Chuẩn đầu ra
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH LUẬT

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1335/QĐ-ĐVTDT ngày 02 tháng 11 năm 2021

 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành/Chuyên ngành đào tạo:  Luật/Law

2. Mã chuyên ngành:  7380101

3. Chứng nhận kiểm định:  chưa kiểm định chất lượng

4. Trình độ đào tạo:   Đại học

5. Loại  hình đào tạo: Chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học

6. Điều kiện tuyển sinh:

- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).

Phạm vi tuyển sinh: cả nước

- Hình thức tuyển sinh: Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; Đề án tuyển sinh của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.

Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Điều kiện tốt nghiệp:

Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của CTĐT, đạt chuẩn đầu ra của CTĐT;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định của trường (Tiếng Anh bậc 3 theo Khung 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014; Chứng chỉ tin học theo Thông tư 03/2014).

- Có chứng chỉ GDQPAN và hoàn thành học phần GDTC.

- Có đơn gửi Phòng Quản lý Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp (đối với những sinh viên tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học, hoặc chưa muốn tốt nghiệp vì có nhu cầu học cải thiện để nâng hạng xếp loại tốt nghiệp).

8. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Luật

9. Đơn vị cấp bằng:  Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu tổng quát

       Đào tạo cử nhân ngành Luật có kiến thức và chuyên môn về nhà nước và pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề, của xã hội và hội nhập quốc tế; có khả năng tư duy độc lập, thích nghi với nhu cầu phát triển cá nhân trong tương lai; có phẩm chất đạo đức, sự chịu trách nhiệm, nhận thức chính trị vững vàng, sức khỏe tốt.

2. Mục tiêu cụ thể

- PO1: Áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học chính trị, khoa học xã hội nhân văn, khoa học pháp lý và lập luận ngành để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật.

- PO2: Thể hiện được kỹ năng, phẩm chất cá nhân và định hướng phát triển nghề nghiệp trong hoạt động pháp lý.

- PO3: Hình thành được năng lực xây dựng ý tưởng, thiết kế, triển khai, đánh giá và phát triển chương trình luật đáp ứng nhu cầu xã hội.

- PO4: Hình thành được năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp.

III. NỘI DUNG CHUẨN ĐẦU RA

1. Kiến thức

- PLO1.1. Hiểu được kiến thức về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ làm nền tảng cho việc tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển tri thức của ngành luật.

- PLO1.2. Vận dụng được kiến thức cơ sở ngành về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội.

- PLO1.3. Áp dụng được kiến thức chuyên sâu thuộc các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, quốc tế... trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Kỹ năng

- PLO2.1. Hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, lập luận, phản biện, tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học.

- PLO2.2. Kỹ năng cập nhật kiến thức pháp luật mới, thực tiễn; tra cứu các văn bản pháp luật; lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; tư vấn, soạn thảo các văn bản pháp lý trong công việc của mình; phân tích, bình luận bản án, quyết định của cơ quan tài phán; nghiên cứu, giải quyết vấn đề pháp lý.

- PLO2.3. Vận dụng tốt các kỹ thuật công nghệ, truyền thông và ngoại ngữ nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn và công việc hành chính khác có liên quan.

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

- PLO3.1. Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo từng yêu cầu công việc và nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong công việc.

- PLO3.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác chuyên nghiệp, chủ động, tự tin, mạnh dạn, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc, biết bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe và thực hiện. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học; kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, đúc kết kinh nghiệm để giải quyết vấn đề ngày một hiệu quả cao.

- PLO3.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý, thích nghi với các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người; khả năng đánh giá, cải thiện hiệu quả công việc và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật được giao.

4. Năng lực

- PLO4.1. Năng lực phản biện về các vấn đề pháp lý, nhằm hình thành sự chủ động, tự tin khi đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm cá nhân, đưa ra hướng giải quyết vấn đề khoa học và đúng pháp luật.

- PLO4.2. Năng lực tư duy pháp lý về các vấn đề liên quan đến pháp luật, vận dụng kiến thức ngành để giải quyết vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội.

- PLO4.3. Năng lực nghiên cứu, quan sát sự việc pháp lý để tìm hiểu, thu thập, sắp xếp, lựa chọn và xử lý thông tin đối với các vấn đề pháp lý cụ thể.

- PLO4.4. Năng lực đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với đặc điểm lĩnh vực pháp luật.

IV. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh.

- Làm cán bộ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp;

- Làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ có hoạt động về ngành pháp lý.

V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Có thể học thêm ngành đại học thứ 2 những ngành có cùng các môn xét tuyển như: Quản lý nhà nước, Chính trị học, Báo chí, Công tác xã hội, Ngôn ngữ anh, kinh tế, ngoại thương, Du lịch...

- Học nâng cao trình độ sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các CTĐT và tài liệu đã tham khảo, đối sánh để rà soát, điều chỉnh, xây dựng CĐR của chương trình đào tạo Đại học ngành luật, gồm:

1. Chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Trường Đại học Vinh

- Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Trường Đại học Hồng Đức.

- Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Trường Đại học Huế.

2. Tài liệu tham khảo

- Công văn số 2196/BGDĐT- GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo.

- Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Quyết định số 1330/QĐ-ĐVTDT ngày 01/11/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về việc ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Nguồn tin: Phòng Quản lý Đào tạo
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH ĐỒ HỌA (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THANH NHẠC (02/08/22)
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN (02/08/22)
Hôm nay 25196
Hôm qua 38362
Tuần này 155683
Tháng này 676573
Tất cả 45959766
Browser   (Today) Chi tiết >>
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng 
Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa         Điện thoại: +(84) 2373 953 388    +(84) 2373 857 421
Email: dvtdt@dvtdt.edu.vn - Website: http://www.dvtdt.edu.vn