Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
Lối sống giới trẻ hiện nay

Nguyễn Đức Lĩnh- Lớp Luật K1 Nội san 1- Khoa Luật&QLNN

 


Hiện nay chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều các bài viết, các phóng sự khác nhau đề cập đến các hiện tượng đang xảy ra trong giới trẻ Việt Nam, mọi người gần như quen dần với văn hóa mới du nhập. Sau một thời gian nhất định điểm chung của các hiện tượng là tính sốc bởi đa số đều bị cho là đi ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống có ảnh hưởng xấu đến lối sống, đạo đức của thế hệ trẻ và nguy hiểm là những hiện tượng này mọc lên như nấm và rất nhanh chóng, một vài hiện tượng được xem là “dịch bệnh”. Bài viết được tập trung vào ba hiện tượng trong đời sống văn hóa trẻ là thời trang, âm nhạc và lối sống. Đây là ba đặc điểm chủ yếu đại diện cho đời sống của sinh viên, thanh niên.

Nhạc trẻ nôm na là thể loại âm nhạc đáp ứng được thị hiếu chung của giới trẻ, được ưa chuộng. Do vậy, dòng nhạc này gọi là nhạc thị trường như Hip Hop, Rock…Nội dung theo các nhà phê bình cũng như các tác giả nói chung là chưa lành mạnh bởi yếu tố không thùy mị, chia ly, xa cách thì cũng yêu cuồng, sống vội, yêu vô tư, yêu vô trách nhiệm. Giai điệu thì đều na ná như nhau, việc thành lập các nhóm nhạc nam, nữ càng ngày phổ biến, mối quan hệ giữa ca sĩ và người quản lý thì chưa chuyên nghiệp, không căn cứ theo hợp đồng mà theo tình cảm là chính, còn trang phục thì chưa phù hợp, thậm chí gần đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra quyết định về vấn đề trang phục của ca sĩ.

Bên cạnh nhạc trẻ, vấn đề thời trang của giới trẻ hiện nay cũng thuộc tính cấp tiến hướng về phong cách phương Tây. Với quan niệm ăn mặc càng thoáng thì dễ khẳng định được giá trị tự thân nhưng hay dẫu biết kỳ dị nhưng vẫn dám chơi, dám chấp nhận, bởi như thế mới là sành điệu. Phụ huynh thì cho là thanh niên bắt chước thần tượng của mình hay nghệ sĩ phải chạy theo thời trang để thần tượng của mình hay nghệ sĩ phải chạy theo thời trang nhằm đáp ứng được thị hiếu của thanh niên, thời trang bây giờ thâm nhập vào tất cả các ngõ ngách của cuộc sống từ trong nhà ra đến ngoài phố, vào cả giảng đường đại học, chuyện sinh viên chạy theo thời trang làm nô lệ cho thời trang không còn là chuyện mới mẻ.

Lối sống và quan niệm sống hiện nay không ít các bạn trẻ thường hay cảm thấy buồn, buồn một cách vu vơ tự nhiên, thấy buồn mà không hiểu mình buồn về chuyện gì. Không chỉ các nữ sinh thường hay mơ mộng mà nay các chàng trai lắm khi cũng có những cảm xúc tương tự. Không chỉ những sinh viên nghèo thiệt thòi không được học hành mà ngay cả những người có bằng cấp địa vị xã hội cảm giác này vẫn còn len lỏi đâu đó. Hiện tượng này được đặt cho nhiều tên gọi khác nhau, song có thể hiểu một cách đơn giản đó là cảm giác vô nghĩa với cuộc sống. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực, Việt Nam cũng đang vươn mình để bắt kịp tốc độ phát triển của các quốc gia trên thế giới. Có thể nhìn thấy sự thay đổi nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh tế, văn hóa. Sự bất bình đẳng quan hệ giàu nghèo tác động đến văn hóa giới trẻ, ảnh hưởng đến quan niệm của họ về cuộc sống cũng như ảnh hưởng lên cách sống của họ, góp phần tạo nên cảm giác bất an, buồn vu vơ hay sự vô vị cuộc sống trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Trong giới trẻ, hiện tượng nảy sinh qua âm nhạc, thời trang và lối sống cho thấy một lớp văn hóa mới – văn hóa trẻ đã ra đời, hoàn toàn phù hợp với những biến đổi kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, toàn cầu hóa giúp cho nhạc trẻ rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thanh niên Việt Nam cũng không còn lạc hậu trước những kiểu thời trang mới nhất được tung ra trên thế giới và hàng hiệu cũng đang là “mốt” được giới trẻ hưởng ứng và ưa thích. Đây là những khó khăn mà thế hệ trẻ phải đối mặt trong quá trình xây dựng bản sắc riêng của mình. Quá trình này đòi hỏi thanh niên phải tỉnh táo, độc lập tự chủ được mối quan hệ cũng như tương lai bản thân, thanh niên hiện nay rất năng động và luôn nỗ lực hết sức để khẳng định mình, chúng ta cần khuyến khích điều đó. Cách suy nghĩ khách quan, cởi mở là rất cần thiết trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ chọn lựa cho mình một hướng đi đúng đắn.

Với em, em đang học ngành Luật tại trường Đại học, Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, vào trường là niềm vui, niềm vinh dự của mình. Luật là một ngành khó, nhiều kiến thức cả về đời sống và xã hội, học để biết được cách đối nhân xử thế, là cán cân cho mọi người để họ có cuộc sống tốt hơn, để cho xã hội được công bằng và phát triển lên một tầng cao mới. Bên cạnh đó, được học cách xưng hô, ứng xử tốt với mọi người, ăn mặc phù hợp với cuộc sống xã hội, không nhố nhăng, mất thẩm mỹ con người. Bản thân em luôn tự nhủ sẽ quyết tâm hoàn thành 4 năm học Đại học một cách suôn sẻ, khi ra trường dù có xin được việc hay không xin được em vẫn sẽ cố gắng là một công dân tốt, có ích cho đất nước, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước để nước ta cùng sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

 

 

 

Nguồn tin: NCKH sinh viên,   Tác giả: Khoa Luật&QLNN
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Sinh viên với vấn đề làm thêm  (29/06/18)
 KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (29/06/18)
 Nhận thức của sinh viên ngành Công tác xã hội về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng (18/04/18)
 Phương pháp học theo tín chỉ (18/04/18)
 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên (06/04/18)
 Sinh viên ngành Luật - Cơ hội việc làm (06/04/18)
 Định hướng công việc sau khi ra trường của người học ngành Công tác xã hội theo nhu cầu thực tế xã hội (04/04/18)
 Khoa Luật&QLNN tiếp bước truyền thống - Hướng tới tương lai (03/04/18)
 Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (18/04/17)
 Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay (18/04/17)
    Hôm nay 13135
    Hôm qua 16498
    Tuần này 109071
    Tháng này 392822
    Tất cả 6743142
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường