Tìm kiếm
 Liên kết Website
Tuyển sinh
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI – TƯƠNG LAI RỘNG MỞ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ÂM NHẠC

    1. Trong mọi thời đại, mục đích của giáo dục là góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người, bao gồm “đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện luôn được đặt ra, trong đó có giáo dục nghệ thuật được xem như phương tiện hữu hiệu trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

     Ngành Sư phạm Âm nhạc (thuộc khoa Sư phạm Nghệ thuật) là một trong những ngành học truyền thống của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, ngành Sư phạm Âm nhạc đã đào tạo, bồi dưỡng hàng nghìn sinh viên trong và ngoài tỉnh; là địa chỉ tin cậy, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc cho các bậc học phổ thông, các cán bộ văn hóa nghệ thuật, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực âm nhạc, các nhạc sĩ, ca sĩ...

     2. Giảng viên giảng dạy ngành Sư phạm Âm nhạc là GS, PGS, TS, ThS và các NSND, NSUT có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; được đào tạo chuyên sâu tại các học viện, các trường đại học trong nước và nước ngoài... Trong nhiều năm qua, ngành Sư phạm Âm nhạc đã hợp tác với các cơ sở đào tạo khác như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Kết hợp với các cơ sở đào tạo tại các tỉnh: Bạc Liêu, Quảng Nam, Ninh Bình, Hưng Yên… mở các lớp Đại học Sư phạm Âm nhạc hệ chính quy và VLVH.

     3. Ngoài hệ thống giảng đường với trang thiết bị đồng bộ, cơ bản, hiện đại, ngành Sư phạm Âm nhạc hiện có 16 phòng học lý thuyết, 12 phòng học thực hành (Múa, Thanh nhạc, Nhạc cụ…) và 01 nhà biểu diễn quy mô 500 khán giả. Ngoài ra, Trung tâm Thông tin - Thư viện có hàng nghìn đầu sách giáo trình, học liệu về âm nhạc đa dạng, phong phú.

     4. Học ngành Sư phạm Âm nhạc, sinh viên có cơ hội đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất; được tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật phục vụ xã hội, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh; có điều kiện thực tập biểu diễn tại các tụ điểm ca nhạc, đoàn nghệ thuật, nhà hát, trên sóng phát thanh truyền hình Thanh Hóa. Tham gia các cuộc thi mang tính chuyên nghiệp cao ở cấp tỉnh, cấp quốc gia...

     5. Chương trình Giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa thông qua đã mở ra cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên sư phạm âm nhạc trong những năm tới. Vì thế, nếu các em học sinh có đam mê ngành sư phạm âm nhạc cần có những định hướng ngay từ bây giờ để có thể thi, xét tuyển thì sau này sẽ dễ dàng tìm kiếm được một việc làm thích hợp cho riêng mình.

     Thực tế hiện nay, môn Âm nhạc ở cấp Trung học phổ thông là môn học hoàn toàn mới, lần đầu được đưa vào giảng dạy ở các cấp học này. Tuy môn Âm nhạc ở cấp Trung học phổ thông là môn lựa chọn nhưng hiện tại các trường này chưa hề có giáo viên. Vì thế, khi áp dụng chương trình mới thì bắt buộc các trường học phải tuyển dụng giáo viên mới. Trong khi, cả nước hiện có 2834 trường Trung học phổ thông, chỉ làm phép tính đơn giản, mỗi trường chỉ cần 1 giáo viên thì số lượng tuyển mới cũng đã có số lượng gần 3000 giáo viên.

     6. Sau khi ra trường, người học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:

     - Giảng dạy âm nhạc ở trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, nhà văn hóa và các trường Trung cấp chuyên nghiệp.

     - Làm tổng phụ trách Đội ở các trường Tiểu học, THCS.

    - Làm chuyên viên văn hóa văn nghệ ở các phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, phòng Văn hóa, trung tâm văn hóa...

    - Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.

     - Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc.

     7. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hệ thống tín chỉ, đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cập nhật thường xuyên và đặc biệt chú trọng kỹ năng chuyên môn đặc thù, nghiệp vụ sư phạm nhằm trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng chuyên sâu lĩnh vực Sư phạm Âm nhạc đáp ứng yêu cầu xã hội.

Thông tin chi tiết xin liên hệ

+ Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, số 561, đường Quang Trung, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa

+ Điện thoại CQ: 02373.713. 496

+ Điện thoại DĐ: 

0919.755.244 (Thầy Vi Minh Huy - Trưởng khoa Sư phạm Nghệ thuật)                         

0949.143.589  (Cô Trần Thu Hương - Giáo vụ khoa Sư phạm Nghệ thuật).

+ Website: http://www.dvtdt.edu.vn

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NGÀNH HỌC SƯ PHẠM ÂM NHẠC

Giờ thực tập sư phạm của sinh viên SPAN

Tiết mục của  sinh viên SPAN trong chương trình tọa đàm Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

Giờ học Phương pháp Dàn dựng Chương trình Ca – múa – Nhạc của sinh viên SPAN

Sinh viên SPAN tham gia tập luyện Chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ năm 2019”

 

Nguồn tin: Khoa Sư phạm Nghệ Thuật
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 SƯ PHẠM MỸ THUẬT – NGÀNH HỌC CHO NHỮNG SINH VIÊN YÊU NGHỆ THUẬT (08/08/19)
 THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2019-2020 - NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (07/08/19)
 QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH - NGÀNH HỌC HẤP DẪN CHO CÁC BẠN TRẺ NĂNG ĐỘNG (07/08/19)
 GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THANH NHẠC (07/08/19)
 NGÀNH DU LỊCH LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ? (07/08/19)
 QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH (MÃ NGÀNH: 7810103) (04/06/19)
 THÔNG BÁO THI TUYỂN NĂNG KHIẾU ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2019 (29/05/19)
 Hội nghị Tư vấn Tuyển sinh 2017 của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (10/04/17)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ĐỊA CHỈ TIN CẬY CHO THÍ SINH LỰA CHỌN ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH NĂM 2017 (05/04/17)
 Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2017 (13/03/17)
Hôm nay 2249
Hôm qua 35061
Tuần này 103926
Tháng này 621062
Tất cả 45163230
Browser   (Today) Chi tiết >>
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng 
Địa chỉ: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa         Điện thoại: +(84) 2373 953 388    +(84) 2373 857 421
Email: dvtdt@dvtdt.edu.vn - Website: http://www.dvtdt.edu.vn