Tin mới
Đào tạo
Cấu trúc giờ học thể dục thể thao đối với học sinh Tiểu học và THCS

Cơ sở cấu trúc của tiết học thể dục thể thao đối với học sinh Tiểu học và THCS được xây dựng theo các quy tắc chung qui định hình thức của buổi tập trong giáo dục thể chất. Cũng giống như mọi buổi tập thể dục thể thao khác trong quá trình giáo dục thể chất, tiết học thể dục thể thao cho học sinh Tiểu học và THCS được chia làm 3 phần: chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Tổng thời gian của các tiết học theo chương trình của nhà trường (45 phút).

Phần chuẩn bị: được sử dụng để tổ chức học sinh, tạo trạng thái tâm lý để học sinh tự giác tích cực và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, đồng thời chuẩn bị cho cơ thể hoạt động ở mức độ cao hơn trong phần sau. Phần chuẩn bị của giờ học thể dục thể thao không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ đơn thuần, mà còn giải quyết những nhiệm vụ tương đối độc lập như: hình thành và củng cố các kỹ xảo trong các bài tập đội hình đội ngũ, thói quen duy trì tư thế chính xác, củng cố hệ cơ xương v.v...

- Đối với học sinh từ lớp 1- lớp 2, giáo viên tự tổ chức tập họp. Từ lớp 3 trở đi, khi đầu tiết học cán sự lớp hoặc trực nhật đứng ra tổ chức lớp. Đối với các lớp trên nữa thì giáo viên có thể giao phần này cho học sinh đảm nhiệm.

Phần khởi động: đối với tuổi học sinh tiểu học và trung học cơ sở thường sử dụng các bài tập chuẩn bị chung. Một trong những điểm quan trọng nhất đối với hoạt động của giáo viên ở phần chuẩn bị là xác định nhiệm vụ cho tiết học (nhiệm vụ đó phải có mối liên hệ của giờ học này với giờ học trước) và ý nghĩa của những nhiệm vụ vừa đặt ra, động viên học sinh tích cực tham gia học tập. Song cần chú ý đến nhiệm vụ đưa ra phải phù hợp với đối tượng học sinh.

Thời gian chung của phần chuẩn bị tiết học thường dao động từ 8-12 phút.

Phần cơ bản: có thể có cấu trúc tương đối đơn giản khi nội dung buổi học đồng nhất (bài tập thể dục cơ bản, trò chơi vận động...) và có cấu trúc phức tạp (như bài tập nhảy xa, ném đẩy...).

Thành phần các bài tập của tiết học tổng hợp phải có tác động toàn diện đến các chức năng cơ thể và biết vận dụng khả năng chuyển tốt kỹ xảo vận động, tránh chuyển xấu. Thông thường người ta sắp xếp những động tác mới, kỹ thụât phức tạp vào đầu phần cơ bản, còn củng cố hoặc hoàn thiện những kỹ thuật động tác vào giữa hay cuối phần cơ bản.

Số lần lặp lại các động tác riêng lẻ phụ thuộc vào nhiệm vụ của tiết học, mức độ phức tạp và khối lượng các động tác trong tiết học, điều kiện tiến hành tập luyện và phương pháp tổ chức học sinh. Nếu mỗi học sinh chỉ được thực hiện động tác từ 1-2 lần thì đó là dấu hiệu tổ chức lớp không tốt. Thời gian chung của phần cơ bản thường không ít hơn 25 phút.

Phần kết thúc: dần chuyển cơ thể học sinh từ trạng thái hoạt động sang trạng thái gắn với lúc yên tĩnh để tránh làm cản trở mà còn góp phần chuyển hướng thuận lợi sang một hoạt động học tập khác. Phần kết thúc thường là các bài tập thở, thả lỏng, nghỉ ngơi tích cực... và giáo viên tiến hành đánh giá những ưu nhược điểm, kết quả học tập một cách ngắn gọn, giao bài tập về nhà cho cả lớp, nhóm học sinh và từng học sinh riêng biệt để củng cố và nắm chắc các nội dung đã học, hoàn thiện các tố chất thể lực. Tất nhiên nội dung các bài tập về nhà phải vừa sức và không gây chấn thương nguy hiểm cho học sinh.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Giờ học thể dục là hình thức tổ chức cơ bản của phương pháp giáo dục thể chất ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh tiểu học (15/02/19)
 Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Mối quan hệ giữa Thể dục thể thao và giáo dục thể chất (15/02/19)
 Giáo dục thể chất (15/02/19)
 Sự phát triển thể chất con người là quá trình tự nhiên - xã hội (15/02/19)
 Thể dục thể thao theo quan điểm hiện đại về văn hoá (15/02/19)
 Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 nội dung về Giáo dục thể chất và phát triển thể dục, thể thao trong nhà trường (15/02/19)
 Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (15/02/19)
Hôm nay 498
Hôm qua 1436
Tuần này 13177
Tháng này 39963
Tất cả 2302720
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường