Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Sinh viên
KINH NGHIỆM TÌM KIẾM CÔNG VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN TRONG THÀNH PHỐ THANH HÓA

Nội san số 4 - Khoa Luật&QLNN

 

      Đã là sinh viên thì ai cũng phải trải qua ít nhất vài lần tìm công việc làm thêm trong đời, nhất là những việc làm online và part-time. Hiện nay, sinh viên đi làm thêm một phần vì có nhiều thời gian rảnh rỗi sau giờ học trên trường (nhất là với phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ của hầu hết các trường hiện nay), phần khác vì muốn kiếm thêm chút thu nhập trang trải tiền nhà, tiền ăn, hay tiền tiêu vặt đỡ đần bố mẹ, hoặc cũng là muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp.

 

         Không ai phủ nhận những lợi ích mà các công việc làm thêm có thể đem lại cho sinh viên. Làm thêm đem lại cho sinh viên một khoản chi phí không lớn nhưng đủ để trang trải những sinh hoạt lặt vặt, bên cạnh đó khi đi làm thêm sinh viên sẽ được mở mang kiến thức, biết cách ăn nói, ứng xử phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn như: Làm gia sư, phục vụ bàn, thu ngân cho các quán ăn, đồ uống hay nhân viên bán hàng cho cửa hàng thời trang,…        

        Thông qua các công việc làm thêm đó, các bạn sinh viên có thể tạo được cho mình sự tự tin trong giao tiếp với người khác và ở nhiều độ tuổi khác nhau, ở những ngành nghề, có tính cách khác nhau,… đồng thời, vô hình chung điều đó tạo nên một môi trường lành mạnh, năng nổ để các bạn sinh viên trau dồi kỹ năng mềm của mình như truyền đạt thông tin đến đối phương (thông qua hoạt động tư vấn hàng hóa, chăm sóc khách hàng,…); khả năng tiếp nhận, lưu giữ, chọn lọc thông tin cần thiết (thông qua hoạt động trao đổi thông tin với người đối diện,…; trau dồi về ngôn ngữ hình thể,… và rất nhiều những kỹ năng mềm khác được bổ sung và hoàn thiện thông qua các công việc làm thêm thực tế.

          Bản thân tôi đi làm thêm vào hè năm nhất đại học, khi đó tôi đã đi làm ở Sầm Sơn - một vùng đất du lịch nhộn nhịp. Có một người bạn của tôi làm ở đó và đã giới thiệu cho tôi xuống đấy làm. Nơi tôi làm là một khách sạn phục vụ cả ăn uống, ngủ nghỉ thế nên công việc cũng hơi vất. Thật ra lúc đầu tôi hơi bỡ ngỡ, không ngờ một ngày lại phải làm nhiều công việc đến như vậy. Chúng tôi thức dậy lúc 6h sáng, bắt đầu ngày mới với một đống bát đĩa cho khách ăn sáng. Sau đó thì dọn dẹp, chuẩn bị đồ cho bữa trưa. Có những hôm khách ra vào tấp nập, người trả phòng người dọn phòng, chúng tôi quay như chóng, lúc dọn bàn ăn, lúc dọn phòng. Xong bữa trưa thì đi giặt khăn, chăn, vỏ gối ... Công việc nơi tôi làm khá vất nhưng số tiền mang về cũng không ít. Coi như bù lại những ngày tháng đầu tắt mặt tối.

         Đến năm thứ ba đại học một phần vì gia đình tôi có chuyện nên kinh tế eo hẹp, một phần là trước giờ suy nghĩ của tôi không muốn quá phụ thuộc vào bố mẹ, tôi muốn bố mẹ đỡ vất vả nên quyết định kiếm việc làm thêm. Vì lịch học của tôi không cố định nên tôi chọn làm part-time vào buổi tối. Nơi tôi làm là một cửa hàng thời trang nữ khá là đông khách. Công việc ngày đầu của tôi là treo quần áo lên móc một cách gọn gàng và lâu sau tôi được vào thu ngân. Công việc này khá nhẹ nhàng nhưng yêu cầu tính cẩn thận cao. Vì công việc nhẹ nhàng nên lương của tôi cũng chỉ đủ tiêu, nhưng đã đỡ cho bố mẹ rất nhiều.

          Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Và bên cạnh những lợi ích mà làm thêm mang lại thì công việc làm thêm cho sinh viên cũng chứa đựng những mặt trái đôi khi có thể dễ thấy, những cũng có nhiều điều tiềm ẩn mà những người thường, đặc biệt là sinh viên như tôi và các bạn – chúng ta là những người còn trẻ trước những cái gọi là “xấu xa” của xã hội vì chúng ta chưa được va chạm thực tế cuộc sống cơm – áo – gạo – tiền nhiều để có những kinh nghiệm phòng tránh nó, và tím cách khắc phục được. Ví dụ như dễ bị kẻ xấu lừa đảo làm ảnh hưởng đến học tập cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ; bị lạm dụng sức lao động; bị trả tiền công không đúng với sức lao động,…

          Hiện nay, có rất nhiều các trang mạng đăng bài tuyển nhân viên và người trung gian sẽ đưa ra một khoản phí để người cần tìm việc làm nộp vào là sẽ có việc làm kiểu việc nhẹ lương cao. Những trường hợp như thế thì phần trăm mất tiền mà không tìm được việc rất cao. Hoặc cũng có thể tìm được một công việc nhưng người làm bị bóc lột sức lao động và số tiền được nhận không xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Những trường hợp này thường đánh vào sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, tin người cao của một lực lượng sinh viên không hề nhỏ. Và hậu quả xảy ra, nhiều trường đáng tiếc đã có trên thực tế như các bạn bị mất tiền môi giới khá cao mà không có được công việc như mong muốn,…

          Theo tôi, khi đi xin việc các bạn nên trực tiếp đi tìm kiếm nơi tuyển nhân viên, trên thành phố mình không khó để tìm nơi làm thêm. Các bạn nên nói chuyện trược tiếp với người chủ về nơi làm việc, công việc tuyển nhân viên, cách thức quản lý và trả công, thưởng của nơi đó, trao đổi về thời gian (ca) làm việc, thỏa thuận hết những vấn đề đó, các bạn hãy cân nhắc nên xin làm công việc đó hay không.

          Mặt khác, khi đi làm thêm, nhất là những bạn làm các công việc vào buổi tối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập. Nếu ai không sắp xếp được việc học và đi làm thêm thì sẽ tụt dốc rất nhanh trong học tập. Bên cạnh đó, đi làm thêm cũng ảnh hưởng không ít tới sức khoẻ. Vì khi đi làm thêm ăn ngủ sẽ không đúng giờ giấc, không đủ dinh dưỡng như bình thường nên cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi. Ảnh hưởng đến cả cuộc sống tinh thần của mỗi người. Đặc biệt, một số bạn đi làm thêm và kiếm được thu nhập nên sa rời trường lớp, xao nhãng học tập, rồi dẫn đến nghỉ học, bỏ học. Theo tôi, các bạn sinh viên không nên như vậy, vì bản thân chúng ta cần xác định được mục tiêu chính của sinh viên là hoàn thành kết quả học tập tại trường với kếp quả tốt, lấy được bằng ra trường để có được một công việc ổn định, có thu nhập đủ chu cấp cho cuộc sống tương lai; còn mục đích của việc đi làm thêm là để kiếm “thêm” thu nhập chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, tránh thời gian rảnh rỗi nhiều của sinh viên chứ công việc làm thêm không thể là công việc ổn định nuôi sống bản thân chúng ta được. Vì vậy, tôi cũng đang cố gắng và mong rằng các bạn sinh viên đang có ý định hoặc đang làm thêm cần xác định rõ được điều đó, để tránh việc ảnh hưởng đến việc học tajao, sức khỏe của bản thân, và ảnh hưởng đến bố mẹ và gia đình mình.

         Nếu các bạn vẫn có nhu cầu làm thêm thì hãy cố gắng sắp xếp thời gian một cách phù hợp để công việc được thuận lợi. Còn theo tôi, nên một lần đi làm thêm để mở mang kiến thức, bổ sung kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm sống. Khi kiếm được đồng tiền do mình làm ra bạn sẽ hiểu để nuôi được bạn khôn lớn như ngày hôm nay bố mẹ đã vất vả như thế nào, bạn sẽ tạo cho mình cách chi tiêu hợp lý và có kế hoạch hơn. 

          Trên đây là một số ít kinh nghiệm và những điều tôi đã trải qua, chứng kiến và thu nhận được. Tôi mong rằng những kinh nghiệm trên của bản thân có thể giúp định hướng và cung cấp thêm những điều mà bạn cần khi có mong muốn tìm một công việc làm thêm. À, còn nữa, hiện nay trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa có rất nhiều quán cà phê, trà sữa, shop quần áo,… tuyển sinh viên làm thêm theo ca đấy, các bạn có thể tìm và chọn ra nơi làm việc phù hợp với mình nhé.

            Cảm ơn các bạn đã đọc đôi điều về kinh nghiệm làm thêm của mình! Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Lê Thu Hương - Sinh viên lớp ĐHCQ QLNN K2.
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Kế hoạch tổ chức giao lưu sinh viên 2019 (24/10/19)
 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (11/07/19)
 ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XUNG KÍCH VÀ HỘI NHẬP (11/07/19)
 DANH SÁCH SINH VIÊN ĐẠT HỌC BỔNG HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2018-2019 CỦA KHOA LUẬT&QLNN. (26/04/19)
 Phần thuyết trình món Xôi Mít của lớp QLNNK3 trong Hội thi nấu ăn chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2019 (19/04/19)
 Phần thuyết trình món "Lạp Bò và Xôi" trong Hội thi nấu ăn chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay Lào 2019  (19/04/19)
 Tiết mục "Cơm nếp tiếng khen" của lớp QLNNK3 tại Lễ hội chào mừng Tết Bunpimay Lào 2019 (19/04/19)
 Khoa Luật & QLNN tham gia Hội thi nấu ăn Chào mừng Tết Bunpimay Lào năm 2019 (17/04/19)
 Một số hình ảnh giao lưu của sinh viên Khoa Luật & QLNN tại Team Building 26.03.2019 (17/04/19)
 Clip Tiết mục múa của sinh viên Khoa Luật & QLNN tại Lễ hội Quan Sơn - Viêng Xay (16/04/19)
    Hôm nay 8803
    Hôm qua 20103
    Tuần này 88241
    Tháng này 371992
    Tất cả 6722312
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường