Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
QUY ĐỊNH MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Nội san số 05 - Khoa Luật&QLNN

 

1. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong Bộ luật Hình sự năm 2015[2]

1.1. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm các tình tiết định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội này, đó là: “Dùng vũ khí, vật liệu nổ; dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; trong thời gian đang bị giữ, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chínhđưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã: (i) Bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất của tội này, đó là: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm” (khoản 2 Điều 134); (ii) Bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai của tội này, đó là: “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này” (khoản 3 Điều 134).

Ba là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung tình tiết “Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” vào điểm b khoản 4 Điều 134 là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, vì thực tế hiện nay có một số vụ gây thương tích vào mặt để lại di chứng, hậu quả rất nặng nề về tâm lý và thể chất của người bị hại. Vì vậy, điểm b khoản 4 Điều 134 ngoài việc quy định về tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì còn phải có yếu tố “làm biến dạng vùng mặt” để xử lý nghiêm khắc hơn, tăng cường tính răn đe đối với các trường hợp cố ý gây thương tích ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng khác trên vùng mặt của người khác trong gia đình.

1.2. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung vào Điều 138 hai cấu thành tội phạm tăng nặng của tội này tại khoản 2 (với mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm) và khoản 3 (với mức phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm), cụ thể là:2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”.

Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa tình tiết định tội “vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên” trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội này (khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự năm 1999) (vì tình tiết này có thể bao gồm cả trường hợp “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”) thành “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” (khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015) (tình tiết này không bao gồm trường hợp “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”vì trường hợp “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” sẽ bị xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015, với hình phạt cao hơn là “tù từ 03 tháng đến 02 năm[3]).

1.3. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã: (i) Bỏ hình phạt cảnh cáo, tăng mức cao nhất của hình phạt cải tạo không giam giữ từ “một năm” lên thành “03 năm”; bổ sung hành vi phạm tội “hoặc làm nhụcngười lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này”vào cấu thành tội phạm cơ bản của tội này. (ii) Bổ sung vào khoản 2 Điều 140 tình tiết tăng nặng định khung “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên”.

Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 tuy bỏ tình tiết tăng nặng định khung “phạm tội đối với người tàn tật” nhưng lại bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “phạm tội với người ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ” vào điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015.

  1. 2. Quy định mới nhằm xử lý nghiêm người phạm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 2015

2.1. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tộihiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Một là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung 02 tình tiết tăng nặng định khung “Gây thương tích, gây tổn hại cho sứckhỏe hoặc gây ri loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” (khoản 2 Điều 142) và “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” (khoản 3 Điều 142). Đối với hai tình tiết tăng nặng định khung này đòi hỏi hậu quả bắt buộc là làm cho nạn nhân bị tâm thần hoặc có những biểu hiện hành vi không ổn định, diễn biến tâm lý bất thường với tỷ lệ nhất định từ 31% trở lên và việc xác định tỷ lệ % phải do cơ quan giám định pháp y kết luận.

Hai là, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” vào khoản 3 Điều 142, với khung hình phạt “tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

2.2. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Đối với tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các tình tiết tăng nặng định khung có tính định tính là “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quảrất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 1999 thành các tình tiết tăng nặng định khung có tính định lượng là “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tn thương thể từ 31% đến 60%” (khoản 2 Điều 146), “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” và “làm nạn nhân tự sát” (khoản 3 Điều 146).

Chúng tôi đồng tình với điểm mới này và cho rằng,Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm bấy nhiêu vì 04 lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nếu Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì bản thân mọi cá nhân càng có điều kiện để nhận thức rõ hành vi nào bị coi là tội phạm. Vì vậy, họ sẽ tránh không đi vào con đường phạm tội và điều này có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự giống như “đèn đỏ giao thông “, nếu càng cụ thể, rõ ràng, càng công khai, minh bạch thì người tham gia giao thông càng dễ nhận biết để dừng lại kịp thời, không vi phạm pháp luật và không gây hậu quả xấu cho xã hội.

Thứ hai, nếu Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì mọi cá nhân càng có điều kiện để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn người thân của mình và những cá nhân khác trong xã hội; ngăn chặn những thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan mình tránh đi vào con đường phạm tội.

Thứ ba, nếu Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì càng chống oan, sai tốt bấy nhiêu và nhờ vậy, càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ tư, chúng tôi đồng tình với điểm mới này còn vì yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt là yêu cầu thể chế hóa Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng “[4].

Chính vì 04 lý do cơ bản như đã nêu trên, chúng tôi khẳng định rằng, Bộ luật Hình sự càng cụ thể bao nhiêu thì càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm bấy nhiêu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trong giai đoạn này, chúng ta phải chấp nhận một số quy định còn chưa cụ thể. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu để quy định tội phạm và hình phạt trong cả các văn bản pháp luật chuyên ngành, bởi lẽ việc quy định tội phạm và hình phạt trong các văn bản pháp luật chuyên ngành không những giúp phát huy những ưu điểm của việc quy định cụ thể về tội phạm và hình phạt mà còn tạo sự ổn định của Bộ luật Hình sự và khi đó, Bộ luật Hình sự tuy vẫn được coi là nguồn cơ bản quy định tội phạm và hình phạt nhưng chỉ quy định những vấn đề chung, có tính nguyên tắc và các tội phạm mang tính “truyền thống “, hành vi khách quan đơn giản,có tính ổn định và độc lập cao. Quan niệm về nguồn quy định tội phạm và hình phạt (theo nghĩa hẹp) chỉ là Bộ luật Hình sự là quan niệm không còn phù hợp với xu thế hiện nay bởi lẽ, tuy Bộ luật Hình sự là sản phẩm cần thiết của việc pháp điển hoá, là nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển trong công tác xây dựng pháp luật để tạo ra “... một văn bản (quy phạm) pháp luật mới hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về phạm vi điều chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp hoặc đồng thời đạt được tất cả các yêu cầu đó”, nhưng không phải để “bó gọn” ngành luật này trong một văn bản quy phạm pháp luật[5]. Mặt khác, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa[6], mục đích của việc xây dựng Bộ luật Hình sự không phải để thay thế và loại trừ tất cả các luật và nếu mục đích đó có được đặt ra thì Bộ luật Hình sự cũng không thể thực hiện được. Điều này đã lý giải tại sao hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã khẳng định không coi Bộ luật Hình sự là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất. Khi pháp điển hoá để có sản phẩm là Bộ luật Hình sự thì yêu cầu được đặt ra là phải đảm bảo cho Bộ luật có tính ổn định tương đối. Trong khi đó vẫn phải đảm bảo tính phù hợp, tính toàn diện, đáp ứng yêu cầu chống và phòng ngừa tội phạm trước sự vận động của tội phạm song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tính phù hợp và tính toàn diện này sẽ khó được đảm bảo nếu vẫn quan niệm nguồn quy định tội phạm và hình phạt chỉ là Bộ luật Hình sự vì không thể liên tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự[7]. Để đảm bảo tính ổn định của Bộ luật Hình sự và tính phù hợp, tính toàn diện của ngành luật hình sự chúng ta phải thừa nhận quan niệm: Nguồn quy định tội phạm và hình phạt có hạt nhân là Bộ luật Hình sự và xung quanh hạt nhân này là hệ thống các luật thuộc tất cả các lĩnh vực mà ở đó có thể phát sinh các hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm. Quan niệm này không những không trái với quan điểm pháp điển hoá mà còn hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc “không có luật thì không có tội”.

2.3. Quy định mớinhằm xử lý nghiêm người phạm tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Đối với tội làm nhục người khác, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử đểphạm tội” vào khoản 2 Điều 155. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thời gian qua đã thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, không ít người đã sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tộinói chung và phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người nói chung, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Với đặc điểm riêng của những phương tiện này khiến các thông tin được phát tán nhanh chóng, trên phạm vi rộng gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Chính vì vậy, việc Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung tình tiết tăng nặng định khung này không những nhằm xử lý nghiêm người phạm tội mà còn bảo vệ có hiệu quả hơn nhân phẩm, danh dự của con người nói chung và thành viên gia đình nói riêng.

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Ngọc Hòa (2009), Hoàn thiện các quy định về tội phạm thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, (Sách chuyên khảo), Chủ biên: GS.TS. Lê Minh Tâm, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

  1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  2. Quốc hội (2015), Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
  3. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.
  4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo số 870/BC-UBTVQH13 ngày 20/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
  5. Uỷ ban về các vấn đề xã hội (2007), Tờ trình dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 11 tháng 9 năm 2007..

 

[2] Văn phòng Quốc hội (2017), Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2017 của Văn phòng Quốc hội về Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[3] Theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự năm 1999, vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật61% trở lên cũng chỉ bị xử phạt như trường hợp “vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên” và đều chỉ là “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Quy định này vừa không bảo đảm công bằng, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vừa không phân hóa rõ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

[4] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

[5] Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang 419.

[6] Nguyễn Ngọc Hòa (2009), Hoàn thiện các quy định về tội phạm thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, (Sách chuyên khảo), Chủ biên: GS.TS. Lê Minh Tâm, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, trang 245-268.

[7] Thực tế cho thấy, Bộ luật Hình sự năm 1999 phải sau 10 năm (2009) mới có sửa đổi, bổ sung lần đầu và trong lần sửa đổi, bổ sung này cũng chưa giải quyết được hết các yêu cầu của thực tế.

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang - Phó Trưởng bộ môn Luật & QLNN
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 GIẢNG VIÊN TRẺ KHOA LUẬT &QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (10/01/20)
 Nghiệm thu Đề tài cơ sở năm 2019: chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Lan Anh (18/12/19)
 DANH SÁCH 28 DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN LĨNH VỰC BẢO HIỂM (14/12/19)
 Điểm mới của Luật sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức (14/12/19)
 Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 (14/12/19)
 Cập nhật toàn bộ 11 Luật mới vừa được Quốc hội thông qua (14/12/19)
 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH (12/12/19)
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN LÀO TẠI KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (07/11/19)
 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (07/11/19)
 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN  “KỸ NĂNG MỀM” ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH LUẬT (07/11/19)
    Hôm nay 7066
    Hôm qua 16498
    Tuần này 103002
    Tháng này 386753
    Tất cả 6737073
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường