Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
Một số phương pháp học tập của sinh viên

Nội san số 01 - Khoa Luật&QLNN

  1. Phương pháp ghi bài giảng

Ghi chép bài giảng là giúp lưu lại những ý trong bài giảng của giáo viên trên giảng đường để làm cơ sở học, làm bài và ôn tập khi ở nhà.

Thứ nhất, ghi chép bài một cách hiệu quả sẽ giúp sinh viên thêm tài liệu để tham khảo khi tự học và nắm được ý chính của tiết học. Đây là một kỹ năng rất quan trọng.

Thứ hai, chúng ta cần luyện tập thường xuyên để bắt kịp bài giảng, biết chọn lọc, không phải mọi câu từ của giáo viên sẽ ghi lại tất cả mà chọn lọc những ý quan trọng để ghi lại, bởi lẽ chúng ta sẽ không đủ thời gian để chép kịp bài giảng của giáo viên. Tùy thuộc vào thời gian ghi chép, tốc độ ghi chép mà bạn có thể lựa chọn nhiều ý để ghi lại. Khi lựa chọn cần chọn những ý chính trong bài như khái niệm, giải thích, nhận xét, kết luận…

Thứ ba, chúng ta cần nhanh nhẹn đánh giá đâu là điểm quan trọng cần ghi chép. Có thể dựa vào ngôn ngữ bài giảng của giáo viên để nhận diện các ý chính. Chúng ta cần nhanh chóng định vị ý chính, tránh trường hợp lúng túng mất nhiều thời gian. Nếu có thời gian hãy chuẩn bị trước bài khi lên lớp để nắm được sơ qua về bài học. Khi lên lớp chúng ta nhanh chóng hiểu bài hơn trong việc học và ghi chép.

Vì thế, chúng ta cần sự cần cù, kỹ năng và cách học liền mạch. Khi đọc bài trước ở nhà, lên lớp sẽ nhanh hiểu bài và cứ thế tạo thành một nếp học tập vững vàng và đạt hiệu quả cao.

  1. Phương pháp ghi nhớ:

Cần phải đọc nhanh, phải biết chọn lọc những ý quan trọng để nhớ và phải đọc từ đầu đến đến cuối, không được bỏ sót đoạn nào, đọc một cách hiệu quả sẽ dễ ghi nhớ.

  1. Phương pháp tự học

Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trao đổi các kiến thức thì sự thông minh cũng giống như trang trí. Thông minh đâu phải là yếu tố chính cần cho việc đi học trên lớp và tự học.

Chúng ta cần phải lên kế hoạch học tập cho bản thân, xác định khối kiến thức mà bạn cần biết và trao đổi. Phân bổ thời gian cho từng kiến thức, từng bài học. Chúng ta không muốn lãng phí thời gian cho một lượng kiến thức hỗn độn trong đầu.

Có kế hoạch đi kèm với có mục tiêu, đây chính là động lực học tập của bạn. Chúng ta biết cần học những cái gì? Những kiến thức bạn học phục vụ cái gì? Khi đó chúng ta sẽ chủ động  học và tự học nhằm phục vụ mục tiêu của mình. Chúng ta không chỉ tiếp thu kiến thức từ giáo viên cung cấp, từ sách vở…mà cần tìm hiểu thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng ta nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó, nếu chưa hiểu rõ hoặc cảm thấy hứng thú thì nên tự tìm kiếm tài liệu nghiên cứu thêm.

Đồng thời, chúng ta cần tạo thói quen học tập riêng để có cách ghi nhớ hiệu quả nhất. Mỗi người sẽ có một cách ghi nhớ khác nhau. Việc học sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh, từng trường hợp cho phù hợp. Cần ôn lại những kiến thức đã ghi nhớ, nếu không sẽ dần bị lãng quên, không nên chủ quan nghĩ rằng chúng ta vẫn nhớ những gì đã học.

Tự học là cách duy nhất để giúp chúng ta trau dồi kiến thức cho bản thân. Dù ngồi trên ghế nhà trường hay đi làm, chúng ta đừng quên việc tự học nhé. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng tự học, mọi lúc mọi nơi để có kiến thức phục vụ cho cuộc sống và cho công việc của chính mình để trở thành người có ích cho xã hội.

  1. Phương pháp tra cứu tài liệu:

Tra cứu tài liệu có thể tra cứu trong thư viện, hoặc trên internet nhưng phải chọn tài liệu phù hợp với tài liệu của giáo viên đã cung cấp.

  1. Kinh nghiệm thực tập, thực tế

- Khi sinh viên bước vào công việc thực tập, thực tế khác nhiều so với trên giảng đường học, cho dù sinh viên học ở ngành nào đều phải trải qua quá trình thực tập trước khi tốt nghiệp. Đó không chỉ là tốt nghiệp mà là sự đánh giá về năng lực cũng như bước đầu làm quen với môi trường làm việc. Đó là cách để sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm sau này.

- Khi sinh viên đi thực tập, nhà quản lý sẽ nhìn về thái độ làm việc của sinh viên, họ sẽ đánh giá một cách chi tiết. Nếu có thái độ tốt và cách làm việc nghiêm túc, sau này cơ hội làm việc rất cao.- Luôn tích cực và ham học hỏi, sẵn sàng thực hiện nhiều công việc khác nhau để được cọ sát và trau dồi khả năng giải quyết công việc.

Tác giả: Sinh viên Nguyễn Trung Đức và Thò Bá Pó – Lớp Lớp Luật K1
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KINH NGHIỆM HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CỦA BẢN THÂN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TÍCH TỐT (25/10/18)
 Kinh nghiệm học tập của sinh viên (25/10/18)
 Thông báo về việc hướng dẫn đăng ký đề tài NCKH của HSSV năm học 2018 - 2019. (26/09/18)
 NGƯỜI ĐI BỘ VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO? (16/09/18)
 Nhà đất hiện nay đang “gánh” bao nhiêu loại thuế, phí? (16/09/18)
 Bàn luận về phương pháp học tập (25/08/18)
 Hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên (26/07/18)
 Lối sống giới trẻ hiện nay (29/06/18)
 Sinh viên với vấn đề làm thêm  (29/06/18)
 KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (29/06/18)
    Hôm nay 29553
    Hôm qua 16498
    Tuần này 125489
    Tháng này 409240
    Tất cả 6759560
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường