Đào tạo
Đặc điểm, xu thế phát triển môn bóng đá hiện đại

Trong môn Bóng hiện đại, sự trang giành về ưu thế về không gian và thời gian ngày càng gay gắt hơn đòi hỏi VĐV phải chơi được mọi vị trí trên sân, cả trong phòng thủ cũng như tấn công. Vì vậy, sự chuẩn bị tốt về thể lực là tiền đề để thực hiện kĩ chiến thuật và ổn định về mặt tâm lý.

Đối với một số môn thể thao cá nhân, chúng ta thường thấy có một số đòi hỏi mang tính chất quyết định về năng lực. Thí dụ: Với môn chạy cự ly ngắn thì sức nhanh là một năng lực “quyết định”. Thiếu nó chắc chắn ta không thể đào tạo được VĐV chạy tốc độ. Đối với môn Bóng đá - môn chơi tập thể có hoạt động rất đa dạng - thì có đòi hỏi khác. Với VĐV bóng đá đòi hỏi phải có nhiều yếu tố mang tính “quyết định” cùng đồng thời xác định trong nội dung tuyển chọn ban đầu nhưng đồng thời cũng có nghĩa là có thể có yếu tố này “yếu hơn” sẽ được các yếu tố năng lực khác “bù lại”. Vấn đề chính ở đây lại là: với năng lực trội nào để có thể phát triển các năng lực có khả năng “bù lại” đó cho hợp lý. Tính chất “thích hợp” trong tuyển chọn VĐV Bóng đá là rất quan trọng. Ở đó có một số yếu tố cần chú ý

- Các dấu hiệu vận động (đó là về mức độ thực hiện kĩ thuật động tác, mức độ hiểu biết cách chơi bóng và các khả năng thể chất).

          - Mức độ thích hợp về sinh lý (đó là về tình trạng hoạt động của các cơ quan tuần hoàn – hô hấp, độ phát triển cửa hệ vận động…)

          - Mức độ thích hợp về tâm lý (lòng yêu thích, ham mê, độ bền vững tâm lý…)

          - Yếu tố thể hình (cao, cân nặng, dài thân…)

          Cần xác định triển vọng phát triển môn bóng đá theo kết quả các trận thi đấu lớn như Vô địch thế giới, Vô địch châu Âu, Đại hội Olympic các cấp khác nhau. Phân tích các cuộc thi đấu như vậy trong các năm từ 1972 – 1990 cho phép ta thu được các thông tin sau: Trong môn bóng đá hiện đại, sự tranh giành ưu thế về không gian về thời gian sẽ ngày càng gay gắt hơn. Giá trị lối chơi tập thể dựa vào sự mở rộng khả năng của từng VĐV thi đấu có hiệu quả trong bất kì vị trí nào trên sân, cũng như sự phối hợp tốt nhất những phẩm chất cá nhân của cầu thủ trong đội được nâng cao. Ví dụ: Bóng đá – tính chất toàn diện được thể hiện trong thi đấu của đội tuyển Hà Lan (giải Vô địch Thế giới 1974). VĐV toàn diện là người biết chơi tốt ở bất kì khu vực nào của sân, cả trong phòng thủ cũng như tấn công. Có thể lấy những tiêu chuẩn sau là biểu hiện khách quan của tính toàn diện.

Do thi đấu có hiệu quả ở những khu vực khác nhau của sân mà VĐV nhận được số điểm nhất định (khu phòng thủ, trung tuyến, tấn công) VĐV Bóng đá chỉ chơi tốt khu vực của mình thì nhận được 1 điểm (tiền đạo chỉ ở khu vực tấn công), nếu chơi tốt ở 2 khu vực được 2 điểm và 3 khu vực được 3 điểm. Theo tài liệu của A. Pargienob, hành động của các VĐV đội tuyển Ý trong giải Vô địch Thế giới năm 1982 được đánh giá 25 điểm, còn hành động của các VĐV đội tuyển Bungari trong năm 1982 – 1983 là 16 điểm. Trong đội tuyển Ý, trung vệ Disinca, tiền vệ V. Cabrini, C. Tarrelli, V. Orialli, N. Conti đều chơi tốt ở cả 3 tuyến. Tất cả các VĐV còn lại ít nhất cũng chơi tốt ở cả 2 tuyến. Trong đội tuyển Bungari chỉ có 2 cầu thủ (trung vệ D. Dmitrob và tiền vệ A. Sđranikob) hoạt động được cả 3 tuyến, còn lại 6 VĐV chỉ hoạt động được ở tuyến của mình.

          Ở giải Vô địch Thế giới năm 1986 hoạt động của VĐV một số đội được mở rộng, một trong số đó là các VĐV Liên Xô (cũ).

Trong môn Bóng hiện đại, sự trang giành về ưu thế về không gian và thời gian ngày càng gay gắt hơn đòi hỏi VĐV phải chơi được mọi vị trí trên sân, cả trong phòng thủ cũng như tấn công. Vì vậy, sự chuẩn bị tốt về thể lực là tiền đề để thực hiện kĩ chiến thuật và ổn định về mặt tâm lý. Bảng 1 và 2 trình bày khối lượng và cường độ di chuyển trong các trận đấu của các VĐV Bóng đá xuất sắc thế giới.

          Hiện nay, có rất nhiều cách thực nghiệm để xác định khối lượng và cường độ di chuyển trong thi đấu của VĐV. Quan sát bằng mắt thường đã được thay thế bằng dụng cụ đo chính xác. Từ bảng 1 cho thấy tổng của quãng đường chạy được với tốc độ lớn là 1,5 – 2,0 km và tất cả các VĐV đều thực hiện ở cả 3 tuyến trên sân. Thời gian cụ thể cho các dạng di chuyển khác nhau được minh họa tại bảng 1.

Bảng 1. Khối lượng di chuyển trong các trận đấu của những VĐV bóng đá xuất sắc nhất thế giới (Theo Liuesinob N.M – 1988)

 

Cường độ di chuyển

x

δ

V%

Chạy chậm (VTB = 2,8 m/gy)

Thời gian kéo dài (phút)

28.24

6.2

22

Khối lượng (m)

4722

954

20

Chạy với tốc độ lớn hơn (VTB = 6,4 m/gy)

Thời gian kéo dài (gy)

68.7

21.9

32

Khối lượng (m)

435

136

31

Chạy với tốc độ tối đa (VTB = 8,4m/gy)

Thời gian kéo dài (gy)

144.3

51.8

36

Khối lượng (m)

1207

436

36

          Ghi chú: VTB = tốc độ trung bình

 

Bảng 2. Khối lượng và cường độ di của VĐV bóng đá trong các trận thi đấu giải vô địch thế giới 1982 (Đơn vị = m – Theo Ia. Dinkob)

Các dạng chạy

A. Bonhec


(Ý -Bỉ)

D.Maradona


(Ý-Achentina)

Rossi trong
trận Ý -Ba Lan

V.Demianhe-mko (Liên xô (cũ) - Ba Lan)

- Chạy chậm

2050

2130

2190

1810

- Chạy tăng tốc

950

860

1140

1100

- Với tốc độ tối đa

650

570

770

650

- Chạy có bóng

450

280

385

390

Tổng cộng trong trận TĐ

4100

3840

4485

3950

 

Bảng 3. Thời gian sử dụng cho các dạng di chuyển trong một trận thi đấu bóng đá (Đơn vị: Phút và giây – theo Treadwell- 1988)

Loại di chuyển

Hậu vệ
 biên

Trung vệ

Tiền vệ

Tiền đạo

Giá trị
TB

Chỉ số tương
đối %

Đứng tại chỗ, đi chậm và chạy với tốc độ <=0,75%

62.44

67.01

53.59

65.39

62.11

69.45

Chạy với tốc độ lớn hơn 0,75% tốc độ tối đa và nhỏ hơn tốc độ tối đa

26.28

21.31

33.54

19.25

27.42

28.17

Chạy với tốc độ tối đa

0.45

0.25

0.23

0.39

0.33

0.62

Thời gian có bóng

0.37

1.00

1.00

0.41

1.38

1.49

Trong một loạt trường hợp, các nhà chuyên môn đã không đo khoảng cách chạy của VĐV mà chỉ đo thời gian, trong đó VĐV đã đứng, đi, chạy nhanh và chậm. Từ bảng 1.3 cho thấy, tổng quãng đường di chuyển với tốc độ lớn và tốc độ tối đa không vượt quá 30% trong một trận đấu”.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Những quy luật phát triển thành tích thể thao - cơ sở dự báo triển vọng của VĐV (28/12/18)
 Năng khiếu và tài năng thể thao (28/12/18)
 Hệ thống tuyển chọn VĐV trẻ (28/12/18)
 Kỹ thuật giật bóng thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh trái tay (Đôi công trái tay) trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Dự giờ môn Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non của giảng viên Trịnh Ngọc Trung (27/10/18)
 Dự giờ môn Giải Phẩu của giảng viên Nguyễn Thành Trung (25/09/18)
 Dự giờ môn Đá cầu của giảng viên Nguyễn Công Thành (25/09/18)
 Dự giờ môn Bóng bàn của giảng viên Đỗ Đức Đạt (25/09/18)
Hôm nay 290
Hôm qua 1776
Tuần này 9182
Tháng này 53212
Tất cả 2315969
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường