Tin mới
Đào tạo
Các phương pháp tổ chức giờ học thể dục đối với học sinh Tiểu học và THCS

Việc tổ chức học sinh trong giờ học thể dục thể thao thường áp dụng các phương pháp tập thể, phương pháp phân nhóm, phương pháp cá nhân và phương pháp tập luyện vòng tròn.

Phương pháp tập thể thường được sử dụng ở phần chuẩn bị và phần kết thúc của tiết học. Phương pháp này cũng rất phù hợp ngay cả phần cơ bản (chủ yếu là khi nội dung lên lớp đồng nhất thì tất cả học sinh có thể cùng thực hiện một nhiệm vụ nào đó) . Các nhiệm vụ giống nhau có thể thực hiện dưới dạng:

  1. a) Toàn lớp cùng thực hiện
  2. b) Các nhóm cùng thực hiện
  3. c) Lần lượt thực hiện có nghỉ giữa hoặc liên tục (theo từng em, từng cặp hoặc nhóm), ví dụ: nhảy cầu, nhảy xa, nhảy cao.

Phương pháp tập thể được sử dụng rộng rãi hơn cả ở các lớp cấp tiểu học. Ưu điểm chính của nó là cho phép giáo viên luôn trực tiếp lãnh đạo toàn lớp. Phương pháp này có thể áp dụng khi không có những thiết bị tập luyện phức tạp.

Phương pháp phân nhóm có đặc điểm là chia học sinh thành một số nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự chỉ dẫn của giáo viên hoặc một học sinh (cán sự). Những nhiệm vụ có thể được thực hiện theo các cách sau:

  1. a) Toàn nhóm cùgn thực hiện
  2. b) Lần lượt thực hiện (một hoặc hai học sinh)

Phương pháp này thường được sử dụng khi phần cơ bản của tiết học có một số những bài tập khác loại và phức tạp.

Ưu điểm của phương pháp là nó cho phép giáo viên chú ý có lựa chọn đến học sinh đang thực hiện những động tác phức tạp để có thể bảo hiểm hoặc giúp đỡ. Phương pháp này có thể làm cho học sin hthêm tích cực, hứng thú vì học sinh có thể lựa chọn bài tập và chế độ thực hiện các bài tập đó phù hợp với đặc điểm của mình (do có sự phân nhóm theo giới tính, trình độ chẩun bị thể lực, trạng thái sức khoẻ).

Phương pháp phân nhóm thường được sử dụng từ lớp 4 trở đi. Nếu trong lớp chưa có cán sự thể dục thể thao và học sinh chưa quen tự tập thì không nên phân nhóm.

Phương pháp cá nhân (tổ chức cá biệt) phương pháp này rất có hiệu quả ở những lớp lớn. Đặc điểm của phương pháp là đặt những nhiệm vụ khác nhau cho những học sinh cá biệt, hoặc cho từng học sinh dưới sự theo dõi của giáo viên; khi cần thiết giáo viên có thể tiến hành giúp đỡ những học sinh đó. Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải có tính tổ chức cao, quan tâm đến kết quả tập luyện và có trình độ chuẩn bị khá để thực hiện các bài tập một cách độc lập. Đồng thời phải có thiết bị cơ sở vật chất tốt và đảm bảo an toàn.

Phương pháp tập luyện vòng tròn là một trong những hình thức cơ bản để xây dựng tiết học thể dục thể thao. Thông thường nó được sử dụng cho học sinh có độ tuổi từ các lớp 4-5 trở lên. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở phần cơ bản của giờ học thể dục thể thao. Đặc điểm tiêu biểu của việc tổ chức tập luyện vòng tròn trong giờ học thể dục thể thao ở trường phổ thông là:

- Học sinh được phân chia thành các nhóm có trình độ chuẩn bị thể lực tương đối đồng đều nhau, trong mỗi nhóm có một cán sự hoặc người chịu trách nhiệm tổ chức trật tự.

- Các nhóm được sắp xếp ở một số “trạm” (vị trí thực hiện động tác) với những dụng cụ tập luyện đã được sắp đặt theo dạng vòng tròn, hoặc theo các hình dạng khác nhau (phụ thuộc vào điều kiện cụ thể).

- Dưới sự hướng dẫn tổ chức tập luyện của giáo viên ở tất cả các trạm, các nhóm đồng thời thực hiện động tác của nhóm mình với lượng vận động đã được giáo viên quy định.

- Theo yêu cầu của giáo viên (hoặc theo yêu cầu của bài tập) học sinh chuyển lần lượt từ trạm này sang trạm khác để thực hiện động tác ở các trạm tiếp theo.

Khi sử dụng phương pháp tập luyện vòng tròn, những độg tác tập luyện cần được phân phối cho các trạm sao cho đảm bảo lượng vận động chủ yếu được luân chuyển cho các nhóm cơ chính (chân - tay - lưng-  bụng - tác động tổng hợp).

Căn cứ vào nhiệm vụ và mục đích tập luyện cần phải tính toán lượng vận động ở mỗi trạm sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng: về số lần lặp lại, thời gian thực hiện động tác ở mỗi trạm, thời gian nghỉ giữa các trạm, và nghỉ giữa các vòng....

Tập luyện vòng tròn thường tạo thành một phần tương đối độc lập trong các tiết học ở trường phổ thông. Nó thường chiếm khoảng 20 phút hoặc nhiều hơn trong phần cơ bản của giờ học. Khi sử dụng phương pháp này, trong thời gian đầu phải tiến hành tổ chức kiểm tra học sinh để xác định lượng vận động phù hợp, đồng thời phải dạy học sinh cách tự kiểm tra trạng thái cơ thể (chủ yếu thông qua tần số mạch đập khi thực hiện bài tập).

Điều chỉnh lượng vận động trong tiết học thể dục thể thao là vấn đề quan tọng, nó đảm bảo cho hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong trường phổ thông. Thông thường việc điều chỉnh lượng vận động được xác định thông qua mật độ chung và mật độ vận động trong tiết học. Cụ thể hơn nữa là lượng vận động của những động tác riêng lẻ được điều chỉnh bằng cách thay đổi số lần lặp lại, tư thế ban đầu, biên độ, tốc độ, nhịp điệu bằng thời gian cần thiết để thực hiện các động tác đó, bằng việc sử dụng những dụng cụ tập luyện và các vật thể khác nhau về trọng lượng và hình thức và bằng những động tác động tâm lý của bài tập đến học sinh v.v... Căn cứ vào những nguyên tắc điều chỉnh lượng vận động trong các tiết học để đảm bảo cho các chức phận cơ thể dần dần hoạt động tích cực (phần chuẩn bị) đạt tới trạng thái hoạt động tốt nhất và có hiệu quả khi giải quyết những nhiệm vụ chính ở phần cơ bản. Sau đó, dần dần làm cơ thể trở lại hoạt động bình thường, tạo những tiền đề thuận lợi để chuyển sang hoạt động tiếp theo (ở phần kết thúc).

Nguồn tin: Khoa TDTT,   Tác giả: Admin
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Cấu trúc giờ học thể dục thể thao đối với học sinh Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Giờ học thể dục là hình thức tổ chức cơ bản của phương pháp giáo dục thể chất ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh Trung học cơ sở (15/02/19)
 Đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác đối với học sinh tiểu học (15/02/19)
 Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường Tiểu học và THCS (15/02/19)
 Mối quan hệ giữa Thể dục thể thao và giáo dục thể chất (15/02/19)
 Giáo dục thể chất (15/02/19)
 Sự phát triển thể chất con người là quá trình tự nhiên - xã hội (15/02/19)
 Thể dục thể thao theo quan điểm hiện đại về văn hoá (15/02/19)
 Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 nội dung về Giáo dục thể chất và phát triển thể dục, thể thao trong nhà trường (15/02/19)
Hôm nay 7734
Hôm qua 1148
Tuần này 18497
Tháng này 54733
Tất cả 2257403
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường