Đào tạo
Sự phát triển thể chất con người là quá trình tự nhiên - xã hội

Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người, đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được ình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện).

Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng.

Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể.

Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng cuả các hệ thống, cơ quan trong cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (Sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo - khả năng phối hợp vận động...).

Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản mà còn là đề kháng với bệnh tật.

TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất.

Phát triển thể chất là một quá trình biến đổi hình thái, chức năng cơ thể con người diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.

Sự phát triển thể chất biểu hiện như: sự thay đổi về chiều cao, cân nặng thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận động như các tố chất nhanh, mạnh, bền...

Sự phát triển thể chất diễn ra dưới sự ảnh hưởng của 3 nhân tố bẩm sinh di truyền, môi trường và giáo dục.

Sự phát triển thể chất trước hết là 1 quá trình tự nhiên :

Nó tuân thủ các quy luật tự nhiên. VD: một đứa trẻ mới sinh ra đầu tiên là biết lẫy, biết bò, biết ngồi rồi mới biết đi.

- Nó tuân thủ các quy luật sinh học và các quy luật phát triển theo lứa tuổi giới tính: có nghĩa là các bộ phận cơ thể phát triển không đồng nhất và không đồng thời: có bộ phận phát triển trước, có bộ phận phát triển sau theo sự phát triển của lứa tuổi. Ở giới tính khác nhau thì sự phát triển các bộ phận cơ thể cũng khác nhau. Sự phát triển ấy do gen quy định (so bẩm sinh di truyền)

+ Những  quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến sự thay đổi về chức năng. VD: tim phát triển thì hoạt động của tim tốt, lưu lượng phút, lưu lương tâm thu của tim tăng. Quy luật thay đổi về số lượng dẫn đến thay đổi chất lượng...

+ Yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất của sự phát triển

Quá trình phát triển thể chất diễn ra theo quy luật sinh học nhưng theo chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ phát triển lại chịu sự chi phối của những nhân tố xã hội, các nhân tố xã hội gồm 2 yếu tố:

* Yếu tố môi trường sống: như điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, vệ sinh dinh dưỡng.

- Môi trường tốt thì sự phát triển thể chất theo quy luật, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, có thể làm cho cơ thể phát triển không bình thường. Ví dụ: lao động chân tay có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất nhưng thường phát triển lệch lạc không cân đối có thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp. Trường hợp lao động chân tay quá nặng còn làm cho cơ thể bị suy thoái.

* Yếu tố giáo dục:

- Tác động đến sự phát triển thể chất một cách chủ động, tích cực. Nó quyết định xu hướng và vận tốc của sự phát triển. Về bản chất giáo dục là quá trình điều khiển sự phát triển thể chất. VD tập luyện môn thể hình làm cho cơ thể phát triển cân đối theo mong muốn, hoặc luyện tập TDTT dẫn đến hiệu quả tim làm việc tiết kiệm, hoạt động tuần hoàn hô hấp tốt.

- Vai trò của giáo dục còn thể hiện ở chỗ là nó có thể khắc phục, sửa chữa được những lệch lạc do lao động hoặc những hoạt động sống khác gây nên.

VD: Các bài tập thể dục đề phòng tránh các bệnh nghề nghiệp ở những người lao động chân tay hoặc trí óc.

- Dưới sự tác động của GDTC có thể làm nảy sinh những phẩm chất mới mà bẩm sinh di truyền không để lại. VD: con người có khả năng làm việc trên không trung hay dưới độ sâu của nước...

* Như vậy sự phát triển thể chất của con người là tuân theo những quy luật tự nhiên nhưng chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu như ta nhận biết được và hiểu được những quy luật khách quan đó rồi tuân theo vận dụng động tác, theo những phương pháp mục đích nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu và lợi ích của những cá nhân và xã hội.VD: giáo dục các tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền hoặc xác định chế độ dinh dưỡng cho VĐV người ta phải căn cứ vào những quy luật lứa tuổi của giới tính.

* Xét từ những ý nghĩa trên ta thấy văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người chủ yếu là về các tố chất vận động, những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

Như vậy sự phát triển thể chất đồng thời là một quá trình tự nhiên vừa là quá trình xã hội.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Thể dục thể thao theo quan điểm hiện đại về văn hoá (15/02/19)
 Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 nội dung về Giáo dục thể chất và phát triển thể dục, thể thao trong nhà trường (15/02/19)
 Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (15/02/19)
 Nội dung về Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường  (15/02/19)
 Nghị quyết 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 (15/02/19)
 Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ X  (15/02/19)
 Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI  (15/02/19)
 Chỉ thị số 17- CT/TW Về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010 (15/02/19)
 Thông tri của Thường vụ Bộ Chính trị số 03-TT/TW Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thể dục thể thao (15/02/19)
 Chỉ thị số 36 về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới (15/02/19)
Hôm nay 731
Hôm qua 1577
Tuần này 3536
Tháng này 47566
Tất cả 2310323
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường