Tin mới
Đào tạo
Những quy luật phát triển thành tích thể thao - cơ sở dự báo triển vọng của VĐV

Lý thuyết thể thao hiện đại chia thành 3 vùng thành tích thể thao: vùng thành tích cao bước đầu, vùng thành tích cao nhất và vùng duy trì thành tích.

Để đạt được những thành tích thể thao cao, cần thiết phải nắm vững những quy luật phát triển thành tích của VĐV theo từng độ tuổi. Thành tích kỷ lục ngày càng cao, buộc chúng ta phải thường xuyên xem xét lại và điều chỉnh những tiêu chuẩn tuyển chọn và yêu cầu định ra trước đây, đổi mới thời hạn đào tạo và hoàn thiện, bao gồm cả độ tuổi đạt được thành tích thể thao. Cách nhìn biện chứng như vậy cho phép chúng ta năng động hơn.

Lý thuyết thể thao hiện đại chia thành 3 vùng thành tích thể thao: vùng thành tích cao bước đầu, vùng thành tích cao nhất và vùng duy trì thành tích.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo nhiều năm, cần phải tính đến thời gian tập luyện cần thiết để đạt được những thành tích thể thao cao nhất của từng môn. Những VĐV có năng khiếu thường đạt thành tich cao ban đầu sau 4-6 năm tập luyện và thành tích cao nhất từ 7-9 năm đào tạo chuyên sâu. Nhịp độ phát triển thành tích của VĐV xuất sắc tùy thuộc vào trình độ ban đầu và độ tuổi của họ. Nhưng trong tất cả các nhóm tuổi, nhịp độ phát triển cao nhất thường thấy ở 2 năm đầu tập luyện chuyên sâu.

Để tuyển chọn VĐV được chính xác và xây dựng hợp lý quá trình hoàn thiện thể thao, điều quan trọng là cần phải biết được nhịp độ phát triển thành tích thể thao theo thời gian, đồng thời cần nắm vững thời gian tập luyện cần thiết để đạt được những thành tích thể thao cao như kiện tướng hoặc kiện tướng quốc tế và khả năng duy trì thành tích cao đó được bao lâu.

Thời gian đạt được cấp bậc VĐV tương đối ổn định, thời gian trung bình để chuyển cấp bậc này sang cấp bậc khác thường là 1-2,5 năm.   

Nói chung, thời gian chuyển từ cấp dự bị kiện tướng đến kiện tướng thể thao và từ kiện tướng quốc tế đòi hỏi lâu hơn cả ( từ 2,5-4,5 năm).

Tóm lại, những độ tuổi đạt thành tích thể thao chủ yếu phản ánh những tiềm năng của cơ thể, mức độ phát triển những khả năng về chức phận và hình thái, cũng như độ chính muồi về sinh học của cơ thể. Vì vậy, nghiên cứu thời gian tập luyện cần thiết để đạt thành tích cao trong quá trình hoàn thiện cho phép xây dựng cơ sở khoa hoc của các giai đoạn tuyển chọn, định hướng và chuyên môn hóa thể thao đúng, kịp thời, dự báo hiệu quả và xây dựng kế hoạch huấn luyện hợp lý, giữ gìn cho VĐV không tập luyện quá sức, cứng nhắc, không sử dụng lượng vận động tập luyện và thi đấu quá mức.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Năng khiếu và tài năng thể thao (28/12/18)
 Hệ thống tuyển chọn VĐV trẻ (28/12/18)
 Kỹ thuật giật bóng thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh trái tay (Đôi công trái tay) trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Dự giờ môn Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non của giảng viên Trịnh Ngọc Trung (27/10/18)
 Dự giờ môn Giải Phẩu của giảng viên Nguyễn Thành Trung (25/09/18)
 Dự giờ môn Đá cầu của giảng viên Nguyễn Công Thành (25/09/18)
 Dự giờ môn Bóng bàn của giảng viên Đỗ Đức Đạt (25/09/18)
 Dự giờ môn Aerobic của giảng viên Dương Đình Tiến (21/09/18)
Hôm nay 172
Hôm qua 2496
Tuần này 17369
Tháng này 13328
Tất cả 2334627
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường