Tin mới
 Hiển thị tin tức
Tin tức nghề nghiệp
Ngành nhà hàng khách sạn, nên du học hay học nghề trong nước?

“Du học ngành quản trị nhà hàng khách sạn (QTNHKS) sẽ có tương lai hơn học trong nước?”. Bài viết sau sẽ so sánh hai hình thức trên nhằm giúp bạn có cái nhìn toàn diện.

Mức học phí bao nhiêu?

Mức học phí khi du học ngành nhà hàng khách sạn phụ thuộc vào quốc gia bạn đến, cấp độ bạn chọn (cử nhân, sau đại học, thạc sĩ), mô hình (đại học, cao đẳng, học viện). Ví dụ ở Thụy Sĩ, học phí theo năm dao động từ 28.900 – 48.600 CHF, ở Anh từ 11.500 – 19.800 GBP, ở Mỹ từ 11.030 – 50.430 USD, ở Úc từ 14.600 – 36.000 AUD, ở Singapore từ 5.100 – 19.000 SGD…

Khi học ngành nhà hàng khách sạn ở Việt Nam, bạn có thể chọn mô hình học nghề để tiết kiệm kinh phí hơn. Thông thường, các chương trình ngắn hạn về quản trị khách sạn, quản lý nhà hàng, giám đốc điều hành nhà hàng… sẽ chỉ dao động từ 10 – 40 triệu/khóa.

Ngành nhà hàng khách sạn, nên du học hay học nghề trong nước? - 1

Theo ngành quản trị khách sạn hay quản lý nhà hàng, có nhất thiết phải du học? (ảnh Internet)

Chương trình có thực hành nhiều không?

Là ngành dịch vụ phục vụ, chương trình đào tạo khi du học sẽ sâu sát với thực hành. Số giờ thực hành chiếm 60% thời lượng mỗi môn học. Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng như phục vụ phòng, lễ tân, pha chế thức uống, cách rót rượu, dùng dao nĩa…

Tương tự du học, học nghề trong nước cũng chú trọng thực hành với nội dung dàn trải theo nghiệp vụ. Ví dụ lễ tân (check in, check out, nhận đặt phòng…), nhà hàng (phục vụ rượu vang, set up bàn tiệc, gấp khăn ăn, tư vấn thực đơn…), buồng phòng (làm giường, sử dụng hóa chất tẩy rửa…) trước khi đi sâu vào kiến thức quản lý. Bên cạnh đó, các buổi trải nghiệm thực tế như hotel tour, restaurant tour, resort tour… là rất cần thiết.

Ngành nhà hàng khách sạn, nên du học hay học nghề trong nước? - 2

Du học hay học nghề đều chú trọng thực hành tay nghề cho sinh viên, học viên

Thực tập trong bao lâu? Có được hưởng lương không?

Thời gian thực tập phụ thuộc vào quy định của trường bạn chọn. Đa phần các trường QTNHKS đào tạo theo hình thức 6 tháng lý thuyết và 6 tháng thực hành. Ở Thụy Sĩ, nhà trường giới thiệu sinh viên đến những khách sạn, nhà hàng phù hợp với năng lực. Mức lương thực tập sinh dao động tùy nơi. Cụ thể, tại Úc là 17 - 20 AUD/giờ (chương trình đại học) và 20 – 25 AUD/giờ (chương trình thạc sĩ), ở Singapore là 900 SGD/tháng, ở Thụy Sĩ là 2.170 CHF/tháng…

Trong nước, sinh viên được thực tập ở nhiều vị trí như bellman, phục vụ bàn, buồng phòng… tại các thương hiệu nổi tiếng như InterContinental, Hyatt, Marriott… trong 2 – 4 tháng, tùy theo yêu cầu của khách sạn. Thực tập sinh tại Việt Nam thường được hưởng các khoản phụ cấp như xăng xe, bữa ăn miễn phí… và cơ hội được xét lên nhân viên chính thức. Đây là điểm khác biệt so với du học, bởi một vài nước sở tại có yêu cầu rất khắt khe đối với người nước ngoài muốn lao động ở nước họ; đồng thời yêu cầu cao về ngoại ngữ (ví dụ ở Thụy Sĩ, ngoài tiếng Anh, bạn phải biết thêm tiếng Đức, Pháp hoặc Ý).

Có được làm thêm khi đang học không?

Câu trả lời là tùy vào quy định quốc gia bạn đang du học. Ở Thụy Sĩ, nếu làm “chui” hoặc cố tình trốn ở lại dù visa hết hạn, khi bị phát hiện sẽ phải đóng phạt cho khoản thu nhập trái phép, bị trả về nước, cấm nhập cảnh thời gian dài… Còn khi du học Mỹ, nếu có visa F-1, bạn chỉ được phép làm thêm trong trường 20 giờ/tuần trong cả kì học và 40 giờ/tuần vào các kì nghỉ.

Pháp luật Việt Nam không quy định về việc sinh viên làm thêm khi đang đi học. Sinh viên tự do chọn các công việc bán thời gian, thời vụ như phục vụ bàn, làm phòng, pha chế… ở các quán ăn, nhà hàng, trung tâm hội nghị… để có tiền trang trải cuộc sống và tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Ngành nhà hàng khách sạn, nên du học hay học nghề trong nước? - 3

Pháp luật nước ta không có quy định đối với sinh viên vừa học vừa làm

Thu nhập khi đi làm chính thức?

Theo thống kê của Payscale, thu nhập của nhân sự NHKS tại Úc là 55.171 AUD/năm, khoảng 900 triệu VND. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt từ nhân sự bản địa và yêu cầu rất cao về ngoại ngữ là thực tế phải chấp nhận.

Các khách sạn 4 – 5 sao tại Việt Nam, thu nhập bao gồm lương cứng, phí dịch vụ, tiền tip… Nhân viên lễ tân, phục vụ bàn từ 5 – 8+ triệu, nhân viên đặt phòng từ 6 - 10+ triệu… Quản lý tiền sảnh từ 8 – 15+ triệu, giám đốc F&B 15 - 30+ triệu.

Với ngành QTNHKS, du học hay học nghề trong nước đều có những lợi ích và bất cập nhất định. Dù hình thức nào, bạn cũng nên cân nhắc trước tiên về môi trường học tập để có lựa chọn phù hợp với năng lực và tài chính.

Nguồn tin: Khoa Quản trị khách sạn,   Tác giả: Sưu tầm
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 SINH VIÊN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN: ĐỂ CV KHÔNG BỎ TRỐNG MỤC KINH NGHIỆM (16/04/19)
 ORDER TAKER LÀ GÌ - TÌM HIỂU CÔNG VIỆC CỦA ORDER TAKER TRONG KHÁCH SẠN (10/04/19)
 BUNGALOW LÀ GÌ? – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BUNGALOW TRONG KHU NGHỈ DƯỠNG (03/04/19)
 LỄ TÂN LÀ GÌ? - MÔ TẢ CÔNG VIỆC LỄ TÂN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN (03/04/19)
 NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT YẾU MẠNH RA SAO DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA SINGAPORE (03/04/19)
 Lợi ích khi theo học ngành Quản trị khách sạn 2019 (19/03/19)
 NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN – NẮM BẮT CƠ HỘI KHI CÒN LÀ SINH VIÊN (19/03/19)
 Ngành học ‘hot’ của năm 2019 và tiêu chuẩn tuyển sinh mới (15/03/19)
 TOP 3 VỊ TRÍ ĐẮT GIÁ NHẤT TRONG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN NĂM 2019 (12/03/19)
 15+ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VỆ SINH KHÁCH SẠN HOUSEKEEPING CẦN BIẾT (27/02/19)
 Liên kết Website
Hôm nay 179
Hôm qua 239
Tuần này 819
Tháng này 7582
Tất cả 1794393
Browser   (Today) Chi tiết >>

 KHOA QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

Phòng 101C - Số 561 Quang Trung 3, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa
Hotline: Mr Hải: 0944.741.979 - Mrs Bưởi: 0978.730.797
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa