Tin mới
Đào tạo
Kế hoạch giảng dạy Thể dục trong các trường Tiểu học và THCS

Điều kiện cần thiết để sử dụng có hiệu quả thời gian dành cho các tiết học thể dục thể thao là việc lập kế hoạch nội dung và phương pháp đối với các tiết học, tổng kết và đánh giá có hệ thống những kết quả thực tiễn đã đạt được.

Giáo viên thể dục thể thao cần phải đảm bảo tối thiểu ba yêu cầu: xây dựng kế hoạch giảng dạy (kế hoạch giảng dạy cho mỗi học kỳ và giáo án cho các tiết học), xác định nhiệm vụ cụ thể và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang bị tập luyện cho từng tiết học. Việc lập kế hoạch cho khoảng thời gian thường có tính khái quát, tổng thể, song phương hướng và mục đích đặt ra phải đảm bảo tính khách quan và có khả năng thực thi. Trái lại khoảng thời gian của kế haọch càng ngắn thì kế hoạch đó càng phải cụ thể và chi tiết.

Tiến trình biểu giảng dạy

Tiến trình biểu giảng dạy môn học trong năm học dựa trên cơ sở chương trình và thời khoá biểu, có tính đến thời hạn và thời gian của mỗi học kỳ.

Khi xây dựng tiến trình  biểu cần nêu rõ những phần chủ yếu của công tác giảng dạy và thời gian phân phối cho các tiết học trong các phần. Sau đó sẽ xác định tuần tự tiến hành các nội dung của chương trình trong suốt năm học (theo từng học kỳ), soạn thảo hệ thống các động tác, bài tập, bài kiểm tra và ấn định thời hạn kiểm tra việc thực hiện động tác đó.

Những phần chủ yếu của nội dung học tập cần phải tương ứng với sự phân loại động tác đã được thừa nhận trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Số tiết trong chương trình đã được ấn định cụ thể trong từng nội dung môn học, nhưng phải căn cứ vào điều kiện học tập,đặc điểm của học sinh, cũng như giá trị của nó (xuất phát từ điều kiện thực tế) đối với giáo dục các tố chất thể lực này hay tố chất thể lực khác mà xác định cho giáo dục thể chất, người ta lựa chọn một trình tự hợp lý để thực hiện chương trình trong mỗi năm học: xác định vị trí của chương trình học này hay chương trình học khác (nội dung bài tập này hay bài tập khác) trong mỗi học kỳ; ấn định những động tác kểim tra cho mỗi học kỳ; tiến hành tính toán thời gian tiếp theo (xác định tỷ trọng của mỗi nội dung môn học trong từng học kỳ).

Trong phần lớn các tiết học cần xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dưới dạng tổng hợp vì điều kiện đó thể hiện khả năng sử dụng phương tiện trong thời gian nhất định nhằm hình thành và hoàn thiện kỹ xảo vận động nhất định. Ngoài ra, việc xây dựng một tiến trình biểu giảng dạy như thế sẽ cho phép lên lớp được đa dạng hơn, thoả mãn được nhu cầu học tập của học sinh, đặc biệt là động viên được sự hứng thú tích cực trong học sinh khi tập luyện.

Yêu cầu khi xây dựng tiến trình biểu:

- Khi xây dựng tiến trình biểu phải đảm bảo tính kế thừa các nội dung học tập, tận dụng tối ưu những ảnh hưởng tốt trong quá trình chuyển kỹ xảo cũng như sự tác động qua lại giữa các năng lực thể chất của cơ thể học sinh.

- Căn cứ vào yêu cầu của chương trình, giáo viên phải cụ thể hoá nội dung kiểm tra cho từng lớp (kiểm tra từng phần kỹ thuật động tác hay kiểm tra mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác, kiểm tra thành tích hay kiểm tra kiến thức đã trang bị v.v....)

- Kiểm tra phải được phân phối đều cho từng học kỳ và phải phù hợp với từng nội dung đã được ấn định, thời gian kiểm tra cũng được ghi cụ thể trong tiến trình biểu, các chỉ tiêu kiểm tra và học tập cũng như tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cũng được ấn định.

Kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ:

Kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ cần phải thể hiện chi tiết hơn so với kế hoạch cả năm và đảm bảo tính logic. Kế hoạch giảng dạy được biên soạn theo từng tiết học trên cơ sở kế hoạch của cả năm có kết hợp với sự tính toán tiến trình thực tế của công tác giáo dục và những thay đổi của điều kiện tập luyện (dụng cụ tập luyện, dự báo thời tiết...). Kế hoạch giảng dạy từng học kỳ được xây dựng cho từng khối, lớp. Trước hết cần vạch ra những nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết ở đó. Phải cụ thể được những nhiệm vụ mang tính học tập, những nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phẩm chất ý chí, các nội dung chương trình kiểm tra cụ thể cho từng học kỳ.

Khi phân phối nội dung các tiết học, điều quan trọng là phải căn cứ vào các quy luật và các nguyên tắc giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực. Ở giai đoạn ban đầu của quá trình giảng dạy động tác, không nên có sự giãn cách lớn giữa các tiết học. Cần phải biết tận dụng quy luật tác động tương hỗ dương tính của các bài tập ở các phần khác nhau trong mỗi tiết học. Trong khi học sâu từng phần cũng cần tránh hiện tượng quá tải của giờ học do nội dung mới gây nên. Đối với việc giáo dục các tố chất thể lực, các tiết học cần được lặp lại trong một thời gian nhất định. Các tiết học cũng được thay đổi nhưng không có sự biến đổi như trong quá trình dạy học động tác.

Tiết học thể dục thể thao cần phải tác động toàn diện đến cơ thể học sinh do đó không nên đưa vào những bài tập cùng một hướng tác động vào cùng một tiết học. Khi lập kế hoạch cũng cần phải chú ý đến việc xác định phương pháp tổ chức học sinh hoạt động trên lớp, phương pháp đưa ra phải đảm bảo giải quyết được từng nội dung cụ thể theo kế hoạch.

Giáo án lên lớp

Hiện nay toàn bộ chương trình và tiến trình biểu học tập thê dục thể thao đã được biên soạn đầy đủ, việc còn lại của giáo viên là phải biên soạn giáo án lên lớp. Hiệu quả của giáo dục thể chất phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả thực hiện các giáo án lên lớp của giáo viên. Do đó việc xây dựng giáo án là một tỏng những yếu tố quan trọng đảm bảo cho hiệu quả của quá trình giáo dục thể chất.

Giáo án lên lớp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch giảng dạy ở từng học kỳ. Giáo án lên lớp có thể như nhau đối với một khối lớp. Việc chuẩn bị một giáo án được bắt đầu từ các nhiệm vụ cụ thể của một tiết học và căn cứ vào kết quả của các tiết học trước đó, đặc điểm điều kiện tập luyện và đặc điểm của học sinh.

Sau phần chuẩn bị thì những nhiệm vụ chính thông thường được giải quyết ở phần đầu của tiết học. Tuỳ thuộc vào nội dung của phần cơ bản, vào thời gian và tính chất của lượng vận động mà phân phối nội dung sao cho đảm bảo tính tuần tự, hợp lý để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau và phân phối các phần chuẩn bị, kết thúc một cách phù hợp.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Các phương pháp tổ chức giờ học thể dục đối với học sinh Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Cấu trúc giờ học thể dục thể thao đối với học sinh Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Giờ học thể dục là hình thức tổ chức cơ bản của phương pháp giáo dục thể chất ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh tiểu học (15/02/19)
 Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Mối quan hệ giữa Thể dục thể thao và giáo dục thể chất (15/02/19)
 Giáo dục thể chất (15/02/19)
 Sự phát triển thể chất con người là quá trình tự nhiên - xã hội (15/02/19)
 Thể dục thể thao theo quan điểm hiện đại về văn hoá (15/02/19)
Hôm nay 344
Hôm qua 8743
Tuần này 19850
Tháng này 56086
Tất cả 2258756
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường