Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
Sinh viên với vấn đề làm thêm

Mai Thu Trâm - Lớp CTXH K2 Nội san 1- Khoa Luật&QLNN

Làm thêm hay sinh viên thường gọi với cái tên là “ partime – time job ” có lẽ là một chủ đề rất được quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về vấn đề làm thêm của sinh viên, lý do sinh viên đi làm thêm, những mặt tích cực, tiêu cực khi sinh viên đi làm thêm và những công việc sinh viên có thể làm ngoài giờ học.

Đối với cá nhân mỗi sinh viên, lý do sinh viên đi làm thêm có rất nhiều. Thường thì có rất nhiều người nghĩ rằng chỉ có những sinh viên gia đình khó khăn mới đi làm thêm giúp đỡ cho gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ trong việc trang trải học phí, chi phí ăn ở,…Nhưng trên thực tế có những bạn sinh viên gia đình khá giả vẫn tìm kiếm những công việc làm thêm ngoài giờ vì họ xem đó như là cơ hội để cọ xát, môi trường để học hỏi rèn luyện,  những kỹ năng tích lũy, những kinh nghiệm mà trường học khó có thể giúp họ có được .

Tuy nhiên, khi đi đến những những quyết định làm thêm, sinh viên cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng vì “làm thêm ”có thể là một con dao hai lưỡi. Nó là hai mặt của một vấn đề : mặt tích cực và tiêu cực.

Xét về mặt tích cực, Thứ nhất, khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có một khoản thu nhập, sinh viên sẽ được tiêu những đồng tiền do mình bỏ mồ hôi công sức lao động, lúc đó họ sẽ biết quý trọng đồng tiền, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn. Thứ hai, nếu sinh viên đi làm thêm có liên quan đến chuyên ngành mình đang theo học thì đó là một cơ hội để sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tiễn và đúc rút những kinh nghiệm cho mình. Thứ ba, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên có các mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm mà trên giảng đường sinh viên sẽ có ít cơ hội được rèn luyện. Thứ tư, việc sinh viên đi làm thêm sẽ giúp cho cá nhân đó rèn luyện tính tự giác, tự lập, trưởng thành hơn và ít tự lập vào người khác…với những lợi ích đó, sau này khi bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ và cảm thấy tự tin hơn.

Tuy nhiên nó cũng có mặt tiêu cực, đầu tiên phải nói đến đó là việc, có rất nhều sinh viên vì mải mê kiếm tiền mà quên đi mất nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập. Tiếp theo là việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt, sức khỏe của sinh viên, điều này thật sự là không tốt. Ngoài ra những sinh mới bắt đầu làm thêm, còn ít kinh nghiệm có thể bị dụ giỗ, lừa gạt, bị quỵt tiền hoặc có thể là những hậu quả nặng nề hơn.

Sau đây là một số câu hỏi, tự mình trả lời những câu hỏi này có thể giúp sinh viên đưa ra những quyết định đúng đắn về vấn đề có nên đi làm thêm hay không:

  1. Với bạn bây giờ làm thêm quan trọng hơn hay học tập quan trọng hơn.
  2. Mục tiêu của bạn khi quyết định làm thêm là gì ?
  3. Kế hoạch cân bằng thời gian học tập của bạn (cụ thể và chi tiết về thời gian dành cho học tập và làm thêm cùng các hoạt động ngoại khác) ?
  4. Bạn sẽ chọn điều gì nếu bắt buộc lựa chọn một trong hai giữa học tập và làm việc ?

Một số công việc mà bạn sinh viên có thể tham khảo lựa chọn để làm thêm như : gia sư, phục vụ quán: cà phê, quán ăn, nhà hàng. Làm MC, PC,PG cho các hoạt động Promotion của doanh nghiệp, tự kinh doanh có thể là trực tiếp hoặc online…

Việc làm thêm có thể nói là một hơi thở không thể thiếu đời sống sinh viên. Mỗi sinh viên cần biết rõ năng lực của bản thân và đủ “ tỉnh táo ” để có thể tìm kiếm những công việc phù hợp cho mình. Dù có làm bất cứ công việc nào thì cũng hãy nhớ rõ rằng nhiệm vụ chính của sinh viên trước hết là học tập ! Học tập thật tốt cộng thêm vốn kỹ năng nghề nghiệp thì chắc chắn con đường thành công của bạn sẽ không xa.

 

Tác giả: Khoa Luật&QLNN
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (29/06/18)
 Nhận thức của sinh viên ngành Công tác xã hội về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng (18/04/18)
 Phương pháp học theo tín chỉ (18/04/18)
 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên (06/04/18)
 Sinh viên ngành Luật - Cơ hội việc làm (06/04/18)
 Định hướng công việc sau khi ra trường của người học ngành Công tác xã hội theo nhu cầu thực tế xã hội (04/04/18)
 Khoa Luật&QLNN tiếp bước truyền thống - Hướng tới tương lai (03/04/18)
 Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (18/04/17)
 Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay (18/04/17)
    Hôm nay 15664
    Hôm qua 9835
    Tuần này 63733
    Tháng này 251308
    Tất cả 7056888
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường