Tìm kiếm
 Liên kết Website
Sinh viên
BÍ QUYẾT "VƯỢT ẢI" MÙA THI

Áp lực thi cử khiến nhiều sinh viên, học sinh học dồn ép, nhồi nhét kiến thức nhưng càng học càng… quên, càng nhồi nhét càng mất tập trung. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng ghi nhớ, tư duy của bộ não. Kiến thức đi vào não cần được tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến bộ não bị quá tải và kém sáng suốt.

Lo “sốt vó” khi mùa thi cận kề

Cứ mỗi khi mùa thi cận kề là lúc những áp lực lại đè nặng thêm trên vai các sĩ tử đang chuẩn bị “vượt ải” vào ngưỡng cửa đại học và hàng triệu sinh viên các trường cao đẳng, đại học đang chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ, thi hết năm.

Càng cận kề ngày thi, nhiều sĩ tử, sinh viên bù đầu với lịch học kín mít ở trường, học thêm, học ở nhà với số lượng bài kiểm tra, thi thử dồn dập. Áp lực về khối lượng bài vở đòi hỏi phải tiếp thu càng nhân lên. Học ngày không đủ, nhiều thí sinh tranh thủ học đêm, gắng nhồi nhét kiến thức đến mức quá tải.

Không chỉ người học chịu áp lực, nhiều cha mẹ cũng lo lắng không kém. Chưa kể nhiều gia đình thúc ép, đặt kỳ vọng về kết quả thi đối với con. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều hướng về thí sinh, nhiều gia đình gắng đốc thúc con cái học nhiều hơn. Điều này vô tình gây thêm áp lực cho sĩ tử.

Theo một nghiên cứu mới đây của nhóm sinh viên ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành trên các học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội, có đến 85% số học sinh luôn căng thẳng tinh thần do áp lực của việc học tập, các kỳ thi, kiểm tra. Và có hơn 36% học sinh được hỏi cho biết lo lắng nhất của họ chính là việc phải thi đỗ đại học.

Càng “nhồi nhét” càng mất tập trung

Áp lực thi cử khiến nhiều sinh viên, học sinh học dồn ép, nhồi nhét kiến thức nhưng càng học càng… quên, càng nhồi nhét càng mất tập trung. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng ghi nhớ, tư duy của bộ não. Kiến thức đi vào não cần được tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến bộ não bị quá tải và kém sáng suốt.

Việc não và các cơ quan trong cơ thể phải “lao động” hết công suất và những căng thẳng, lo âu kéo dài của sĩ tử làm sản sinh vô số gốc tự do (Free Radical). Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm tổn thương cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới tế bào thần kinh. Từ đó, các tế bào thần kinh dần thoái hóa khiến chức năng của não bộ suy giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vùng ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ.

Bên cạnh đó, tình trạng bồi bổ phản khoa học của các gia đình: ăn quá nhiều thịt, cá, trứng sữa hay các thức ăn giàu năng lượng; uống nhiều cà phê, nước tăng lực “bắt ép” cơ thể thức trắng đêm “chiến đấu” với bài học... gây ra tình trạng mệt mỏi khi cơ thể cần tiêu hóa khối lượng lớn thức ăn… Đồng thời, tình trạng mất ngủ do thời gian học kéo dài, do căng thẳng thần kinh không ngủ được khiến cơ thể mệt mỏi, gốc tự do càng sản sinh nhiều… vừa khiến bộ não mệt mỏi vừa khiến việc học tập không hiệu quả.

Não khỏe giúp học sâu nhớ lâu

Để chống lại các tác nhân nguy hại như gốc tự do, giúp các thí sinh ôn tập, thi cử hiệu quả, cần:

- Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý và vận động thường xuyên. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày; khi đi ngủ cần tắt điện thoại, máy tính, phòng ngủ không để nhiều sách vở; tắm nước ấm; ăn nhiều trái cây; dành thời gian thư giãn, vận động để giảm căng thẳng...

- Chăm sóc não, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ. Não khỏe được xem là yếu tố quyết định giúp tư duy sắc bén và giải tỏa áp lực bài vở cho thí sinh.

Theo PGS-TS Nguyễn Thi Hùng, Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP.HCM thì quá trình luyện tập cho não cũng rất quan trọng. “Muốn duy trì tốt khả năng tập trung, trí nhớ tốt, cũng nên tập thể dục hằng ngày. Để duy trì được hoạt động của não, cũng cần thường xuyên rèn luyện thông qua học tập như học ngoại ngữ, vi tính hoặc rèn luyện trí nhớ, sự tập trung qua các trò chơi như đánh cờ; giữ sức khỏe tinh thần ổn định bằng cách ngủ đủ, tránh stress và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như: khẩu phần nhiều rau xanh, vitamine A, D, E… 

Nguồn tin: Báo Thanh niên online

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Sinh viên Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa hăng hái tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 (26/05/16)
 Thông báo tuyển tình nguyện viên tham gia đội “Thanh niên xung kích”, chiến dịch “Tiếp sức mùa thi” và “Mùa hè xanh” năm 2016  (26/05/16)
 Thông báo đánh giá kết quả rèn luyện HSSV các hệ đào tạo chính quy, năm học 2015 - 2016 (26/05/16)
 Thông tư (số 10/2016/TT-BGDĐT, ngày 05 tháng 04 năm 2016) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy (25/05/16)
Hôm nay 16768
Hôm qua 35061
Tuần này 118445
Tháng này 635582
Tất cả 45177750
Browser   (Today) Chi tiết >>
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng 
Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa         Điện thoại: +(84) 2373 953 388    +(84) 2373 857 421
Email: dvtdt@dvtdt.edu.vn - Website: http://www.dvtdt.edu.vn