Tin mới
Đào tạo
Cơ sở của việc lựa chọn các chỉ tiêu, test tuyển chọn VĐV Bóng đá giai đoạn tuyển chọn ban đầu

Năng khiếu Bóng đá là sự tổng hợp của nhiều đặc điểm đa dạng của con người (về hình thái, chức năng, tâm lý và những yếu tố chuyên môn khác) có quan hệ đến khả năng đạt được hiệu quả trong thi đấu.

Hệ thống tuyển chọn hiệu quả các VĐV trẻ triển vọng, có vài trò quan trọng trong đào tạo lực lượng VĐV Bóng đá. Phân tích các lần tham gia thi đấu của các VĐV Bóng đá tại các giải thi đấu quốc gia, quốc tế và khu vực đã cho thấy, chỉ những VĐV Bóng đá có tài năng thực sự kết hợp với trình độ phát triển cao của các phẩm chất và ý chí, có trình độ thể lực tốt, có kỹ thuật và chiến thuật ở mức hoàn thiện, có mức độ ổn định cao trước những trở ngại trong thi đấu, mới đạt được hiệu quả cao trong thi đấu. Vì vậy, cần thiết phải tuyển chọn những người có trình độ phát triển đặc biệt cao về những phẩm chất và năng lực nêu trên, để chuyên môn hoá có hiệu quả trong hoạt động trong tập luyện và thi đấu Bóng đá.

          Năng khiếu Bóng đá là sự tổng hợp của nhiều đặc điểm đa dạng của con người (về hình thái, chức năng, tâm lý và những yếu tố chuyên môn khác) có quan hệ đến khả năng đạt được hiệu quả trong thi đấu.

          Vấn đề phát hiện những năng khiếu Bóng đá của nhi đồng và thiếu niên là điều cực kỳ cấp thiết vì ở trẻ em cùng với sự hình thành và phát triển của cơ thể thì các năng khiếu về trí tuệ, về tinh thần và văn hoá, có những biểu hiện khác nhau, trở nên ít liên hệ qua lại với nhau hơn và thiên hướng với hoạt động chuyên môn nhất định bộc lộ ngày càng rõ nét. Hệ thống tuyển chọn và định hướng hợp lý sẽ cho phép phát hiện đúng lúc tư chất và năng khiếu của trẻ em, tạo điều kiện để thuận lợi để phát triển đầy đủ những khả năng tiềm tàng đạt tới sự hoàn thiện về tư chất và tinh thần, trên cơ sở này để chiếm lĩnh những đỉnh cao tài nghệ của Bóng đá. Chỉ có thể đánh giá khách quan các khả năng cá nhân của VĐV Bóng đá trẻ trên cơ sở khảo sát toàn diện đối với các em, vì năng khiếu Bóng đá không được đánh giá bằng tiêu chuẩn riêng biệt. Ngay đến chỉ tiêu mang tính tổng hợp như kết quả thi đấu cũng không thể có ý nghĩa quyết định trong tuyển chọn VĐV, đặc biệt điều này có liên quan tới các em nhi đồng, thiếu niên mà sự hình thành tư duy và thể chất còn chưa kết thúc hoàn toàn. Các chỉ tiêu về hình thái, chức năng, về sư phạm, tâm lý được xem xét riêng lẽ là không đầy đủ cơ sở áp dụng các phương pháp tổng hợp để phát hiện các thiên hướng (tư chất do di truyền) và các năng lực cần thiết cho việc chiếm lĩnh những đỉnh cao của Bóng đá.

          Hiện nay, về cơ bản người ta đã hoàn thành việc xây dựng những cơ sở về phương pháp và tổ chức của hệ thống tuyển chọn nhi đồng và thiếu niên vào các câu lạc bộ Bóng đá. Theo những quan niệm hiện nay, việc tuyển chọn nhi đồng và thiếu niên vào các câu lạc bộ, trung tâm là một bộ phận quan trọng của quá trình đào tạo, là giai đoạn mở đầu có tác dụng chi phối rất lớn đối với toàn bộ quá trình hoàn thiện VĐV sau này.

          Cần phải xác định khái niệm: “Tuyển chọn VĐV Bóng đá” đó là quá trình sử dụng các phương pháp về mặt sư phạm, xã hội, tâm lý và y – sinh nhằm phát hiện các tư chất và năng khiếu của thanh - thiếu niên, nhi đồng, nam nữ thanh niên để chuyên môn hoá trong môn Bóng đá. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyển chọn Bóng đá là nghiên cứu toàn diện và phát hiện các tư chất, năng khiếu phù hợp với đòi hỏi của Bóng đá.

          Phân tích và tổng hợp lý luận các kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, cho phép nêu ra các luận điểm chủ yếu của tuyển chọn VĐV Bóng đá. Nó dựa trên việc nghiên cứu toàn diện các khả năng của VĐV và tạo ra các tiêu đề cần thiết thuận lợi để hình thành những khả năng này - những khả năng cho hoàn thiện có kết quả trong môn Bóng đá.

          Năng khiếu Bóng đá phụ thuộc rất lớn vào những tư chất mang tính di truyền có đặc điểm ổn định, ít thay đổi. Vì vậy, tuyển chọn - dự báo năng khiếu Bóng đá cần chú ý trước đến những dấu hiệu tương đối ít thay đổi, những dấu hiệu có tác dụng chi phối thành công của hoạt động Bóng đá trong tương lai. Vì vai trò của các dấu hiệu mang tính di truyền sẽ được lộ ra ở mức tối đa khi có những đòi hỏi cao đối với người lập, nên đánh giá khả năng của VĐV trẻ cần dựa vào các dấu hiệu đó là chủ yếu. Cùng với việc nghiên cứu các dấu hiệu có tính ổn định, việc tuyển chọn - dự báo năng khiếu do ảnh hưởng của tập luyện. Trong đó, để nâng cao trình độ chính xác của tuyển chọn cần chú ý đến cả mức độ phát triển cao của chúng so với lứa tuổi. Do có sự phát triển không đồng thời của các chức năng cơ thể và các tố chất, nên có sự khác nhau nhất định trong cấu trúc biểu hiện năng khiếu của VĐV trong các thời kỳ lứa tuổi khác nhau. Vấn đề tuyển chọn VĐV Bóng đá trẻ cần được giải quyết một cách đồng bộ, trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu sư phạm, y – sinh, tâm lý, xã hội học.

          - Phương pháp nghiên cứu sư phạm: Cho phép đánh giá mức độ phát triển của các tố chất thể lực, các khả năng phối hợp và trình độ điêu luyện về kỹ thuật Bóng đá của VĐV trẻ.

          - Trên cơ sở áp dụng các phương pháp y – sinh : Để xác định những đặc điểm hình thái chức năng, mức độ phát triển thể chất, tình trạng của hệ thống cơ quan nội tạng của cơ thể VĐV và tình trạng sức khoẻ của VĐV.

          - Bằng các phương pháp nghiên cứu tâm lý: có thể xác định các đặc điểm tâm lý của VĐV có ảnh hưởng đến việc giải quyết các nhiệm vụ cá nhân và tập thể trong quá trình huấn luyện, cũng như đánh giá sự tương hợp về tâm lý các VĐV khi giải quyết các nhiệm vụ tập luyện.

          - Các phương pháp nghiên cứu xã hội học: cho phép thu nhận những số liệu về sự hứng thú Bóng đá của trẻ em, khám phá mối quan hệ nhân quả của việc hình thành động cơ tập luyện Bóng đá lâu dài để đạt thành tích cao.

          Các thử nghiệm tuyển chọn cần được tiến hành và với tính toán như thế nào đó để xác định được những gì có thể làm được sau này, có nghĩa là làm rõ những khả năng của các em đối với việc giải quyết các nhiệm vụ của Bóng đá, khả năng sáng tạo trong học tập và tập luyện, biết cách làm chủ kỹ thuật của mình.

          Các thử nghiệm một lần trong đa số trường hợp, chỉ nói lên trạng thái sẵn sàng của người được thử nghiệm, mà rất ít ỏi được tiềm năng của họ trong tương lai. Chính vì vậy việc thường xuyên kiểm tra đánh giá bài thử đó trong quá trình đào tạo VĐV mới cho chúng ta nhìn rõ được khả năng của VĐV Bóng đá trẻ.

          Trong quá trình huấn luyện nhiều năm ở môn Bóng đá, việc tuyển chọn VĐV luôn được gắn liền với các giai đoạn huấn luyện. Việc phân chia các giai đoạn huấn luyện Bóng đá được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện ban đầu (1.5 – 2 năm), giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu (2 năm), giai đoạn chuyên môn hoá sâu (2 năm) và giai đoạn hoàn thiện thể thao (thời gian trong giai đoạn này phụ thuộc vào đối tượng huấn luyện cụ thể). Việc phân chia các giai đoạn của quá trình đào tạo VĐV Bóng đá cũng như việc lựa chọn những phương pháp tuyển chọn và dự báo thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện.

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Một số hình thức tuyển chọn VĐV Bóng đá tại các Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ trong nước hiện nay (28/12/18)
 Đặc điểm, xu thế phát triển môn bóng đá hiện đại (28/12/18)
 Những quy luật phát triển thành tích thể thao - cơ sở dự báo triển vọng của VĐV (28/12/18)
 Năng khiếu và tài năng thể thao (28/12/18)
 Hệ thống tuyển chọn VĐV trẻ (28/12/18)
 Kỹ thuật giật bóng thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh trái tay (Đôi công trái tay) trong Bóng bàn (30/11/18)
 Kỹ thuật vụt nhanh thuận tay trong Bóng bàn (30/11/18)
 Dự giờ môn Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non của giảng viên Trịnh Ngọc Trung (27/10/18)
 Dự giờ môn Giải Phẩu của giảng viên Nguyễn Thành Trung (25/09/18)
Hôm nay 1385
Hôm qua 1228
Tuần này 2613
Tháng này 46643
Tất cả 2309400
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường