Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Sinh viên
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA LÀO

Nội san số 5 - Khoa Luật & QLNN

Đất nước Lào được nhắc đến cái tên triệu voi hay còn gọi là xứ sở champa, người anh em thân thiết của VIỆT NAM, nói về truyền thống văn hóa và con người thì Việt và Lào có khá nhiều nét tương đồng. Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Khi đi du lịch tại Lào, du khách không thể bỏ qua các ngôi đền, chùa tháp, những hang động kì bí và những thác nước hùng vĩ, còn có những dãy núi cao thấp thoáng sương mù và những cánh rừng rộng lớn phong phú với hàng ngàn loại thực vật khác nhau.

Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Cho đến ngày nay, những phong tục tập quán ấy trở dần thành lệ làng, được người dân trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt, hình thức phạt do các già bản và tập thể bản mường quyết định.

Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc. Tuy sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc.

  1. Văn hóa ăn uống

Người Lào ăn gạo là chính, các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc...Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá và mắm cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắn Mouk gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành...

Ẩm thực Lào có những món được xem là đặc sản như: món Tăm Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đữa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tăm Maak Hung còn có các món thót mú đẹt điêu, tôm dâm cung, cá nướng... Mối món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị. Món Lạp ăn kèm với rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa, xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da khi nướng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh). Từ chế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, nhồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon.

  1. Văn hóa lễ hội

Lào là xứ sở của lễ hội nên tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lễ hội lớn gồm tết dương lịch, tết nguyên đán, tết lào (BunPiMay và tháng 4) và tết H'mong (tháng 12) ngoài ra còn các lễ hội nổi tiếng khác như: Bunphavet (phật hóa thân) vào tháng 1; Bunvisakhapuya (phật đản) vào tháng 4; Bunbangphay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bunkhaophansa (mùa chay) vào tháng 7; Bunkhaopadapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bunxuonghua (đua thuyền) vào tháng 10. Sau đây là một số lễ hội chính tại đất nước lào. Lễ hội ở Lào hay còn gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Lào cí tết cổ truyền Bun Pi May (có nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là tết té nước diễn ra từ ngày 14-16 tháng 4 hàng năm. Người Lào gọi tết vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán của người Lào. Ngày tết từ sáng sớm dân làng diện những bộ đồ đẹp nhất, nhất là trạng trai, cô gái với đủ áo váy màu sắc sặc sỡ tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm phật. Xong lễ tắm phật mọi nhà làm lễ buộc chỉ cổ tay cho những người thân trong nhà tục lễ này gọi là (phục khén) hay còn gọi là (xù khoắn). Nhân dịp đầu năm con cháu chúc ông bà, lễ mừng năm mới còn gọi là té nước (gọi là bun hốt nặm). Người dân té nước để cầu may, cầu bình yên cho cả năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa mạng tươi tốt.

  1. Văn hóa ca nhạc

Nhân dân các dân tộc ở Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần...người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông. Múa Lào cũng phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong ngững ngày lễ hội lớn, nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm vông). Những đêm hội, tất cả mọi người không kể già, trẻ, trai, gái đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.

  1. Văn hóa trang phục

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân Lào đã có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay...Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “pha xà rộng” màu kẻ ô vuông. Những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phụ dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Xưa kia cũng như ngày nay, phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc dài. Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽ bó lấy thân bị coi là không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ Lào. Đi dự lễ hội phụ nữ Lào ăn mặc theo truyền thống dân tộc, đó là váy toàn tơ, chân váy có những đường hoa văn mang màu sắc dân tộc, chiếc áo tay ngắn được may cầu kỳ hơn, có những đường viền hoặc thêu hình hoa lá, chim muông. Có cô gái mặc áo đính bằng khuy đồng hay khuy bạc, quàng chéo trước ngực chiếc khăn (phạ biềng). Bó sát lưng làm nổi thân hình thon thả của các cô gái là chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bạc gọi là  “khểm khắt”.

Trên đây là đôi nét giới thiệu về văn hóa Lào để mọi người có thể hiểu thêm được về nền văn hóa đẹp đẽ và phong phú của đất nước Lào. Người dân Lào rất hiếu khách và vui vẻ, hy vọng mọi người ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác đến với Lào nhiều hơn để cùng giao lưu văn hóa. Mong rằng Việt Nam và Lào sẽ luôn là những đất nước anh em đoàn kết, yêu thương nhau và cùng nhau phát triển./.

 

Tác giả: Văn Đa Lương Inh Chăn - Sinh viên lớp ĐHCQ QLNN K2
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 QUY TRÌNH KẾT NẠP ĐẢNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN (20/03/20)
 TỪ ĐIỂN CHUYÊN NGÀNH VIỆT – LÀO Chủ đề: Quyền con người – Quyền công dân (16/02/20)
 KÝ HIỆU TRÊN THẺ BHYT GIÚP NHẬN BIẾT MỨC HƯỞNG (14/12/19)
 MÔ HÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN -TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN (07/11/19)
 KINH NGHIỆM TÌM KIẾM CÔNG VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN TRONG THÀNH PHỐ THANH HÓA (07/11/19)
 Kế hoạch tổ chức giao lưu sinh viên 2019 (24/10/19)
 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (11/07/19)
 ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XUNG KÍCH VÀ HỘI NHẬP (11/07/19)
 DANH SÁCH SINH VIÊN ĐẠT HỌC BỔNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019 CỦA KHOA LUẬT&QLNN. (26/04/19)
 Phần thuyết trình món Xôi Mít của lớp QLNNK3 trong Hội thi nấu ăn chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2019 (19/04/19)
    Hôm nay 33016
    Hôm qua 16498
    Tuần này 128952
    Tháng này 412703
    Tất cả 6763023
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường