công tác Nghiên cứu khoa học của Sinh viên nghành Thanh nhạc nêu trên,  em xin đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành thanh nhạc hiện nay.

Thứ nhất, với đặc thù chuyên ngành, sinh viên thanh nhạc ngoài việc học tâp và   rèn luyện về  kỹ năng thực hành trên lớp, thì chúng em muốn Khoa và Nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi, các chương trình giao lưu về âm nhạc,  các buổi Cinema, hội nghị khoa học về phương pháp học tập nhằm thu hút sinh viên tham gia và để Sinh viên có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệp kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, mở rộng kiến thức môn học, thái độ học tập, khả năng phát hiện vấn đề thực tiễn, tiếp cận công nghệ , thực tập nghiên cứu,… và trau dồi kiến thức…

Thứ hai, nghiên cứu khoa học trong sinh viên thanh nhạc không là cái gì xa vời, nó nằm ngay trong hoạt động đào tạo của các trường. Nó bắt nguồn từ những việc nhỏ như tự tìm đọc tài liệu, các bài viết, các các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, tham gia viết bài đăng tạp chí, các chương trình biểu diễn thực nghiệm,  các buổi hội nghị trao đổi nghiệp vụ chuyên môn giữa các bạn sinh viên với nhau và giữa Sinh viên với Giảng viên để chúng em ngày càng nâng cao khả năng học các môn  chuyên ngành cũng như những môn bổ trợ như: Ký xướng âm, lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc....

Thứ ba, tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi nhằm giới thiệu, trang bị cho sinh viên những phương pháp học tập hiện đại, xây dựng mục tiêu thái độ học tập, nghiên cứu đúng đắn; kết hợp với việc giao lưu giữa sinh viên với những cựu Sinh viên đã  thành công trong học tập, nghiên cứu khoa học qua các giờ học chuyên đề. Từ đó thắp sáng ước mơ, hoài bão trong sinh viên. Cần tìm hiểu nguyện vọng của sinh viên trong từng khóa để tập hợp những vướng mắc và cùng giải quyết.

Thứ tư, tăng cường việc thúc đẩy tuyên truyền, đưa các thông tin về nghiên cứu khoa học đến gần hơn với sinh viên hơn nữa, làm cho mỗi sinh viên chúng em đều tự ý thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học không phải là một hoạt động xa vời mà rất thiết thực với bản thân sinh viên.

Thứ năm, khuyến khích sinh viên tham gia vào các tổ chức Đoàn, Hội, CLB, nhóm để sinh viên có khả năng hoạt động chung, rèn luyện kỹ năng mềm và những kỹ năng khác được nâng cao.

Thứ sáu, cần có nhiều hình thức thi đua khen thưởng đối với những bạn Sinh viên có thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học để mỗi Sinh viên nhìn vào đó có ý thức, động cơ thi đua và phát huy khả năng nghiên cứu khoa học của mình.  Ngoài ra vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và học tập của chúng em.

4. Kết luận

Có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học trong Sinh viên gắn liền với hiệu quả của việc học tập và rèn luyện của Sinh viên Đại học, đây là điều kiện hình thành khả năng phát huy tư duy sáng tạo trong Sinh viên, gắn kết giữa  học tập chuyên môn với nghiên cứu khoa học. Việc đẩy mạnh hoạt động NCKH cho Sinh viên nói chung và Sinh viên ngành Thanh nhạc nói riêng  là một việc làm thiết thực góp phần nâng chất lượng dạy và học của Thầy và trò trường Đại học Văn Hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

                                                                 

                                                                           Nguyễn Thị Nga

                                                          (SV lớp Đại học Thanh nhạc K1)

 

 

In tin    Gửi email    Phản hồi
Hôm nay 289
Hôm qua 2742
Tuần này 6834
Tháng này 29226
Tất cả 1462830
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA ÂM NHẠC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở 1: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Cơ sở 2: Số 20 Nguyễn Du, P. Điện Biên, TP. Thanh Hóa  Điện thoại : (037) 3728 883 
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường